Bài 2: Những “tấm vé phạt” gửi vào hư vô?
Bài 1: Sự hồn nhiên trở lại... |
Đó đây những việc phiền lòng
Sau nhiều tháng trời đóng cửa phòng, chống dịch, các rạp chiếu phim tại Hà Nội mở cửa trở lại mấy tháng nay và dần lấy lại được “phong độ” như trước kia. Thậm chí, có những ngày bãi đỗ xe tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia chật kín, mở rộng tít vào phía tầng hầm bên trong sân khiến người đến xem phải gửi xe xa không những cảm thấy phiền và thấy vui vì hoạt động tại nơi đây tấp nập trở lại.
Dẫn con đi xem phim ngày cuối tuần, trong lúc chờ đến suất chiếu phim của mình, chị Ngọc Nga (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cảm thấy không vui khi tình trạng các nam thanh nữ tú thân mật, thể hiện tình cảm quá đà tại nơi công cộng vẫn diễn ra trước mặt các cháu nhỏ.
“Đành rằng việc đưa nhau đi xem phim, cùng nhau thưởng thức một tác phẩm mới, trải qua những ngày cuối tuần bên nhau cũng thắt chặt tình cảm, giúp tình yêu thêm thăng hoa nhưng có nhất thiết cứ phải thể hiện chốn đông người như thế hay không? Không ít lần tôi phải khéo léo nhắc các con quay mặt đi hay dắt con đi chỗ khác để tránh cho các cháu khỏi tò mò, chú ý”, chị Nga cho biết.
![]() |
Hình ảnh không được đẹp mắt ở Trung tâm Chiếu phim quốc gia |
Chị Hồng Thắm thì bày tỏ nỗi bực dọc khi các ghế nghỉ xung quanh các phòng chiếu nhiều khi không còn chỗ trống bởi các nhóm bạn trẻ ngồi quá lâu, nói chuyện rất to, chửi bậy vô duyên làm con mình cứ dõi theo. Đấy là còn chưa kể muốn tìm chỗ ngồi chờ đến giờ xem cũng khó vì có đối tượng chiếm luôn ghế làm chỗ ngủ ngon lành, mặc kệ xung quanh ai nghĩ gì, khó chịu hay không.
Tại nhà thuốc khoa Khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai, hôm đó trời khá oi nóng. Theo quy trình, bệnh nhân hoặc người nhà sẽ đứng xếp hàng, đưa đơn thuốc cho nhân viên nhà thuốc sau đó nộp tiền và ra ghế ngồi chờ. Phải khoảng 10 - 30 phút tùy theo lượng đơn mà các cô nhân viên khác sẽ gọi đến ô nhận thuốc.
![]() |
Đôi nam nữ vô tư bày tỏ tình cảm chốn đông người |
Vậy mà, những người vừa nộp tiền xong đã ào ra đứng chắn hết tại ô nhận thuốc khiến cho những người chờ rất lâu trước đó khi được gọi tên phải vất vả mãi mới len được lên. Dù bị nhắc nhở nhiều lần nhưng những người này cứ nhất định “bám trụ” ở đấy với lý do “cho dễ nghe”, “lấy thuốc cho nhanh”, gây cản trở cả nhân viên y tế làm việc lẫn người nhà và người bệnh.
Đặc biệt, bất chấp trời nóng bức, trong bộ đồ áo chống nắng dày kín mít, một đôi trai gái cứ đứng giữa thanh thiên bạch nhật, chỗ đông người mà ôm ấp nhau… nhìn phát ngốt. Chưa kể, không chỉ kề vai sát cánh, châu đầu châu mỏ vào nhau, thỉnh thoảng hai người này còn dành cho nhau những cái hôn má tình tứ.
![]() |
“Biết là đi bệnh viện khám bệnh thì cần… động viên tinh thần rồi nhưng có cần phải “động viên” nhau một cách… kịch liệt như thế không”, chị Thái, một người chứng kiến cảnh đó từ đầu đến cuối bày tỏ nỗi bức xúc.
Cũng tương tự, hành động ôm ấp nhau của đôi trai gái trên tàu điện trên cao cũng khiến hành khách đi cùng trên khoang khó chịu, ghi lại để lấy đó làm bài học cho con, cháu mình. Hai người trẻ tuổi, tầm 18 - 22, đúng dáng “trai xinh gái đẹp” nhưng cô gái thì ngồi co cả chân lên ghế còn anh bạn trai thì lấy áo che chân cho người yêu. Rõ ràng, họ che được chỗ hở của chiếc váy nhưng không thể che được hành động không lịch sự, thiếu tôn trọng người khác của mình.
![]() |
Hành động không được đẹp mắt tại tàu điện trên cao |
Một vài đoạn đường trên cao đâu đã phải quá xa, quá mệt, quá lạnh đến nỗi họ không thể chịu đựng được? Chả lẽ, Hà Nội thiếu chỗ cho họ thể hiện tình cảm hay sao mà cứ phải vô tư như muốn nói với cả thiên hạ là “chúng tôi yêu nhau, chúng tôi sở hữu nhau” như đôi trẻ này?
Chị Thanh Hương (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì kể về việc mình đã “rùng cả mình” khi chuẩn bị ngồi xuống một chiếc ghế trong khu công cộng rồi lại phải đứng phắt dậy. Chình ình trên mặt ghế là một chiếc hột mận ai đó gặm nham nhở rồi vứt lại kèm theo một mảnh giấy (chắc là gói xôi hoặc đồ ăn) đã được tỉ mỉ gấp nhỏ lại nhét vào khe ghế.
![]() |
Hạt mận "vô duyên" nói lên ý thức của người vừa ăn nó |
Chị Hương bực dọc cho biết: “Giá như cái mảnh giấy kia họ dùng để gói chiếc hột mận thì trông đỡ ghê biết bao nhiêu. Tôi thấy thùng rác rất gần chỗ đó, có thời gian gấp gọn giấy mà họ không nỡ lòng nào đứng lên vứt sau khi ăn. Dịch bệnh vẫn còn chưa qua hết, rác thải thực phẩm để thế này vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ. Chỉ có thể là do ý thức quá kém mà thôi”.
Nhắc cứ nhắc, thích thì làm
Đó là tình trạng diễn ra nhiều lần ở một con ngõ nhỏ trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội. Một chiếc ô tô của khách nhà nào trong xóm cứ “nhè” đúng chỗ trước cửa của chị nhà T để đỗ. Không biết bao lần loay hoay toát mồ hôi mãi mới lách được vào nhà, chị T liên tục dán giấy với các nội dung: “Nhà thường xuyên có người ra vào, vui lòng không đỗ xe trước cửa” mà vẫn không thay đổi.
![]() |
Lời nhắn nhủ của chủ nhà |
Những lần sau, chị dán giấy nhắn với “cấp độ” tăng lên: “Có tiền mua xe nên mua thêm cả ý thức”. Vẫn chẳng ăn thua, chiếc xe đó chỉ đỗ trước cửa nhà chị, bất chấp. Không những đỗ vài phút, vài tiếng, nhiều lần vị khách này còn để xe ở đó nguyên cả đêm khiến việc đi, về của chị T vô cùng khó khăn.
![]() |
Chủ xe không một dòng để lại số điện thoại để liên hệ, chị T đã phải đi gõ cửa khắp xóm vẫn không tìm ra “thủ phạm”, cuối cùng chỉ biết cay đắng nghẹn ngào hết lần này đến lần khác dán cả giấy lên chiếc xe của chủ nhân gan lì kia như một “tấm vé phạt” đánh vào ý thức và nhắc nhở sự tự giác nhưng cũng coi như “gửi vào gió” mà thôi.
![]() |
Cũng tại một con ngõ của quận Hoàng Mai, chắc hẳn chủ nhân của ngôi nhà có hàng xóm “tặng” quá nhiều rác nên đã viết những lời “dài như sớ” hy vọng lay động lương tâm, trách nhiệm và cả ý thức của người xung quanh nhưng xem ra cũng chỉ là ai viết người nấy đọc mà thôi. Rác vẫn chất chồng chất đống mặc kệ những dòng “tâm thư” trơ gan cùng tuế nguyệt.
![]() |
Lời "tâm tình" dài mà có ai thấu hiểu? |
![]() |
Chắc hẳn, với mỗi người có ý thức, việc đọc được những dòng này, nhìn những hình ảnh này, trong lòng chúng ta sẽ cảm thấy nhói lên. Đó đây vẫn còn những việc phiền lòng. Trong cuộc sống, nếu chỉ là sơ ý trong một vài hoàn cảnh thì còn có thể chấp nhận được nhưng việc lặp đi lặp lại như một thói quen, một sự bất chấp thái độ, sự nhắc nhở của người khác thì lại là chuyện không nhỏ nữa.
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
