Du khách tấp nập về vãn cảnh chùa Tây Phương
|
|
Du khách về vãn cảnh chùa Tây Phương ngày một đông.
Chùa Tây Phương có tên chữ là Sùng Phúc tự, nằm trên ngọn núi Câu Lậu thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (Hà Nội).
Chùa Tây Phương nổi tiếng du khách gần xa với hệ thống tượng Phật độc đáo, đặc biệt là bộ tượng La Hán đã được công nhận Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn là Bảo vật quốc gia.
Năm 1960 khi đến thăm chùa Tây Phương nhà thơ Huy Cận đã đưa những bức tượng này vào bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”: “Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau/ Quay theo tám hướng hỏi trời sâu/ Một câu hỏi lớn. Không lời đáp/ Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...”
Bên cạnh đó, hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu chạm khắc công phu, tinh xảo tạo nên nét độc đáo của chùa Tây Phương. Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son, thếp vàng.
Đây là ngôi chùa cổ mà theo đánh giá của KTS Nguyễn Cao Luyện là có kiến trúc nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Chùa Tây Phương cũng đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian và biết bao biến cố lịch sử, chùa Tây Phương ngày nay có kiến trúc độc đáo với 3 toà xếp thành hình chữ Tam: chùa Thượng (thờ các vị La Hán), chùa Trung (thờ Phật Tuyết Sơn), chùa Hạ (thờ bát bộ Kim Cương).
Nhưng một trong những nét độc đáo của chùa Tây Phương là nằm trên ngộn đồi cao, phóng tầm mắt ra xung quanh là ruộng đồng xanh mướt.
Để có thể bước chân vào lễ Phật, du khách còn phải chinh phục 239 bậc đá ong cổ. Bước qua khoảng sân, là vào chùa Hạ đại diện của chữ Nhân, tiếp đến là chùa Trung - chữ Thiên, chùa Thượng - chữ Địa.
Từ sáng mùng 1 Tết đến nay, mỗi ngày chùa Tây Phương đón hàng ngàn lượt khách thập phương trẩy hội. Trước đó, đêm 30 Tết chùa Tây Phương cũng rất đông người dân sống ở mấy thôn xã xung quanh đến dâng hương lễ Phật…
Theo ghi nhận của PV, ngay từ sáng sớm ngày Chủ nhật (6/2, tức mùng 9 Tết), du khách thập phương từ các tỉnh đã về trẩy hội chùa Tây Phương.
Chính hội chùa Tây Phương diễn ra vào ngày 6/3 âm lịch.
Hơn 200 bậc đá ong dẫn lên chùa đã tấp nập bước chân du khách. Nhiều hàng quán bày bán những đặc sản địa phương dọc lối lên chùa. Đó là những chiếc quạt lá đề được đan khéo léo, có dòng chữ Kỷ niệm Chùa Tây Phương 2017. Hoặc những con chuồn chuồn tre màu sặc sỡ bắt mắt. Bên cạnh đó, đặc sản chè lam ngon nổi tiếng cũng được bày bán tại đây…
Theo một số tài liệu để lại thì chùa Tây Phương xây từ thế kỷ thứ 8, là ngôi chùa cổ thứ hai, sau chùa Dâu ở Bắc Ninh.
Từ đỉnh đồi Cậu Lậu, men theo những bậc đá ong cổ, chùa Thanh Am (nằm trong quần thể chùa Tây Phương) là một không gian tâm linh mới được khôi phục từ năm 1996. Ngày xưa nơi đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ, nhưng trải qua thời gian đã bị mất dấu.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình
