Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống
Vui Xuân trong không khí đầm ấm gia đình Truyền thống gia đình hun đúc ý chí cách mạng người cộng sản kiên trung Nguyễn Ngọc Vũ Công tác gia đình góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh |
Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong gia đình hiện đại
Huyện Đông Anh luôn xác định gia đình là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, nơi xây dựng các giá trị, đức tính tốt đẹp, phong cách ứng xử của gia đình là nền móng, là bước đầu tiên trong xây dựng hệ giá trị gia đình văn hóa Việt Nam, với những chuẩn mực mới phù hợp với thời kỳ hội nhập và phát triển.
Trong suốt nhiều năm qua, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và các Sở ngành liên quan, UBND huyện Đông Anh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, đặc biệt là bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, với mục đích đưa Quy tắc ứng xử dần trở thành nếp sống, lối sống của mỗi người dân tại huyện.
![]() |
Bà Đỗ Thị Phượng (trái) ở thôn Châu Phong (xã Liên Hà, huyện Đông Anh) chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng Gia đình Văn hóa của mình tại Hội nghị Tuyên dương gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024 |
Điều này góp phần xây dựng người Đông Anh thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tôm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
Một trong những nội dung mà huyện Đông Anh đã áp dụng triển khai hiệu quả trên địa bàn đó là đưa quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với tiêu chí ứng xử trong gia đình. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm triển khai sâu, rộng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô trên địa bàn huyện Đông Anh.
Để triển khai hiệu quả bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, UBND huyện Đông Anh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cộng đồng dân cư về sự cần thiết của Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, gắn với phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới, từ đó thúc đẩy tính tự giác, nhiệt tình tham gia hoạt động và thực hành các tiêu chí ứng xử trong gia đình.
Huyện Đông Anh - nơi còn lưu giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình truyền thống trong đời sống gia đình và xã hội. Những giá trị này đang từng ngày được bảo tồn và phát huy cùng với các giá trị văn hoá gia đình hiện đại.
Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh trên nền tảng của văn hóa Việt Nam lấy những giá trị chuẩn mực như: Lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
![]() |
Giải Cầu lông gia đình được huyện Đông Anh được tổ chức thường niên để gắn kết các gia đình, nâng cao sức khỏe cho người dân |
Bên cạnh đó, trong các gia đình ngày nay lại có xu hướng vươn tới cái mới, cái luôn thay đổi, đề cao lợi ích, hạnh phúc, nguyện vọng và tính độc lập của mỗi cá nhân, vợ chồng lấy tình yêu làm cơ sở, dân chủ bàn bạc trong mọi việc, tôn trọng ý kiến con cái.
Có thể nhìn nhận mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay đang trở thành một nét tiêu biểu của văn hóa gia đình mới. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, yêu thương đùm bọc nhau, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm với gia đình, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
Sự “gạn đục, khơi trong” về các giá trị chuẩn mực văn hóa gia đình đang là xu hướng tích cực. Gia đình hiện đại ngày càng phát triển trên nền tảng gia đình truyền thống vẫn được xem là cơ bản và vững chắc ở huyện. Trong mỗi gia đình hiện tại, các thành viên trong mỗi gia đình luôn ý thức thực hiện tốt phong trào “ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”.
Bên cạnh đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa... đã lồng ghép giữ gìn những giá trị, chuẩn mực tốt đẹp của văn hóa gia đình.
Trước sự tác động rất mạnh mẽ của mặt trái nền kinh tế thị trường, rất nhiều giá trị bị đảo lộn, trong đó có gia đình, thì ở Đông Anh, thuần phong mỹ tục tốt đẹp vẫn đang được gìn giữ, tích cực phát huy, đó chính là sức mạnh của truyền thống văn hóa gia đình được lưu truyền từ đời này sang đời khác, khá khắt khe, mang trọng trách như một “sức mạnh nội sinh” để mỗi gia đình chống lại những tiêu cực, những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả
Thời gian qua, nhận thức về công tác xây dựng gia đình trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực. Công tác gia đình được xác định là sự nghiệp của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ Huyện đến đến cơ sở.
Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) được huyện chỉ đạo tổ chức hằng năm, các hội nghị phổ biến pháp luật về gia đình, giáo dục đời sống gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình vào đợt tổ chức ngày Gia đình Việt Nam, ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11). Đây là một hoạt động cụ thể và có ý nghĩa sâu sắc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giá trị tốt đẹp của gia đình, tầm quan trọng của công tác gia đình.
Việc xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc được quan tâm. Các chỉ tiêu cơ bản về gia đình đã được hầu hết các cấp ủy, chính quyền đưa vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Phần lớn các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương đã triển khai nhiều hoạt động xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đem lại những hiệu quả tích cực. Gắn công tác xây dựng gia đình văn hóa với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên; xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức đối với gia đình và công tác gia đình; xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình, phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng đời sống văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt được những kết quả quan trọng.
![]() |
Huyện Đông Anh trao hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ cận nghèo trên địa bàn huyện năm 2024 |
Để tạo ra những điều kiện xây dựng gia đình, các bộ, ngành, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tại huyện Đông Anh đã quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Công tác phòng, chống bạo lực trong gia đình được cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Việc triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình hành động, đề án, dự án phòng, chống bạo lực gia đình đảm bảo tiến độ. Nhiều mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được nhân rộng. Số vụ bạo lực gia đình đã giảm đáng kể.
Nhiều mô hình câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm tự quản về an ninh trật tự, tuyên truyền phổ biến pháp luật tại địa bàn dân cư được thành lập để quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục trẻ em trong gia đình.
Công tác giáo dục đời sống gia đình được chú trọng triển khai thực hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện các đề án, chương trình tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình với mục tiêu chung là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thiết thực, phù hợp với điều kiện và đặc thù của từng địa phương.
Phát triển kinh tế hộ gia đình đạt được những kết quả quan trọng. Các chính sách, chương trình hỗ trợ gia đình chính sách, có công với cách mạng được quan tâm tổ chức thực hiện. 100% gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách được chăm sóc, giúp đỡ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Đông Anh cũng chú trọng chỉ đạo việc xây dựng gia đình văn hóa là một trong các nội dung trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đây là giải pháp quan trọng để xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình.
![]() |
Nhà Văn hoá huyện Đông Anh |
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng gia đình, thôn, khu phố và tổ dân phố văn hóa, chủ động thông tin, tuyên truyền, tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật về gia đình và công tác gia đình.
Các phong trào, mô hình và câu lạc bộ xây dựng gia đình đã được triển khai, phát triển sâu rộng ở nhiều đơn vị đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho gia đình. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao đã góp phần phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thực hiện bình đẳng giới và các quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và các thành viên trong gia đình.
Tất cả những hoạt động trên nhằm từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa, điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, gia đình trên địa bàn để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tin liên quan
Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô
