Tag
Thị xã Sơn Tây (Hà Nội)

Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản

Du lịch 14/04/2025 14:52
aa
TTTĐ - Sơn Tây - vùng đất có bề dày trầm tích lịch sử - văn hóa xứ Đoài được hòa quyện và cộng hưởng cùng các giá trị văn hiến ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội nhưng lại chứa đựng những nét đặc sắc riêng có của chốn “địa linh nhân kiệt”. Vì thế, trong suốt thời gian qua, Thị xã Sơn Tây đã không ngừng đổi mới tư duy; tập trung triển khai có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá gắn với công tác quản lý di tích, lễ hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xác lập vị trí mũi nhọn của “ngành công nghiệp không khói”.
Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Nét đặc sắc của văn hóa Sơn Tây - xứ Đoài được thể hiện rõ nét ở sự phong phú, đa dạng của trầm tích các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trữ lượng tài nguyên văn hóa dồi dào này được lãnh đạo thị xã quan tâm, có những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, thị xã Sơn Tây đã có nhiều nỗ lực để tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xác lập vị trí mũi nhọn của “ngành công nghiệp không khói”.

Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm

Thị xã đã tổ chức thành công nhiều sự kiện, chương trình văn hóa đặc sắc tạo nên nhiều không gian văn hóa mới, lành mạnh, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài thị xã tham gia như: Khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài hàng năm, tổ chức tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, chương trình Tết Làng Việt, kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây, 100 năm thành lập thị xã, Tết Trung thu Thành cổ, lễ hội khinh khí cầu, giải vật dân tộc tranh cúp Phùng Hưng, hội sách và văn hóa đọc.

Bên cạnh đó, Sơn Tây còn là đơn vị đầu tiên đăng cai và tổ chức những chương trình có quy mô lớn như: Liên hoan các ban nhạc toàn quốc, cuộc thi Hoa hậu áo dài di sản Việt Nam, chương trình "Hanoi Concert - Đoài Melody''...

Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản
Đêm "Hanoi Concert - Đoài Melody" thu hút hàng nghìn du khách đến với Thành cổ Sơn Tây

Đến nay, thị xã đã xây dựng được nhiều sản phẩm, không gian văn hóa sáng tạo, mô hình làm du lịch mới tại các điểm du lịch, như: Trải nghiệm làm nông nghiệp, làm gốm, vẽ tranh; ẩm thực cỗ Sen, cơm quê tại các nhà cổ, cho thuê trang phục, xe đạp, chụp ảnh, homestay, đêm làng cổ…

Bên cạnh đó, thị xã cũng tập trung chỉ đạo biên soạn, phát hành nhiều ấn phẩm văn hóa có giá trị khoa học cao, phục vụ hiệu quả cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu, quảng bá về văn hóa Sơn Tây và văn hóa xứ Đoài. Điển hình là 2 cuốn sách và 1 bộ phim tư liệu vừa ra mắt nhân dịp Kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã, 555 năm danh xưng Sơn Tây: "Sơn Tây - Hội tụ và lan tỏa văn hóa xứ Đoài", "Các nhà khoa bảng Sơn Tây", "Sơn Tây - Đẹp mãi danh xưng"

Thị xã có hai điểm du lịch đã được UBND thành phố công nhận là: Điểm du lịch Làng cổ Đường Lâm và điểm du lịch thôn Lòng Hồ, xã Kim Sơn.

Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản

Năm 2024, du lịch trải nghiệm Ẩm thực truyền thống Bắc Bộ - Làng cổ Đường Lâm đã được trao giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN, giải thưởng Homestay Đông Nam Á, thị xã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì vì đã có thành tích trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hoá gắn với phát triển du lịch bền vững.

Năm 2024, thị xã đón 1,2 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, đây là con số lớn nhất từ trước đến nay, khẳng định du lịch Sơn Tây đã được lan tỏa cả trong và ngoài nước; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, thành phố.

Thông qua tuyên truyền, tổ chức các hoạt động, nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp về văn hóa đã có nhiều thay đổi, đã quan tâm, chú trọng hơn tới bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn; đóng góp nhiều nguồn lực cho các sự kiện tuyên truyền, quảng bá. Việc tổ chức các hoạt động, sự kiện nêu trên, nguồn lực xã hội hóa chiếm tới 2/3.

Gìn giữ và phát huy nét đẹp của di sản

Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 244 di tích (19 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 61 di tích xếp hạng cấp thành phố). Thị xã có 78 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 65 lễ hội, 6 nghề thủ công, 5 tập quán xã hội và 2 trình diễn; với 1 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là lễ hội đền Và (phường Trung Hưng) và 8 di sản được ưu tiên bảo vệ.

Ngoài những giá trị văn hoá vật thể quý hiếm mà các di tích đang bảo tồn, thị xã còn có những giá trị văn hóa phi vật thể mà nét đẹp văn hóa lễ hội là minh chứng hùng hồn của nền văn hóa dân tộc.

Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản

Từ nhiều năm nay, các cấp chính quyền thị xã Sơn Tây đã rất chú trọng đến công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa phương. Công tác chỉ đạo tổ chức lễ hội an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.

UBND thị xã đã chủ trương đ­ưa quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào cuộc sống. Lãnh đạo thị xã chỉ đạo UBND xã, ph­ường tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức và quản lý lễ hội hiện hành; chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện ở đơn vị mình, xử lý nghiêm khắc những biểu hiện vi phạm quy chế lễ hội.

Các cấp chính quyền cũng thực hiện xã hội hoá hoạt động lễ hội và công tác tu bổ, chống xuống cấp di tích; tăng cư­ờng công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc để đư­a việc thực hiện quy chế lễ hội, bảo vệ di tích, cổ vật theo Luật Di sản văn hóa.

Các địa phương đã thành lập ban tổ chức, xây dựng kế hoạch, kịch bản, nội dung, chương trình lễ hội, ban tổ chức lễ hội... Các lễ hội diễn ra từ tháng Giêng đến nay đều diễn ra an toàn, đúng quy định.

Điển hình là lễ hội đền Măng Sơn, lễ giỗ Vua Phùng Hưng, vua Ngô Quyền, lễ hội đình Mông Phụ, lễ hội đình Phú Nhi…

Sơn Tây giữ gìn và phát huy các nét đẹp của văn hóa truyền thống
Sơn Tây giữ gìn và phát huy các nét đẹp của văn hóa truyền thống

Theo đó, phần lễ: Nghi thức diễn ra tại các lễ hội đảm bảo nghi thức truyền thống, trang trọng, nghiêm túc, có ý nghĩa giáo dục, an toàn, tiết kiệm. Phần hội được tổ chức vui t­ươi, lành mạnh, phong phú; khuyến khích tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống: Chơi đu, kéo co, chọi gà, cờ tướng, bịt mắt bắt vịt, nấu cơm thi…

Ban Tổ chức các lễ hội đã đặt các biển, bảng tuyên truyền, hướng dẫn khách tham quan thực hiện việc hành lễ theo quy định; không thắp hương trong các khu vực nội tự, không đặt tiền lễ, tiền công đức lên các ban thờ hoặc gài tiền vào tượng Phật làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm và mỹ quan của di tích.

Cơ quan chức năng thường xuyên nhắc nhở du khách đến tham quan, hành lễ ở các di tích trang phục gọn gàng, phù hợp với thuần phong mỹ tục; có ý thức giữ gìn vệ sinh, đảm bảo cảnh quan môi trường; khi hành lễ có thái độ đúng mực, sử dụng lễ vật tiết kiệm, không lãng phí, dâng lễ, thắp hương, hoá sớ đúng nơi quy định, không cắm, đốt hương tuỳ tiện. 100% các di tích đều có niêm yết quy tắc ứng xử nơi công cộng do UBND thành phố ban hành.

Nghi thức rước kiệu ở đền Và (Ảnh: Anh Thương)
Nghi thức rước kiệu ở đền Và (Ảnh: Anh Thương)

Để các giá trị văn hóa, con người thực sự trở thành nền tảng, nguồn sức mạnh nội sinh quan trọng đối với sự phát triển bền vững, trong thời gian tới, thị xã Sơn Tây tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, con người trong giai đoạn mới.

Trong đó trọng tâm là chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Chính phủ, Nghị quyết số 09 về phát triển công nghiệp văn hóa, Chỉ thị số 30 về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh của Thành ủy Hà Nội với mục tiêu thay đổi nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triển văn hóa, con người.

Bên cạnh đó, Sơn Tây cũng bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa cho sự phát triển bền vững của thị xã gắn với phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn.

Đọc thêm

Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 Du lịch

Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025

TTTĐ - Khai mạc ngày 26/4, Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 hứa hẹn mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn, đưa Sa Pa trở thành điểm đến hàng đầu miền Bắc trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè năm nay.
Chợ đêm VUI-Fest Cát Bà có gì mà dân chơi hệ “sống xanh” thích thú đến vậy? Du lịch

Chợ đêm VUI-Fest Cát Bà có gì mà dân chơi hệ “sống xanh” thích thú đến vậy?

TTTĐ - Chợ đêm VUI-Fest là điểm check-in mới toanh tại Cát Bà với loạt kiosk lấy cảm hứng từ bìa carton siêu xinh, decor sống ảo cháy máy, hội tụ ẩm thực địa phương, sản vật thủ công và không gian chill đậm chất xanh.
Câu chuyện văn hóa bên những chuyến tàu đêm di sản Du lịch

Câu chuyện văn hóa bên những chuyến tàu đêm di sản

TTTĐ - “Chuyến tàu đêm di sản” là tour du lịch đêm thứ 6 của Thủ đô Hà Nội. Tour du lịch này đã kể những câu chuyện di sản của mảnh đất nghìn năm văn hiến theo một cách khác.
Khám phá Ninh Thuận tại Tuần lễ Văn hóa, Ẩm thực 2025 Ẩm thực

Khám phá Ninh Thuận tại Tuần lễ Văn hóa, Ẩm thực 2025

TTTĐ - Từ ngày 30/4 đến 4/5, tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Ẩm thực năm 2025 với chủ đề "Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".
Quảng Ngãi rộn ràng lễ hội “Carnival Quảng Ngãi xin chào!” Du lịch

Quảng Ngãi rộn ràng lễ hội “Carnival Quảng Ngãi xin chào!”

TTTĐ - Lễ hội thời trang, âm nhạc đường phố “Carnival Quảng Ngãi xin chào!” đã thu hút sự tham gia của hơn 1.200 diễn viên, nghệ sĩ chuyên nghiệp và không chuyên.
Để Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo… Nhịp điệu cuộc sống

Để Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo…

TTTĐ - Hội thảo quốc tế "Triển vọng phát triển du lịch gắn với Halal trên địa bàn TP Hà Nội" nhằm phát huy vai trò của Hà Nội như một điểm đến thân thiện và hấp dẫn cho du khách Hồi giáo, góp phần vào sự phát triển du lịch toàn diện và bền vững của Thủ đô.
Những địa điểm "đừng bỏ qua" khi đến TP Hồ Chí Minh dịp 30/4 Du lịch

Những địa điểm "đừng bỏ qua" khi đến TP Hồ Chí Minh dịp 30/4

TTTĐ - Đến TP Hồ Chí Minh trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, người dân và du khách không chỉ hòa mình vào không khí lễ hội trang trọng mà còn có thể ghé thăm những địa điểm nổi tiếng, mang đến cơ hội tuyệt vời để vừa vui chơi, thư giãn, vừa bồi đắp thêm kiến thức và lòng tự hào về lịch sử vẻ vang của đất nước và thành phố mang tên Bác.
Thảo cầm viên Sài Gòn miễn phí vé cho người sinh ngày 30/4 Du lịch

Thảo cầm viên Sài Gòn miễn phí vé cho người sinh ngày 30/4

TTTĐ - Thảo cầm viên Sài Gòn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) sẽ miễn phí vé cho tất cả du khách sinh vào tháng 4/1975 hoặc sinh ngày 30/4. Đặc biệt, người sinh vào ngày 30/4/1975 còn được tặng một phần quà.
Kết nối, phát huy giá trị, thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển Du lịch

Kết nối, phát huy giá trị, thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển

TTTĐ - Hà Nội sẽ kết nối, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc trên địa bàn trong quá trình tái thiết đô thị, gắn với phát triển không gian sáng tạo, thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô. Đây là mục đích của Kế hoạch tổ chức các hoạt động tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2025.
Không chỉ sống ảo - tour 30/4 này còn khiến bạn thấy yêu nước theo cách riêng Du lịch

Không chỉ sống ảo - tour 30/4 này còn khiến bạn thấy yêu nước theo cách riêng

TTTĐ - Gợi ý tour check-in cờ đỏ sao vàng dịp lễ 30/4: Từ lễ thượng cờ uy nghiêm trên nóc nhà Đông Dương, đại cảnh sắc cờ ở Hạ Long, đến Cầu Vàng Đà Nẵng và Tây Ninh - địa chỉ đỏ phía Nam. Một hành trình sống ảo mà đầy tự hào.
Xem thêm