Tag

Tiếp tục phát huy tinh thần thượng tôn pháp luật của người Thủ đô

Người Hà Nội 23/11/2021 08:00
aa
TTTĐ - Mặc dù, trong cuộc sống hàng ngày còn nhiều biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật nhưng thời gian giãn cách vừa qua, đại đa số người dân tuân thủ pháp luật, thực hiện nghiêm các chỉ thị của thành phố trong chống dịch, đảm bảo giãn cách an toàn. Điều đó nên được ghi nhận, tuyên truyền và phát huy hơn nữa trong tất cả mọi lĩnh vực thì sẽ tăng tính văn hóa của người Thủ đô.
Tinh thần đoàn kết của dân tộc có một sức mạnh và ý nghĩa rất to lớn

Có thể nói, thành công của Hà Nội trong đợt cao điểm giãn cách xã hội để tiến hành phòng, chống dịch một cách hiệu quả trong làn sóng thứ 4 của dịch bệnh vừa qua, ngoài việc lãnh đạo thành phố, các cấp các ngành lăn xả vào cuộc, sự đồng thuận của toàn bộ hệ thống chính trị thì còn phải kể đến tinh thần tuân thủ pháp luật nghiêm túc của Nhân dân.

Hiểu rõ các biện pháp chống dịch của chính quyền là để bảo vệ Nhân dân, vì Nhân dân, mang lại sự bình yên, an toàn cho Hà Nội, cho trái tim của cả nước, người dân đại đa số đã chấp hành rất nghiêm chỉnh các quy định về phòng, chống dịch.

Cùng với việc chính quyền kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch, tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội tiếp tục được nâng cao
Cùng với việc chính quyền kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch, tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội tiếp tục được nâng cao

Tất cả các hoạt động như rào ngõ, rào làng, không tiếp người ngoài, giãn cách tuyệt đối giữa nhà với nhà, ngõ với ngõ, phường với phường đến việc nghỉ bán hàng, kinh doanh, làm việc online tại nhà, đi chợ theo phiếu, khai báo y tế… đều được người dân tiến hành theo các quy định. Tất nhiên, không thể tránh được một vài trường hợp vô ý thức, ảnh hưởng đến công tác chống dịch nhưng sau đợt giãn cách dài ngày, Hà Nội thực sự được an toàn như mong đợi.

Đó là tiền đề để chúng ta tiến hành đợt tiêm vaccine thần tốc, quy mô lớn đạt hiệu quả, giúp lãnh đạo và các ngành chức năng đánh giá tình hình, tiếp tục đưa ra những phương pháp chống dịch phù hợp với tình hình, thích ứng linh hoạt với điều kiện bình thường mới hiện nay.

Như thế để thấy, pháp luật được đặt ra vì sự bình yên của Nhân dân, bảo vệ Nhân dân nên rất cần người dân hiểu biết và làm theo. Chính vì thế, sau đợt giãn cách, tinh thần thượng tôn pháp luật vẫn tiếp tục được người dân Hà Nội triển khai như lẽ sống hàng ngày.

Gần đây nhất, tại Hà Nội, việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được các cấp, các ngành tổ chức thường xuyên, nhất là trong đợt từ ngày 1/10 đến hết tháng 11/2021, trọng tâm bắt đầu từ ngày 1 - 9/11. Trong đó, tập trung vào tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; Biểu dương gương “người tốt, việc tốt” trong tuyên truyền, xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; Phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội…

Tiếp tục phát huy tinh thần thượng tôn pháp luật của người Thủ đô

Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam của thành phố Hà Nội năm nay là việc tổ chức, tổng kết cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”. Đây là cuộc thi tìm hiểu pháp luật thu hút nhiều nhất số lượng người tham gia từ trước tới nay với 1.032.665 người dự thi chính thức. Trong đó, khối sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc thành phố có 58.136 bài dự thi; Khối quận, huyện, thị xã có 975.529 bài dự thi.

Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Trưởng ban Tổ chức cuộc thi, đây là cuộc thi trực tuyến cấp thành phố thu hút số lượng người tham gia nhiều nhất từ trước tới nay, trở thành cuộc vận động lớn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn Thủ đô tìm hiểu, chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, góp phần đẩy lùi dịch bệnh tại Hà Nội.

Trong đó, các trường THCS có học sinh lớp 7 (đủ 12 tuổi) trở lên, sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố đều tham gia cuộc thi.

Nhiều đơn vị có số lượng người tham gia rất lớn như: Sở Giáo dục và Đào tạo (10.288 người dự thi), quận Thanh Xuân (109.804 người dự thi), quận Bắc Từ Liêm (90.982 người dự thi), huyện Hoài Đức (86.751 người dự thi), Công an thành phố (5.517 người dự thi), Điện lực Hà Nội (4.505 người dự thi), Sở Y tế (2.843 người dự thi)...

Điều này đã tạo thành phong trào sôi nổi trong việc tìm hiểu và nâng cao nhận thức, từ đó tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Ở cấp cơ sở, các cơ quan, đơn vị, cá nhân cũng thường xuyên phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành. Mới đây, Sở Tư pháp Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Đảng ủy Khối các trường đại học và cao đẳng Hà Nội, trường Đại học Luật Hà Nội phát động cuộc thi sáng tác tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật cho sinh viên, học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố, sản phẩm dự thi là video.

Tiếp tục phát huy tinh thần thượng tôn pháp luật của người Thủ đô

Các các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hà Đông và huyện Ba Vì, đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền Hiến pháp, phổ biến sâu rộng pháp luật về phòng, chống dịch bệnh bằng nhiều hình thức như: Triển khai mô hình xe tuyên truyền lưu động, tuyên truyền qua màn hình điện tử, hệ thống đài truyền thanh cơ sở, qua bích họa, trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội…

Tại quận Cầu Giấy, ngoài các hoạt động theo hướng dẫn của Sở Tư pháp và UBND thành phố Hà Nội, quận còn có lối đi riêng khá sáng tạo. Trưởng phòng Tư pháp quận Cầu Giấy Đỗ Minh Ngọc cho biết, từ đầu tháng 5/2021, khi tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, Phòng Tư pháp quận nhận thấy hình thức tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật cần phải đổi mới.

Cách tuyên truyền bằng hình thức hội nghị dần sẽ phải thay đổi để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình dịch bệnh... Chính vì vậy, quận Cầu Giấy đã thay đổi mô hình thi đua năm 2021, từ mô hình “Cà phê pháp luật” sang mô hình “Học sinh quận Cầu Giấy tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy” và tổ chức cuộc thi viết phát hiện điển hình trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tham gia, tạo thành phong trào sôi nổi trong việc tìm hiểu và nâng cao nhận thức pháp luật.

Lãnh đạo Quận Thanh Xuân trao giải cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19 cho Nhất tập thể, giải Nhất và giải Nhì cá nhân đạt giải cuộc thi cấp TP
Lãnh đạo Quận Thanh Xuân trao giải Nhất tập thể, giải Nhất và giải Nhì cá nhân đạt giải cuộc thi cấp TP cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19"

Vào những ngày cuối năm này, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp hơn. Trong khi đó, việc đi lại, buôn bán, hoàn thành công việc sẽ luôn bị đẩy cao tiến độ. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho mình và người thân, vì sự bình yên trong xuân mới sắp về của thành phố, mỗi người dân Hà Nội càng cần phải nêu cao ý thức, tuân thủ pháp luật hơn nữa.

Có như thế, tình hình trật tự xã hội, an ninh trên địa bàn Hà Nội mới đảm bảo, giúp cho công tác phòng, chống dịch đạt được hiệu quả cao nhất để sớm cho chúng ta có cuộc sống bình yên thực sự trở lại.

Xây dựng nền văn học đô thị để Hà Nội xứng tầm nghìn năm phát triển Xây dựng nền văn học đô thị để Hà Nội xứng tầm nghìn năm phát triển
Bảo tàng - nơi lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa Bảo tàng - nơi lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Du lịch, kiến trúc và lịch sử làm nổi bật những nét đẹp văn hóa Thủ đô Du lịch, kiến trúc và lịch sử làm nổi bật những nét đẹp văn hóa Thủ đô

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm