Hà Nội: Thêm một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Du khách tấp nập về vãn cảnh chùa Tây Phương Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2023 diễn ra trong 10 ngày Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại lễ hội chùa Tây Phương 2023 |
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc tự, chùa Tây) tọa lạc trên núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Theo một số nhà nghiên cứu, năm Giáp Dần (1554) đời Mạc Phúc Nguyên (1547 - 1561) niên hiệu Quang Bảo năm thứ nhất, chùa Tây Phương đã được làm quy mô như ngày nay. Năm Canh Tý (1660), chúa Trịnh Tạc (1657 - 1682) cho tu sửa chùa và làm Tam quan. Vào thời vua Lê Huy Tông, Uy vương Trịnh Giang cũng tu sửa chùa và tạc thêm tượng Phật tại chùa.
Lịch sử hình thành chùa Tây Phương diễn ra cùng với quá trình phát triển Phật giáo của dân tộc. Những tấm bia đá, minh văn, hoành phi câu đối và những truyền thuyết dân gian là phương tiện truyền tải giá trị lịch sử đặc sắc đó, thể hiện tinh thần độc lập dân tộc, bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Với giá trị đặc biệt của di tích, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014).
![]() |
Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. |
Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng ký Quyết định số 190/QĐ-TTg ngày 22/2/2024 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Mùa lễ hội hàng năm tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương diễn ra từ đầu xuân năm mới. Chính hội là ngày 6/3 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch với câu ca lưu truyền trong vùng:
"Tây Phương phong cảnh hữu tình
Rủ nhau trẩy hội có mình có ta
Nhớ ngày Mùng 6 tháng 3
Ăn cơm với cà trẩy hội chùa Tây"
![]() |
Lễ hội chùa Tây Phương có nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc. |
Lễ hội chùa Tây Phương là một hoạt động văn hóa, tín ngưỡng với nghi lễ tế cáo trời đất, nghi thức cúng Phật truyền thống và những trò chơi dân gian... đã tạo nên những giá trị độc đáo và đặc sắc.
Lễ hội này trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia chính là cơ hội để người dân địa phương phát huy giá trị lịch sử của di tích chùa Tây Phương, đồng thời, giữ gìn được bản sắc văn hóa của vùng quê Thạch Thất.
Huyện Thạch Thất hiện có 209 di tích lịch sử – văn hóa (gồm đình, chùa, đền, quán, miếu, văn chỉ…), trong đó có 34 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (tiêu biểu như chùa Tây Phương – Di tích quốc gia đặc biệt, Nhà lưu niệm Bác Hồ – Di tích lịch sử cấp quốc gia), có 66 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Trên địa bàn huyện đang bảo tồn 92 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 27 lễ hội, 13 loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, 15 nghề thủ công, 22 tri thức dân gian, 13 tập quán xã hội và 2 ngữ văn dân gian; 18 di sản được ưu tiên bảo vệ. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội
