Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa
Thêm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội chùa Tây Phương Giới trẻ "quốc tế hóa" di sản Việt trên nền tảng số Lễ hội dân gian trở thành di sản văn hóa quốc gia |
Những hoạt động này được triển khai tích cực, hiệu quả, với mong muốn đưa di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành điểm đến hàng đầu của cả nước về phát triển du lịch thông minh; quảng bá giá trị di tích hướng đến phát triển bền vững trong khai thác và phát huy giá trị di tích; thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế ; đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám từng bước trở thành không gian sáng tạo của thành phố, trên cơ sở các giá trị của di tích, phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hoá.
Không gian sáng tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại
Theo đồng chí Lê Xuân Kiêu: Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giai đoạn 2021 - 2025” xác định nhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô với tầm nhìn rộng mở.
Điều này nhằm bắt nhịp xu thế thời đại; không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng văn hóa, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa; thực hiện cam kết của thành phố với UNESCO trong việc xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố Sáng tạo”.
![]() |
Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
Những chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời là động lực mạnh mẽ đối với các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, trong đó có Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám để chủ động, tích cực đổi mới, tìm ra những giải pháp phù hợp đáp ứng được những đòi hỏi có tính chất cấp thiết và lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô nói chung và công tác phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng.
Chính vì thế, Trung tâm đã chủ động, sáng tạo, bằng nhiều sáng kiến cũng như nỗ lực từng bước đa dạng các hoạt động văn hóa, đưa di tích trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, không gian sáng tạo của thành phố Hà Nội.
Trước hết, là một trung tâm hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học của Thủ đô Hà Nội, nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để phát huy giá trị của di tích.
![]() |
Là nơi gắn với giá trị hiếu học, tôn sư trọng đạo tôn trọng nhân tài, hàng năm Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón hàng nghìn các đoàn học sinh, sinh viên của các trường trên địa bàn Hà Nội và nhiều địa phương khác đến tham quan, làm lễ dâng hương.
Trung tâm đã tổ chức hoạt động khuyến học ngày càng đi vào nề nếp, đặc biệt là thành công bước đầu của chương trình giáo dục di sản, giúp các em học sinh, sinh viên nhận thức được những giá trị tốt đẹp của Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng, của truyền thống văn hóa dân tộc nói chung, từ đó hình thành nên thái độ đúng đắn, lòng yêu mến di sản văn hóa dân tộc, động lực mạnh mẽ để cho thế hệ trẻ sáng tạo, đồng hành trong kỷ nguyên của hội nhập và toàn cầu hóa.
Các hoạt động văn hoá nghệ thuật mang tính thường niên như "Hội Chữ Xuân" vào dịp Tết Nguyên đán; sự kiện văn hoá "Nơi tôi sinh ra", "Quà tặng của nhân gian" đã đem lại sức sống cho di tích, du khách không chỉ được biết đến các giá trị vật thể của di tích mà còn được thưởng thức các hoạt động văn hoá, các giá trị văn hoá tinh thần rất hấp dẫn, thú vị khi vào tham quan di tích.
Các hoạt động khoa học như hội thảo, tọa đàm về lịch sử khoa bảng, các danh nhân, về Văn Miếu - Quốc Tử Giám được tổ chức thường xuyên đã tập hợp được đông đảo các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học uy tín của Trung ương và Hà Nội tham gia, cung cấp cơ sở khoa học cho các hoạt động của Trung tâm, đặc biệt là công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích.
![]() |
Hoạt động triển lãm tại Văn Miếu |
Trong khi đó, các trưng bày, triển lãm được tổ chức trong thời gian qua đã thực sự tạo nên sự thay đổi lớn trong công tác phát huy giá trị của di tích, hiệu ứng truyền thông và đặc biệt là sự quan tâm, thích thú của khách tham quan di tích. Đó là trưng bày về danh nhân Chu Văn An, Quốc Tử Giám - trường Quốc học đầu tiên, Khởi nguồn đạo học, Dấu xưa văn hiến, Văn Miếu trong sự hồi sinh của di sản Hà Nội, Đối thoại giữa Graffiti và Thư pháp, Bia đá kể chuyện...
Đặc biệt, từ năm 2021 cho đến năm 2024, Trung tâm đã tổ chức 60 cuộc triển lãm, trưng bày tại di tích, tại nhiều địa phương trong cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau và ở nước ngoài như Pháp.
Các cuộc trưng bày, triển lãm do Trung tâm tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện, chất lượng ngày càng được cải thiện, có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuẩn bị nội dung, thiết kế và tổ chức thi công tạo ra những sản phẩm trưng bày chất lượng, hấp dẫn thu hút công chúng, khách tham quan.
![]() |
Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là "điểm hẹn" cho các không gian sáng tạo. Năm 2021, Tuần lễ Thiết kế Việt Nam (Vietnam Design Week/VNDW), chương trình tôn vinh các sản phẩm và nhà thiết kế xuất sắc của Việt Nam được tổ chức tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Các sản phẩm sáng tạo của Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2021 được trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã truyền cảm hứng đến công chúng những giá trị về lịch sử, nguồn cội như tinh thần của chủ đề cuộc thi “Đánh thức truyền thống”.
Các trưng bày, triển lãm được tổ chức trong thời gian qua đã thực sự tạo nên sự thay đổi lớn trong công tác phát huy giá trị của di tích, hiệu ứng truyền thông và đặc biệt là sự quan tâm, thích thú của khách tham quan di tích.
Cuộc thi “Ký họa Văn Miếu - Quốc Tử Giám” năm 2021, cuộc thi vẽ tranh "Tiếng vang lịch sử năm 2024" tạo cơ hội để các họa sĩ trẻ, sinh viên các trường thuộc khối mỹ thuật, kiến trúc cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài qua các tác phẩm về các công trình kiến trúc, hiện vật, cảnh quan… của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Các cuộc thi đã tạo ra “sân chơi” mỹ thuật bổ ích và ý nghĩa, nơi các họa sĩ và những người trẻ được bay bổng trí tưởng tượng, thỏa sức sáng tạo, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình đối với di sản gần một nghìn năm tuổi mà ông cha đã để lại.
Ứng dụng công nghệ và phát triển các sản phẩm dịch vụ văn hóa
Đồng chí Lê Xuân Kiêu tự hào cho biết những năm qua, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã từng bước đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng một cách hiệu quả các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để hướng tới một hệ sinh thái hoàn thiện hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động phát huy giá trị của Di tích.
![]() |
Sản phẩm lưu niệm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút đông đảo du khách |
Cụ thể, Trung tâm đã triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin “Xây dựng Cơ sở dữ liệu số 3D di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh” nhằm kết hợp kỹ thuật công nghệ 4.0 (công nghệ tương tác, số hóa 3D, công nghệ sách điện tử, công nghệ AR/VR, công nghệ mô phỏng phục dựng 3D…) và nghiên cứu lịch sử, văn hóa.
Hoạt động này có mục đích hướng đến những sản phẩm văn hóa có chất lượng cao phục vụ công tác nghiên cứu, phổ biến và quảng bá giá trị di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến mọi tầng lớp Nhân dân trong và ngoài nước, phù hợp với cách tiếp cận, hưởng thụ của công chúng trong nền công nghiệp 4.0.
Việc số hóa di tích, tài liệu, và sản phẩm văn hóa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám giúp bảo tồn và mang đến cho du khách những trải nghiệm mới. Hệ thống thông tin về di tích được thể hiện qua Qr, các kiot thông tin, màn hình… đã tạo cho du khách sự thích thú, cung cấp những thông tin cơ bản, hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển cũng như các giá trị của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
![]() |
Tủ sách điện tử Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm 10 cuốn sách multimedia 3D, 20 cuốn sách tranh minh họa và một số sách khác có thể sử dụng được trên tất cả các thiết bị mà không phải cài đặt bất cứ phần mềm nào. Điều này vô cùng tiện lợi cho những người cao tuổi, trẻ em hoặc những người không có kỹ năng tự cài đặt các phần mềm của máy tính, điện thoại vẫn có thể tự mở và thưởng thức bộ sách.
Những sản phẩm và hoạt động này đã góp phần quan trọng đáp ứng tốt nhu cầu của khách tham quan, thực hiện hoạt động giáo dục di sản tại di tích có hiệu quả, làm cho di tích trở thành điểm đến hấp dẫn hơn, thu hút ngày càng nhiều khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu. Qua đó, từng bước đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, không gian sáng tạo của Thủ đô Hà Nội, là nơi giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước.
Điểm nổi bật đáng lưu ý là Trung tâm đã cụ thể hóa triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, hưởng ứng Hà Nội tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO bằng cách nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các sản phẩm lưu niệm đặc trưng tại di tích.
![]() |
Trung tâm đã phối hợp với các nhà thiết kế, các nghệ nhân nghiên cứu, thiết kế, sản xuất sản phẩm lưu niệm đặc trưng của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám với các mục tiêu: Thể hiện được các giá trị của di tích: Những hình ảnh, hoa văn hoặc hoạ tiết gắn liền với Văn Miếu - Quốc Tử Giám (danh nhân, công trình di tích, linh vật, hoạ tiết, truyền thống Nho học…).
Các đồ lưu niệm phải sử dụng được các sản phẩm của các làng nghề truyền thống của Hà Nội, đồng thời ưu tiên phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất trong nước đồng thời gắn liền với công năng sử dụng, gắn với công nghệ trong khi dó vật liệu sản xuất thân thiện với môi trường và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách tham quan.
Với không gian bán sản phẩm lưu niệm của Trung tâm tổ chức đã tạo nên hình ảnh thân thiện với khách tham quan, các sản phẩm được chọn lựa kỹ càng, mang giá trị của di tích, thu hút khách tham quan và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Ngoài việc đem lại nguồn thu, việc làm, các sản phẩm lưu niệm cũng góp phần quảng bá giá trị của di tích đối với khách tham quan.
![]() |
Trải nghiệm Văn Miếu lung linh về đêm |
Một điểm khiến Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở nên lung linh, thu hút và phát huy giá trị trong lòng thành phố sôi động, đó chính là từ cuối năm 2023, Trung tâm tổ chức chương trình trải nghiệm về đêm tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trên nền tảng ứng dụng công nghệ.
Trên nền tảng công nghệ mới nhất, xây dựng chương trình thực cảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang lại nhiều giá trị to lớn. Việc tái hiện lại câu chuyện về lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng ngôn ngữ nghệ thuật, ánh sáng, âm nhạc, kỹ xảo cùng hiệu ứng sinh động, hấp dẫn.
Đây là sự kết hợp của yếu tố văn hóa truyền thống và có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại vào các ngày cuối tuần, mang lại một trải nghiệm không thể quên dành cho du khách khi đến Hà Nội.
Trong đó, không gian từ cổng chính đến khu Bái đường được trang trí ánh sáng nghệ thuật.
Khu vực vườn có biểu diễn sân khấu thực cảnh với chủ đề Hành trình đạo học, trải nghiệm các sinh hoạt của trường Quốc Tử Giám kết hợp với trải nghiệm công nghệ thông quan kính thực tế ảo. Ứng dụng các công nghệ hiện đại như: Chiếu 3D, thực tế ảo AR/VR, 3D Hologram. Tương tác thông minh Al, Video Wall...
![]() |
Khu vực sân Thái học sử dụng ánh sáng, nghệ thuật bằng 3D Mapping để khách tham quan trải nghiệm những giá trị của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Hiện nay, Trung tâm đang tích cực hoàn thiện, cải tiến nội dung, vận hành chương trình để chính thức đi vào hoạt động với hình thức là một dịch vụ công không sử dụng ngân sách nhà nước.
Với những hoạt động nêu trên, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thực sự có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thích ứng với cơ chế tự chủ, nhanh chóng vượt qua khó khăn do đại địch COVID-19. Di tích trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút hàng triệu lượt khách tham quan, học tập mỗi năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tự chủ chi thường xuyên, một phần chi đầu tư cho tôn tạo, tu bổ các hạng mục của di tích.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân

Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng

"Xuân quê hương" tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam

Nghệ thuật Lân, sư, rồng trở thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội dân gian trở thành di sản văn hóa quốc gia

Hai di tích tại quận Long Biên được xếp hạng cấp thành phố

Ca khúc "Bài ca trên sóng cả" đoạt giải A với thanh âm dạt dào từ trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc

Chương trình nghệ thuật "Đảng trong mùa xuân đại thắng": Những xúc cảm chạm tới trái tim

Không gian nghệ thuật 39 tác phẩm "Đà Nẵng gấm hoa”
