Tag
Đình Giang Cao - nơi kết nối cộng đồng với di sản văn hóa vùng gốm sứ

Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn

Người Hà Nội 03/07/2025 08:00
aa
TTTĐ - Trong hệ thống di sản phong phú của Hà Nội, đình Giang Cao có những thuận lợi để trở thành một điểm đến hấp dẫn, góp thêm ánh sáng cho văn hóa Thủ đô lấp lánh, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Bài 1: Niềm hân hoan trong kỷ nguyên mới Bài 2: Ngôi đình linh thiêng, cổ kính bên dòng sông Hồng

“Điểm hẹn” văn hóa thiêng liêng và đặc sắc

Với kiến trúc đặc sắc và lịch sử độc đáo, Đình Giang Cao không chỉ là điểm sinh hoạt văn hóa cố kết tinh thần cộng đồng thôn Giang Cao mà còn là “điểm hẹn” văn hóa thiêng liêng của người dân trong vùng.

Lễ hội truyền thống tại đình Giang Cao
Lễ hội truyền thống tại đình Giang Cao

Ông Nguyễn Văn Thời - thủ từ của đình Giang Cao cho biết lễ hội đình Giang Cao diễn ra trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng hai âm lịch. Vào những ngày này, không chỉ người làng mà du khách thập phương đổ về đông vui tấp nập.

Ngày đầu là rước tập ngơi đi quanh làng (không có bát hương của Ngài trong long đình) với mục đích cáo yết, thỉnh các Ngài về đình dự lễ hội tại đình. Ngày thứ hai sẽ có 5 chiếc thuyền ra giữa sông Hồng lấy nước về để thờ.

Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn
Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn
Các cụ cao niên xin nước ở sông Hồng về thờ

Khai hội xong thì đoàn rước nước sẽ đi vòng quanh làng, khi đến chùa Tiêu Dao thì bắt đầu xuống sông, ngược sông Hồng khi đến đoạn tiếp giáp với sông Đông Dư thì đoàn sẽ múc nước. Sau đó, đoàn tiếp tục di chuyển đến phần cuối tiếp giáp với làng Bát Tràng để múc tiếp nước rồi quay lại đình để kết thúc nghi thức này.

Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn

Tối ngày thứ hai sẽ có lễ rước các Ngài từ ngoài miếu về đình về làm lễ tế hội đồng vào lúc 9h tối. Sáng ngày thứ ba thì rước các Ngài hoàn cung, yên vị. Ngoài phần lễ tế chính thì sẽ có phần cúng tế của các các ban bệ, thôn làng, gia đình để xin thần hoàng và thành hoàng phù hộ độ trì cho cuộc sống ấm no.

Lễ rước tưng bừng
Lễ rước tưng bừng
Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn

Đoàn rước gồm rước cờ thần, kiệu nước, trống rền, đoàn dâng hương, đội sinh tiền, đội chấp kích, đội bát bửu, đội nhạc lễ, đội tề kiên, đội gươm cẩn, đội rước long đình, ban tế và thái ông lão bà trong làng, khách thập phương. Lễ hội được tổ chức với những nghi lễ trang nghiêm, thành kính.

Ngoài ra, tại lễ hội, Ban Tổ chức cũng bố trí các trò chơi giải trí như, bóng đá, đá cầu trinh, bóng bàn, bóng chuyền, bơi, cùng với đó là các trò chơi dân gian như bắt vịt, đập niêu, tổ tôm… Đình còn kết chạ, rước dải giao lưu và với các làng quanh vùng và ba làng bên kia sông Hồng.

Đây cũng là dịp để các gia đình sum họp, thắp nhang dâng lễ kính cẩn trước linh ngai, bài vị của Thành hoàng cầu cho quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà an lành, thịnh vượng.

Đây là ngày hội của dân làng
Đây là ngày hội của dân làng

Vào những ngày diễn ra lễ rước, gia đình nào cũng chuẩn bị mâm lễ xôi gà, hoa quả dâng lên thánh. Con cháu dù ở xa gần, bất cứ nơi đâu cũng tề tựu, sum họp đông đủ, đông vui tấp nập. Người làng ai ai cũng ghi nhớ ngày hội của quê cha đất tổ, coi đây là một dịp trọng đại không thể vắng mặt.

Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn

Lễ hội đình Giang Cao là tâm điểm chú ý của người dân trong vùng bởi ngôi đình vừa thiêng liêng vừa đậm dấu ấn văn hóa của Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đặc biệt màn kiệu quay tại lễ hội khiến người dân vô cùng sùng bái, hào hứng và chờ đợi.

Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn
Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn

Rước kiệu thánh là 8 thanh niên khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú được làng tuyển chọn kĩ lưỡng. Giữa những nhịp rước khoan thai, cỗ kiệu lớn thoắt tiến, thoắt lui, lúc quay tròn, lúc chạy vùn vụt trên đường rất linh hoạt và uyển chuyển. Từ đình kiệu di chuyển trên đường làng rồi ghé qua những địa điểm quan trọng như: Chùa, đài tưởng niệm liệt sĩ, trường học.

Màn kiệu quay thần bí thu hút sự chú ý của người dân
Màn kiệu quay thần bí thu hút sự chú ý của người dân
Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn

Trong tiếng nhạc lễ và tiếng reo hò của người xem, các chàng trai rước kiệu chao đảo, lên cao, xuống thấp liên tục như bay lượn tạo nên một không khí vô cùng hồ hởi, vui tươi. Các bậc cao niên trong Ban Quản lý đình và cả người dân chứng kiến đều ngạc nhiên khi kiệu quay như vậy nhưng bát hương trong long đình không hề xô lệch.

Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn

Chính bởi vậy, sự linh thiêng của ngôi đình càng được người dân kiểm chứng và luôn chờ đợi để được xem màn kiệu quay đặc sắc này.

Nơi hồn gốm sứ thăng hoa

Tại buổi lễ khai mạc lễ hội truyền thống thôn Giang Cao, mở đầu chương trình là lễ tôn vinh dành cho các nghệ nhân gốm sứ của làng, các nghệ nhân đạt giải tại các cuộc thi gốm sứ trong nước. Gốm tại Giang Cao không chỉ là nghề truyền thống mà còn được thăng hoa thành nghệ thuật đặc trưng, mang đến nguồn lực kinh tế cho cả vùng.

Làng gốm Giang Cao trước đây có tên gọi là Đông Sáng, sau đổi thành Đống Ca và đến thời nhà Nguyễn trước đời vua Ưng Xụy, niên hiệu Đồng Khánh (1885 -1888), được đổi thành Giang Cao.

Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn

Ngày xưa, người dân Giang Cao không mở xưởng gốm mà chỉ đi làm thuê cho bên Bát Tràng. Đến thời Pháp thuộc, có ông Phán Sồ, đã đỗ tú tài, mở một xưởng gốm có tên là Ngọc Quang. Đó là xưởng gốm đầu tiên của làng Giang Cao.

Từ xưởng gốm đầu tiên ấy, con cháu Giang Cao bắt đầu xây dựng những xưởng gốm của riêng mình. Đến nay, nghề gốm đã trở thành nghề truyền thống của cả làng.

So với lịch sử làm gốm của Kim Lan (hơn 800 năm) và làng Bát Tràng (hơn 700 năm), làng gốm Giang Cao có tuổi nghề còn khá trẻ nhưng theo thống kê của UBND xã Bát Tràng, thôn Giang Cao đóng góp hơn 50% tổng thu nhập của xã Bát Tràng.

Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn

Có được điều đó là bởi người dân làng gốm Giang Cao có sự nhạy bén với thị trường, tính hiệu quả và nhìn thấy được nhu cầu thực tế của khách hàng.

Với dòng sản phẩm ngói âm dương, gốm Giang Cao đã góp mặt vào các công trình kiến trúc tâm linh lớn của Việt Nam như chùa Bái Đính, chùa Tam Trúc… Ngói âm dương thuộc dòng men đặc biệt được người dân thôn Giang Cao phục chế lại.

Dòng nghệ thuật mosaic gốm thì cũng đã được sử dụng ở các công trình nổi tiếng như: con đường gốm sứ; nhà ghép gốm kỷ lục Việt Nam...

Bài 3: Điểm đến đậm nét văn hóa và hấp dẫn

Gốm Giang Cao nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong. Loại men này có độ trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Ngoài ra, còn có các loại men rạn, men cát, men chảy, men kính, men co, men giả đá. Mỗi loại đều có những nét độc đáo riêng mà chỉ có người sành gốm mới có thể thẩm định được.

Sản phẩm gạch hoa, ngói gốm, ngói sành của các công ty như Quang Minh, Thanh Hải cũng được dùng trong công trình phục hồi di tích Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế.

Ở xã Bát Tràng, nếu thôn Bát Tràng được biết đến là khu vực sản xuất, thì thôn Giang Cao lại có thế mạnh về kinh doanh thương mại. Du khách khi bắt đầu đặt chân đến mảnh đất xã Bát Tràng sẽ bắt gặp ngay một dãy các cửa hàng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm gốm được bài trí một cách tinh tế, sang trọng với đầy đủ các mặt hàng gốm tiêu biểu của xã Bát Tràng. Các dãy cửa hàng kinh doanh này phần lớn thuộc sở hữu của người dân thôn Giang Cao.

Đình Giang Cao nằm trong khu vực thuận tiện khám phá văn hóa vùng gốm sứ
Đình Giang Cao nằm trong khu vực thuận tiện khám phá văn hóa vùng gốm sứ

Nằm ngay trong khu vực trưng bày gốm sứ đó, không gian của đình Giang Cao càng như được bao phủ bởi bầu không khí truyền thống đặc sắc và đậm nét văn hóa. Điều này cũng cho thấy đây là một điểm đến hấp dẫn không thể thiếu trong hành trình khám phá vùng gốm sứ Bát Tràng.

Cùng với chùa Tiêu Dao, đình Bát Tràng, chùa Kim Trúc, đình Giang Cao là địa điểm tâm linh thiêng liêng với kiến trúc cổ kính, độc đáo hàng ngàn năm tuổi sẽ là nơi bước chân du khách không thể không chậm nhịp để cảm nhận thời gian đang kể câu chuyện từ đất, từ phù sa, từ bàn tay khéo léo và tình yêu của con người mà thành địa danh nổi tiếng trên thế giới.

Chính vì thế, đình Giang Cao luôn được chính quyền địa phương và đặc biệt của Tiểu ban bảo vệ di tích cùng các thái ông lão bà và toàn thể Nhân dân trong làng quan tâm, trân trọng, giữ gìn như báu vật của làng. Hi vọng, trong thời gian tới, đình tiếp tục được trùng tu, tôn tạo theo kế hoạch để di tích ngày càng khang trang, bề thế đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân, đồng thời là nơi giáo dục, phát huy truyền thống cho các tầng lớp Nhân dân.

Bên cạnh đó, rất nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa cũng mở ra từ việc thu hút khách du lịch, tham quan, trưng bày sản phẩm truyền thống và trải nghiệm văn hóa nơi đây khiến Bát Tràng nói chung và Giang Cao nói riêng càng trở thành điểm sáng của du lịch Thủ đô Hà Nội.

Cẩm Tú

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Thời gian qua, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển công nghiệp văn hóa từ di sản văn hóa Thăng Long như ẩm thực, các sản phẩm thủ công, du lịch làng nghề. Để tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết 09 của Thành ủy, TP cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Bài 2: Ngôi đình linh thiêng, cổ kính bên dòng sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ngôi đình linh thiêng, cổ kính bên dòng sông Hồng

TTTĐ - Dòng sông Hồng - sông mẹ với dòng chảy xuyên qua lịch sử của mình đã tạo nên nền văn minh và vùng đồng bằng sông Hồng trù phú. Đặc biệt, với mảnh đất ngàn năm Thăng Long, sông Hồng vừa là cái nôi văn hóa, vừa là tác nhân kiến tạo vĩ đại. Nằm bên bờ sông Hồng, làng Giang Cao mang trong mình đầy đủ những đặc trưng và trầm tích văn hóa lâu đời. Ngôi đình cổ kính là điểm tựa tâm linh, là tài sản quý giá không chỉ của người làng mà còn là một viên ngọc quý trong quần thể di sản đặc sắc của Hà Nội.
Bài 1: Niềm hân hoan trong kỷ nguyên mới Người Hà Nội

Bài 1: Niềm hân hoan trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Nằm trong “vùng gốm sứ” Bát Tràng, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật đình Giang Cao với ngàn năm tồn tại và là điểm tựa tâm linh cho người dân trong vùng. Chốn linh thiêng này vừa là nơi kết nối cộng đồng với di sản đồng thời vừa là điểm đến văn hóa đặc sắc cho người dân Thủ đô và du khách thập phương.
Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt Người Hà Nội

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt

TTTĐ - Trưa 29/6, lãnh đạo xã Mê Linh (mới) và công chức, người lao động vẫn tất bật với nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất để chào mừng thành lập xã mới.
Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Để làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến, văn minh, hiện đại, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Trong đó, gia đình chính là nền tảng, là căn cốt vững chắc để lớp lớp người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nêu cao phẩm chất riêng có của mình trong suốt thiên niên kỉ qua. Đó là hành trang quý giá và vô cùng tự hào để chúng ta gìn giữ, trao truyền qua các thế hệ tiếp nối.
Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc Người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam. 80 gia đình văn hóa tiêu biểu được vinh danh đã góp phần làm rạng danh truyền thống ấy, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.
Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng Người Hà Nội

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

TTTĐ - Hà Nội đang vào những ngày nóng nhất của mùa hè. Cái oi bức, hầm hập của ánh mặt trời chói chang và sự đông đúc, ngột ngạt của đô thị dễ khiến người ta nổi quạu hơn so với lúc khí trời mát mẻ, ôn hòa. Vì thế, cần lắm sự bình tĩnh, ứng xử có văn hóa để làm dịu mát đi những bất lợi của thời tiết, mang đến bầu không khí mát lành, xoa dịu đi mùa hè nóng bỏng.
Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội Người Hà Nội

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

TTTĐ - Trong công cuộc phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, tạo nên một diện mạo Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, vai trò của nhà báo không hề nhỏ. Họ vừa là người phát hiện ra vấn đề, phản ánh vấn đề vừa là cầu nối để chính quyền và Nhân dân kịp thời điều chỉnh những điều chưa được, nhân lên những điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ cũng chính là những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Xem thêm