Tag

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

Người Hà Nội 06/04/2025 10:19
aa
TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Đại đoàn kết dân tộc là cội nguồn sức mạnh, mang đến mọi thắng lợi to lớn, vẻ vang* Hành trình yêu thương về với cội nguồn Cao Bằng Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

Tự hào người Việt Nam

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3

Câu ca dao ấy người Việt Nam ai ai cũng thuộc lòng từ tấm bé. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chính là ngày chúng ta cùng ôn lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra trăm trứng. 50 người con xuống biển, 50 người con lên non tỏa đi khắp bốn phương tám hướng để mở rộng cơ đồ, xây dựng bờ cõi.

Chúng ta cũng nhớ về lời dạy của Bác Hồ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Chính vì được sinh ra từ bọc trăm trứng, chúng ta có nghĩa đồng bào, tình anh em, chung dòng máu Lạc Hồng chảy trong huyết quản.

Điều đó lí giải tại sao người Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn thương yêu, đùm bọc, che chở, giúp đỡ nhau vượt qua hoạn nạn. Tinh thần ấy đã trở thành truyền thống quý báu mà chúng ta trân trọng, giữ gìn, trao truyền qua lớp lớp thế hệ.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

hay

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Những câu ca dao vừa là để tổng kết, vừa là để nhắc nhở nhau qua nhiều đời, mỗi người Việt hãy sống có trước có sau, có trên có dưới, tuân thủ và đề cao đạo lý người Việt.

Ngoài đặc trưng về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, tiếng nói, màu da thì tình đoàn kết cũng chính là một thuộc tính mà người Việt Nam ta tự hào với bạn bè quốc tế.

Tình đồng bào giúp người Việt vượt qua bao khó khăn, gian khổ (Ảnh minh họa)
Tình đồng bào giúp người Việt vượt qua bao khó khăn, gian khổ (Ảnh minh họa)

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, bằng tình đoàn kết "Sĩ tốt một lòng phụ tử/ Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào" (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) mà chúng ta vượt qua biết bao gian nguy thử thách.

Đến những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ "Bước cha trước bước con sau/ Đã thành đồng chí chung câu quân hành'' (Tiếng hát xuân sang - Tố Hữu). Lớp lớp các thế hệ "Tuốt gươm không chịu sống quỳ/ Tuổi xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu" đã làm nên hòa bình, độc lập cho Tổ quốc trường tồn, bất diệt.

Phát huy tình đoàn kết, gắn bó keo sơn ấy, người Việt Nam vẫn đan chặt vòng tay sau dịch bệnh, thiên tai hay những biến cố bất ngờ. Những năm dịch bệnh COVID-19, chúng ta thấy rằng cả nước cùng nhau cất vang bài ca kết đoàn để vượt qua giai đoạn vô cùng khó khăn ấy.

Hà Nội cũng như các địa phương khác trong cả nước, dù oằn mình gánh chịu những đợt sóng dồn dập của dịch bệnh nhưng một mặt vẫn làm tốt nhiệm của mình, mặt khác vẫn không ngừng chi viện nhân lực, vật lực giúp các tỉnh, thành khác chống dịch. Đến lượt mình, các địa phương khác cũng hỗ trợ nhau để cả nước cùng vượt qua mọi khó khăn.

Gần đây nhất, khi cơn bão Yagi tràn qua với sức tàn phá khủng khiếp, nhiều địa phương đã thiệt hại nặng nề cả về người và của. Chính quyền, Nhân dân Hà Nội cũng đã không tiếc sức người, sức của động viên, hỗ trợ các tỉnh, thành anh em khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống, vơi bớt đau thương, trở lại lao động, sản xuất.

Còn biết bao nhiêu gian nan, thử thách, cứ mỗi lần gặp khó khăn là một lần nữa chúng ta lại đan chặt cánh tay, không để ai bị bỏ lại phía sau khi tiếng "đồng bào" ấm áp trong lồng ngực.

Vững bước vươn mình

Chính vì có nền tảng vững chắc ấy, cứ mỗi một năm vào ngày Giỗ Tổ, người Việt lại được tự hào báo cáo lên các Vua Hùng, các anh hùng liệt sĩ, người có công với đất nước những việc mình đã làm được trong năm với tổ tiên, nguồn cội.

Những ngày này, đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc và kiều bào từ nước ngoài trở về cùng dâng hương, bái lễ tại núi Nghĩa Lĩnh. Dòng người đông đúc biểu dương lực lượng, biểu thị sự đoàn kết, gắn bó của cháu con các Vua Hùng.

Dù vậy, vẫn có nhiều cách biểu thị lòng thành kính, biết ơn với các bậc tiền nhân. Chị Trần Hoài Linh (Hà Đông, Hà Nội) cho biết mình làm việc tự do nên từ vài ngày trước khi chính lễ chị đã đến Đền Hùng để thắp hương, lễ bái.

Cũng như chị Linh, anh Hồng (Hoài Đức, Hà Nội) thường đi lễ Vua Hùng từ dịp đầu năm. "Lúc ấy thời tiết thuận lợi, cùng một hành trình đi lễ các đền, chùa, miếu, phủ", anh Hồng cho biết.

"Ai không có điều kiện hoặc để tránh đông đúc vào dịp này thì có thể bái vọng tại gia. Như nhà mình năm nào ngày Giỗ Tổ cũng làm mâm cơm cúng các Vua Hùng, cúng gia tiên rồi cả nhà đầm ấm, quây quần bên nhau. Đó cũng là một cách để thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, nguồn cội", chị Mỹ Vân (Vĩnh Phúc) kể.

Đồng bào trăm trứng hướng về nguồn cội dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
Đồng bào trăm trứng hướng về nguồn cội dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhà ông Chu Văn Hải (Thanh Xuân, Hà Nội) thì sẽ cùng nhau làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, cả nhà cùng nhau ăn bữa cơm gia đình rồi sau đó đến thắp hương tại các đài tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ.

Trong khi đó, bà Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) lại cùng các ông bà trong tổ hưu trí thực hiện các chuyến đi thiện nguyện. "Chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người không nơi nương tựa cũng là cách để mình thể hiện tình đồng bào, là việc làm ý nghĩa trong dịp Giỗ Tổ", bà Mai tâm sự.

Vì thế, nhiều người tin rằng, dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng, các bậc tiền nhân là điều nên làm sonh chúng ta cũng có thể biểu thị lòng biết ơn bằng cách nhìn lại bản thân, xem đã làm được những gì.

Bên cạnh đó, xây dựng những việc làm, những kế hoạch để đóng góp, cống hiến cho tập thể, cho Hà Nội, cho đất nước cũng là một cách rất hữu hiệu.

Nhất là trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như hiện nay, rất cần những con người dám nghĩ, dám làm, dám đặt lợi ích tập thể lên trên hết.

Làm sao để đất nước hùng cường, vững vàng sánh vai với các cường quốc năm châu, đó cũng chính là mong mỏi của các bậc tiền nhân, tiên tổ.

Đọc thêm

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Xem thêm