Thêm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội chùa Tây Phương
Hà Nội: Thêm một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia |
Theo UBND huyện Thạch Thất, sự kiện được tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, giới thiệu các giá trị di sản độc đáo của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương; góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của địa phương; từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, sự kiện nhằm từng bước nâng cao nhận thức cho các thế hệ người dân cùng tri ân, ghi nhận công đức các thế hệ cha ông đã tạo ra giá trị di sản to lớn, độc đáo đang hiện hữu tại di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương; góp phần định hướng cho thế hệ trẻ đóng góp vào việc bảo tồn các truyền thống lịch sử văn hóa tốt đẹp của quê hương Thạch Thất; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tiềm năng, phát huy điểm đến du lịch trên địa bàn theo Nghị quyết 09/NQ-TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy về “Phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, huyện Thạch Thất đang tích cực tuyên truyền hướng dẫn, thực hiện hiệu quả các Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng trong không gian lễ hội; bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hạng mục kiến trúc, cổ vật, hiện vật; không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái của di tích,.
Bên cạnh đó, huyện đã lên phương án đảm bảo tốt các phương án giữ gìn vệ sinh công cộng, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự; bố trí các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh.
Theo kế hoạch, Lễ đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội chùa Tây Phương; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận bảo vật quốc gia (2015 - 2025) và khai hội Chùa Tây Phương sẽ diễn ra từ 2-4/4 tại chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất.
Tại đây, du khách được trải nghiệm, tham gia nhiều hoạt động lý thú, hấp dẫn như biểu diễn múa rối nước; các trò chơi dân gian: Cây đu, đi cà kheo, ném còn; biểu diễn cồng chiêng, vật dân tộc…
![]() |
Lễ hội chùa Tây Phương thu hút hàng vạn lượt khách thăm quan, chiêm bái hàng năm. |
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc tự, chùa Tây) tọa lạc trên núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Lịch sử hình thành chùa Tây Phương diễn ra cùng với quá trình phát triển Phật giáo của dân tộc.
Những tấm bia đá, minh văn, hoành phi câu đối và những truyền thuyết dân gian là phương tiện truyền tải giá trị lịch sử đặc sắc đó, thể hiện tinh thần độc lập dân tộc, bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Với giá trị đặc biệt của di tích, di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Tây Phương đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.
Hàng năm, Lễ hội chùa Tây Phương thu hút hàng vạn lượt khách thăm quan, chiêm bái. Chính hội chùa Tây Phương vào ngày 6/3 Âm lịch nhưng được diễn ra nhiều ngày trước đó với nhiều sinh hoạt văn hóa mang đậm chất xứ Đoài, đó là kéo co, đánh cờ, vật, chọi gà, rối nước, hát xứ Đoài… cùng với nghi thức cúng Phật trang nghiêm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII

Người dân đồng tình ủng hộ việc phát triển thương mại và văn hóa

Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

Cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô “cất cánh”

Hội Tiên La tôn vinh công lao nữ tướng thời Hai Bà Trưng

"Xuân quê hương" tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam
