Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa
Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản |
Bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Ba Đình có lợi thế di sản văn hóa dồi dào, phong phú với 74 di tích lịch sử văn hoá và cách mạng kháng chiến, nổi tiếng như: Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, khu di tích đặc biệt Phủ Chủ tịch, Cột cờ Hà Nội, chùa Một Cột… hai di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, đền Quán Thánh nằm trong hệ thống di tích “Thăng Long Tứ trấn”; gắn với việc ra đời của kinh đô Thăng Long thời nhà Lý.
Quận ủy Ba Đình xác định quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững; bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, giữa bảo tồn, phát huy di sản với phát triển kinh tế - xã hội.
![]() |
Quận Ba Đình tích cực gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản văn hóa |
Quận ủy, UBND quận Ba Đình đã xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch để tổ chức thực hiện. Trong đó nổi bật là xây dựng và triển khai 5 đề án về bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, di sản văn hóa, phát triển du lịch trên địa bàn quận đồng thời ưu tiên nguồn lực để tổ chức thực hiện.
Hiện nay tiếp tục định hướng, xây dựng 2 đề án bảo tồn các không gian văn hóa lịch sử đặc trưng của quận: Đề án phát huy giá trị văn hóa lịch sử nghệ thuật tại Đình Tây Luông, công viên Núi Cung gắn với lịch sử về anh hùng dân tộc Việt quốc công Thái uý Lý Thường Kiệt.
Quận đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về di tích, chỉ đạo kiện toàn các ban quản lý di tích, tiểu ban quản lý di tích, xây dựng quy chế quản lý và hoạt động, rà soát kiểm kê cổ vật, hiện vật.
![]() |
Quận Ba Đình đã cơ bản hoàn thành dự án số hoá đồng bộ, toàn diện các di tích lịch sử văn hóa với 5 nội dung gồm số hóa hồ sơ di tích, kiến trúc cảnh quan, hiện vật, cổ vật, văn bia Hán Nôm và đặc biệt là số hoá các di sản văn hoá phi vật thể phục vụ công tác quản lý. Quận cũng đã đầu tư, tu bổ, tôn tạo 31/31 di tích với tổng đầu tư là 700 tỷ đồng.
Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo UBND quận thực hiện việc khôi phục 7 lễ hội truyền thống tại các di tích thuộc quận quản lý, đồng thời đề xuất danh nghĩa tổ chức là Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ quận để nâng tầm giá trị của lễ hội, qua đó giáo dục về lịch sử truyền thống, gắn kết và nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân.
Các lễ hội được tổ chức trang trọng, thực hiện đầy đủ nghi lễ truyền thống, đảm bảo tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống tại Quyết định 2068 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Tiêu biểu như lễ hội Tế khai sắc - rước khai xuân tại đền Voi Phục, lễ hội tại Đền Quán Thánh, lễ hội 980 năm Thập Tam Trại, kỷ niệm 1005 năm Ngày sinh Thái ủy Lý Thường Kiệt, lễ hội kỷ niệm ngày sinh của Thượng đẳng Phúc Thần, Huyền Thiên Hắc Đế tại đền Núi Sưa…
Qua các lễ hội đã giới thiệu, quảng bá lịch sử, truyền thống, nét đẹp văn hóa của vùng đất Ba Đình, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia, thúc đẩy phát triển du lịch của quận.
![]() |
Nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025, Ban Quản lý (BQL) di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh đã xây dựng trang fanpage “Đền Quán Thánh” với định vị thương hiệu “Tứ trấn linh thiêng - Vẻ đẹp trường tồn”; ra mắt bộ nhận diện của đền.
BQL di tích cũng đã có nhiều hoạt động phát huy giá trị di tích, điểm du lịch như: Trưng bày 25 bức tranh chữ thư pháp ca ngợi công ơn Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ; bài trí không gian trưng bày không gian Tết xưa; không gian sỹ tử lều chõng đi thi; không gian thư pháp tái hiện nét đẹp xin chữ đầu năm; không gian trưng bày và trải nghiệm cùng cổ phục như áo Nhật bình, Tứ thân, Ngũ thân…
Đặc biệt, BQL di tích đã cho ra mắt sản phẩm quà tặng văn hóa có tên gọi “Trấn Vũ Quán Khánh”, sản phẩm được lấy ý tưởng từ chiếc khánh cổ được đúc vào năm 1677 dưới thời Lê Trung Hưng.
Sản phẩm Trấn Vũ Quán Khánh nói riêng và các hoạt động phát huy giá trị di tích tại đền Quán Thánh nói chung đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của Nhân dân và du khách trong, ngoài nước.
Nâng cấp các thiết chế văn hóa
Trong những năm qua, Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo UBND quận Ba Đình đầu tư vận hành hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao không ngừng được đầu tư xây dựng, bổ sung trang thiết bị chuyên dụng và phát huy hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân.
![]() |
Bến hoa Phúc Xá mang đến hình ảnh Hà Nội đẹp nên thơ bên dòng sông Hồng |
Hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đã tác động tích cực, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp Nhân dân, đồng thời gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa; tạo nền tảng vững chắc giữ gìn an ninh trật tự, ổn định xã hội, để phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ngay từ cơ sở.
Quận tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Nhân rộng các mô hình Gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, như: Mô hình “Tổ dân phố văn hóa 5 không”, "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch".l, tạo môi trường văn hóa trong cộng đồng dân cư, trong cơ quan, đơn vị. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng người Ba Đình, Hà Nội thanh lịch - văn minh.
![]() |
Phở cuốn Ngũ Xã - món ăn nổi tiếng |
UBND quận tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, vườn hoa cây xanh, tạo cảnh quan môi trường, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Kết hợp phát triển du lịch với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của quận. Tập trung phát triển khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc Ngũ Xã, xây dựng 6 “bảo tàng về ẩm thực” thời bao cấp, hoàn thiện các sản phẩm du lịch như: Tuyến tàu điện số 6, ẩm thực phở sáng tạo.
Quận khai trương và đưa tuyến phố Phạm Huy Thông, tuyến phố kinh doanh dịch vụ của quận vào hoạt động gắn với lịch sử của Giảng Võ trường, là trường võ bị Quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa.
![]() |
Quận cũng đã tổ chức thành công dự án “Bến hoa Phúc Xá” bằng nguồn xã hội hóa để cải thiện môi trường sống, khai thác giá trị của bãi nổi ven sông Hồng và cây cầu Long Biên lịch sử trong hoạt động hưởng ứng tuần lễ thiết kế sáng tạo của thành phố năm 2024 với hàng vạn lượt du khách tham quan, trải nghiệm tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh trong những tháng cuối năm 2024.
Năm 2024, quận Ba Đình đã hoàn thành công nhận 3 điểm du lịch đầu tiên gồm: Di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh, đền Voi Phục và Đảo Ngọc - Trúc Bạch. Hoàn thành công nhận 2 nghề truyền thống là đúc đồng Ngũ Xã và bánh cốm Hàng Than.
Có thể nói, việc gắn kết, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận; nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao tiêu biểu, các chương trình biểu diễn nghệ thuật đã và đang tiếp tục có những đóng góp đáng ghi nhận cho việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và thiết thực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quận Ba Đình.
Tin liên quan
Đọc thêm

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống
