Tag

Hà Nội tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp văn hóa

Người Hà Nội 02/07/2025 10:58
aa
TTTĐ - Thời gian qua, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển công nghiệp văn hóa từ di sản văn hóa Thăng Long như ẩm thực, các sản phẩm thủ công, du lịch làng nghề. Để tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết 09 của Thành ủy, TP cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa Báo chí chung tay xây dựng nền công nghiệp văn hóa sáng tạo, giàu bản sắc Báo chí hãy mạnh dạn đổi mới, sáng tạo và thử nghiệm

Đó là quan điểm của GS.TS.Lê Hồng Lý, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hội thảo khoa học “Di sản Thăng Long - Hà Nội phụ vụ phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô” được Trường Đại học Thủ đô tổ chức ngày 1/7.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã và đang diễn ra sự chuyển đổi mô hình phát triển và hướng đến một nhận thức mới về vai trò của văn hoá, nguồn lực văn hóa trong phát triển.

Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, vị trí địa lí thuận lợi không còn đóng vai trò quyết định tới sự hưng thịnh của đất nước, mà thay vào đó, nền tảng cho sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc là tính sáng tạo - nội lực của đất nước từ truyền thống đến đương đại.

Nội lực đó chính là nguồn lực văn hóa - sức mạnh nội sinh, sức mạnh mềm… được xem là nguồn lực đặc biệt, là sức mạnh mềm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững theo hướng nhân văn, nhân bản.

Trong khi bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm công nghiệp văn hóa nổi lên như một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Sự kết hợp giữa văn hóa và kinh doanh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có giá trị kinh tế cao.

Khác với các ngành công nghiệp truyền thống, công nghiệp văn hóa không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng và nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề liên quan như nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ, giải trí và truyền thông, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã tận dụng công nghiệp văn hóa để trở thành trung tâm sáng tạo và thu hút nhà đầu tư.

Hà Nội cần tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp văn hóa
Các chuyên gia trình bày tham luận tại Hội thảo

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, PGS.TS Đỗ Hồng Cường, Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết: Thăng Long - Hà Nội - nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, vùng đất “hội tụ, kết tinh, lan tỏa”, Thủ đô “Văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”… hội tụ đầy đủ yếu tố để Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; có tiềm năng lớn để Thủ đô không chỉ sở hữu các di sản văn hóa quý giá mà còn là trung tâm văn hóa và nghệ thuật của Việt Nam.

Việc quảng bá văn hóa và xây dựng thương hiệu quốc tế sẽ giúp Hà Nội nổi bật trên bản đồ văn hóa toàn cầu, thu hút du khách và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, việc khai thác nguồn lực văn hóa nói chung và các giá trị di sản văn hóa nói riêng cho phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô còn không ít khó khăn, hạn chế cả về cơ chế tổ chức triển khai, phát triển sản phẩm và sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa.

Hội thảo khoa học “Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô” nhằm mục đích tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học, các chuyên gia, các học giả, nhà quản lý thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn, ở nhiều cơ quan khoa học khác nhau, cùng bàn thảo, trao đổi học thuật, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm; mong muốn làm rõ, tiếp cận và đo lường được những khả năng phát huy nguồn lực di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội với phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong bối cảnh hiện nay.

Hội thảo tập trung vào 3 chủ đề chính: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng của di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nôi; Thực trạng phát triển các lĩnh vực công nghiệp văn hóa ở Hà Nội giai đoạn hiện nay; Giải pháp phát huy tiềm năng di sản văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Nội dung của các tham luận cho thấy, nghiên cứu phát huy nguồn lực di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô không những cấp thiết mà còn là triển vọng giúp Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa, góp phần vào sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế của Thủ đô trên trường quốc tế.

Theo GS.TS Lê Hồng Lý, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, để phát triển công nghiệp văn hóa, Hà Nội là nơi sớm có những chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề này, cụ thể là Nghị quyết 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.

Hà Nội cần tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp văn hóa
Các chuyên gia, nhà khoa học quy tụ tại hội thảo

Trong số những tiềm năng của Hà Nội, theo chuyên gia này, ẩm thực Hà Nội mang đầy bản sắc riêng và là nguồn lực lớn cho việc phát triển công nghiệp văn hóa.

Gần đây với các cuộc viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia như: Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Pháp, Thủ tướng Úc, Thủ tướng New Zealand, Tổng thống Hàn Quốc… cùng đông đảo du khách quốc tế, những người đã thưởng thức bánh mỳ, cà phê, bún chả và uống trà Việt Nam cho thấy tiềm năng của ngành công nghiệp này.

Thêm nữa, đây còn là một sự quảng bá, lan tỏa và thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam thông qua văn hóa ẩm thực này, một thứ dễ đi vào lòng người và dễ để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với họ.

Hà Nội cũng có ưu thế ở không gian thiết kế sáng tạo. Năm 2023 - 2024 một số thiết kế sáng tạo đã diễn ra sôi nổi như: Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Tháp nước vườn hoa Hàng Đậu, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, chuyến tàu hỏa từ ga Hà Nội đi ga Long Biên, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội với chủ đề chính “Giao lộ Sáng tạo” Hà Nội 2024... đã đem lại những trải nghiệm thú vị cho du khách và người dân Hà Nội.

Năm 2024 đã mở ra nhiều sáng kiến và ý tưởng cho các không gian sáng tạo của nhà nước, tư nhân và các tổ chức khác nhau tại Hà Nội và hứa hẹn nhiều thành tựu trong thời gian tới.

Công nghiệp văn hóa là một xu thế không thể đảo ngược trong bối cảnh phát triển hiện đại không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tương lai của ngành công nghiệp này vô cùng tiềm năng, hấp dẫn và hứa hẹn những thành tựu không nhỏ trong sự phát triển của Hà Nội và đất nước.

Do đó, theo các chuyên gia, Hà Nội cần tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế. “Hà Nội có điều kiện hơn những thành phố khác vì là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước, cho nên số lượng khách quốc tế đến làm việc, giao lưu và thăm viếng đông đảo.

Hơn thế, Hà Nội kết nghĩa với nhiều đô thị trên thế giới, nhiều thành phố, nhiều các tổ chức văn hóa muốn đem văn hóa của họ vào giao lưu… Bởi vậy, đây là cơ hội tuyệt vời để Hà Nội có thể khai thác tiềm năng này trong hoạt động hợp tác quốc tế nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo. Thành phố cần nhanh chóng nắm bắt và khai thác các cơ hội này”, PGS.TS Lê Hồng Lý nói.

Một trong những giải pháp cụ thể đó là phối hợp với các cơ quan truyền thông, đại sứ quán, tổ chức quốc tế trên địa bàn thành phố và đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để kết nối, giới thiệu quảng bá, hợp tác, khai thác thị trường, phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến với các doanh nghiệp, tổ chức tại thị trường quốc tế và ngược lại.

Bên cạnh đó, thành phố chủ động đón các đoàn lữ hành lớn tại các thị trường trọng điểm, các đoàn báo chí, phóng viên quốc tế đến khảo sát sản phẩm, viết bài, tuyên truyền quảng bá về du lịch Thủ đô nói chung, du lịch văn hóa khu phố cổ nói riêng.

Hội thảo “Di sản Thăng Long - Hà Nội phụ vụ phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô” nằm trong khuôn khổ Kế hoạch 291/KH- ĐHTĐHN của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội, ngày 10/3/2025 về việc thực hiện Đề án số 1209/ĐA-ĐHTĐHN ngày 11/11/2022 "Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", thực hiện trong năm 2025.

“Những ý kiến tại hội thảo sẽ là cơ sở khoa học cho nhà trường và ban chuyên môn Đề án 1209 xây dựng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị với lãnh đạo thành phố Hà Nội về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; xây dựng, định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo” và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới của dân tộc”, PGS.TS Đỗ Hồng Cường, Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội chia sẻ thêm.

Thái Sơn

Đọc thêm

Bài 2: Ngôi đình linh thiêng, cổ kính bên dòng sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ngôi đình linh thiêng, cổ kính bên dòng sông Hồng

TTTĐ - Dòng sông Hồng - sông mẹ với dòng chảy xuyên qua lịch sử của mình đã tạo nên nền văn minh và vùng đồng bằng sông Hồng trù phú. Đặc biệt, với mảnh đất ngàn năm Thăng Long, sông Hồng vừa là cái nôi văn hóa, vừa là tác nhân kiến tạo vĩ đại. Nằm bên bờ sông Hồng, làng Giang Cao mang trong mình đầy đủ những đặc trưng và trầm tích văn hóa lâu đời. Ngôi đình cổ kính là điểm tựa tâm linh, là tài sản quý giá không chỉ của người làng mà còn là một viên ngọc quý trong quần thể di sản đặc sắc của Hà Nội.
Lan tỏa sâu rộng nét đẹp văn hóa của Thủ đô Người Hà Nội

Lan tỏa sâu rộng nét đẹp văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Được tổ chức từ năm 2018 đến nay, Giải báo chí về “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” ngày càng khẳng định giá trị của mình trong việc lan tỏa sâu rộng nét đẹp văn hóa của Thủ đô và thể hiện vai trò, trách nhiệm của nhà báo trước những vấn đề của xã hội.
Bài 1: Niềm hân hoan trong kỷ nguyên mới Người Hà Nội

Bài 1: Niềm hân hoan trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Nằm trong “vùng gốm sứ” Bát Tràng, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật đình Giang Cao với ngàn năm tồn tại và là điểm tựa tâm linh cho người dân trong vùng. Chốn linh thiêng này vừa là nơi kết nối cộng đồng với di sản đồng thời vừa là điểm đến văn hóa đặc sắc cho người dân Thủ đô và du khách thập phương.
Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt Người Hà Nội

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt

TTTĐ - Trưa 29/6, lãnh đạo xã Mê Linh (mới) và công chức, người lao động vẫn tất bật với nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất để chào mừng thành lập xã mới.
Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Để làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến, văn minh, hiện đại, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Trong đó, gia đình chính là nền tảng, là căn cốt vững chắc để lớp lớp người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nêu cao phẩm chất riêng có của mình trong suốt thiên niên kỉ qua. Đó là hành trang quý giá và vô cùng tự hào để chúng ta gìn giữ, trao truyền qua các thế hệ tiếp nối.
Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc Người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam. 80 gia đình văn hóa tiêu biểu được vinh danh đã góp phần làm rạng danh truyền thống ấy, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.
Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng Người Hà Nội

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

TTTĐ - Hà Nội đang vào những ngày nóng nhất của mùa hè. Cái oi bức, hầm hập của ánh mặt trời chói chang và sự đông đúc, ngột ngạt của đô thị dễ khiến người ta nổi quạu hơn so với lúc khí trời mát mẻ, ôn hòa. Vì thế, cần lắm sự bình tĩnh, ứng xử có văn hóa để làm dịu mát đi những bất lợi của thời tiết, mang đến bầu không khí mát lành, xoa dịu đi mùa hè nóng bỏng.
Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội Người Hà Nội

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

TTTĐ - Trong công cuộc phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, tạo nên một diện mạo Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, vai trò của nhà báo không hề nhỏ. Họ vừa là người phát hiện ra vấn đề, phản ánh vấn đề vừa là cầu nối để chính quyền và Nhân dân kịp thời điều chỉnh những điều chưa được, nhân lên những điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ cũng chính là những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Xem thêm