Tag

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

Người Hà Nội 24/04/2025 13:22
aa
TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
Tôn vinh thế hệ nữ anh hùng cách mạng, cống hiến cho Tổ quốc Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 24/4, Hội LHPN thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Chương trình giao lưu “Huyền thoại Trường Sơn - Gặp mặt Đại đội nữ lái xe Trường Sơn và vợ thương binh nặng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Biểu tượng sống động về tinh thần anh hùng

Phát biểu khai mạc chương trình, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh nhấn mạnh, cách đây tròn 50 năm, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi đến thắng lợi cuối cùng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối.

Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc, ghi một mốc son huy hoàng, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất đất nước, vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”
Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu khai mạc chương trình (Ảnh: Thực Phú)

Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 không chỉ là thành quả của ý chí quật cường, tinh thần chiến đấu quả cảm, anh dũng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước bất diệt, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam; là sự hi sinh to lớn của hàng triệu người dân yêu nước từ Bắc chí Nam, trong đó có những người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.

Đồng chí Lê Kim Anh cho biết, chương trình giao lưu “Huyền thoại Trường Sơn” là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống thiết thực của Hội LHPN Hà Nội chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chương trình là lời tri ân gửi tới những người phụ nữ đã góp phần làm nên “Huyền thoại Trường Sơn”.

Họ là những nữ chiến sĩ thuộc Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh (sau là Đại đội nữ lái xe Trường Sơn C13) - đại đội nữ lái xe duy nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; là một biểu tượng sống động về tinh thần anh hùng, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời cũng là nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”
Quang cảnh chương trình

Họ còn là những đại biểu nữ cựu thanh niên xung phong - những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.

Chương trình giao lưu còn xúc động cùng gặp gỡ “Điểm tựa hạnh phúc” của các bác thương binh nặng trở về từ các chiến trường. Họ chính là những người vợ kiên cường, mạnh mẽ với những hi sinh thầm lặng, vượt qua biết bao khó khăn, vất vả để chăm sóc, động viên chồng vượt qua nỗi đau, di chứng chiến tranh, cùng nhau xây dựng tổ ấm gia đình, tiếp tục có đóng góp trân quý cho cộng đồng, viết tiếp bản anh hùng ca thầm lặng, tiếp nối tinh thần Trường Sơn trong cuộc sống đời thường.

Nhân dịp này, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội bày tỏ niềm tự hào và trân trọng gửi lời tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí cựu chiến binh, thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với đất nước đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho độc lập, tự do của dân tộc, thống nhất đất nước, đặc biệt là các nữ cựu chiến sĩ Đại đội nữ lái xe Trường Sơn, nữ cựu thanh niên xung phong, các mẹ/vợ liệt sĩ, nữ thương binh, vợ thương binh tham gia chương trình.

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”
Các đại biểu giao lưu tại chương trình

"Noi gương những thế hệ đi trước, các tầng lớp phụ nữ và các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập, lao động, sản xuất và công tác, luôn coi trọng thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và công tác hậu phương quân đội, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.

Từ dấu mốc 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước hôm nay, các cấp Hội và Phụ nữ toàn Thành phố sẽ tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, của Hà Nội anh hùng, hăng hái tham gia xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, cuộc sống của Nhân dân ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước trong kỷ nguyên mới", đồng chí Lê Kim Anh xúc động nhấn mạnh.

"Trước khi ra chiến trường, chúng tôi làm lễ truy điệu trước"

Tại chương trình, các đại biểu được giao lưu với: Trung tá Nguyễn Thị Hòa, nguyên chính trị viên Đội lái xe, Trưởng ban liên lạc Đại đội nữ lái xe Trường Sơn; bà Bùi Thị Vân - người từng được ví là Hoa khôi của Đại đội nữ lái xe Trường Sơn huyền thoại; bà Hoàng Thị Kim Vinh - nữ cựu thanh niên xung phong, vợ liệt sĩ, người đã để lại con thơ để dấn thân vào tuyến lửa.

Họ là những gương mặt tiêu biểu của Đại đội nữ lái xe Trường Sơn huyền thoại - những người từng cầm lái giữa bom đạn, vượt dốc, băng rừng để tiếp lửa cho chiến trường và đại diện một nữ cựu thanh niên xung phong dũng cảm, người đã rời xa mái ấm và con thơ để xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

3 phụ nữ - 3 hành trình khác nhau nhưng cùng viết nên một khúc tráng ca rực rỡ của lòng yêu nước, của khí phách và tình người giữa những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ.

Bà Nguyễn Thị Hòa, nguyên Chính trị viên Đội lái xe, Trưởng ban liên lạc Đại đội nữ lái xe Trường Sơn giao lưu tại chương trình
Bà Nguyễn Thị Hòa, nguyên Chính trị viên Đội lái xe, Trưởng ban liên lạc Đại đội nữ lái xe Trường Sơn giao lưu tại chương trình

Trung tá Nguyễn Thị Hòa, nguyên chính trị viên Đội lái xe, Trưởng ban liên lạc Đại đội nữ lái xe Trường Sơn chia sẻ, ngày đó, cán bộ chính trị rất ít người biết chuyên môn, thời gian đầu bà chưa biết lái xe. Sau này, bà đã học lái xe từ chính các chị em.

Những cung đường nào nơi chị em lái xe đến, Bộ Tư lệnh Công binh đánh dấu để có phương án bảo vệ. Trong 45 chị em có 40 lái xe, 5 thợ sửa. Chị em làm nhiệm vụ chỉ học có 45 ngày là ra lái. Thế là từ năm 1968, có đôi bàn tay con gái lái xe vòm.

Đến cuối năm 1968, chiến tranh rất ác liệt, chị em bắt đầu tham gia vào chiến dịch. Lái xe, chị nào giỏi thì 1 người 1 xe, chị nào còn yếu thì 2 người 1 xe.

“Trên đường đi chiến trận, nam giới đã vất vả, nữ giới thì vất vả đến như thế nào. Ngày nghỉ, đêm đi, đường nhiều hố bom. Chúng tôi phân công nhau, chị em khỏe thì đi, yếu thì ở nhà làm lốp, làm nhíp.

Trên tuyến đường Trường Sơn, trọng điểm 050 ở Quảng Bình, xe chúng tôi có tiểu đội 4 chị đi trước. Trước khi đi còn làm lễ truy điệu chết trước. Đợt đầu đó, chúng tôi đã có 2 chuyến xe trót lọt. Các chị em ngày xưa bé bỏng, lực lượng rất mỏng nhưng nhiệt huyết.

Sau giải phóng, năm 1975, chúng tôi còn có 36 chị thì 19 chị là thương binh, 1 chị là chất độc da cam, 18 chị lấy chồng, 1 chị lấy chồng không có con, 2 chị đến giờ chưa có chồng”, Trung tá Nguyễn Thị Hòa chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung- Trưởng ban Tuyên giáo Hội LHPN Việt Nam tặng quà các bác Đại đội nữ lái xe Trường Sơn
Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Trưởng ban Tuyên giáo Hội LHPN Việt Nam tặng quà các bác Đại đội nữ lái xe Trường Sơn
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương và Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô Lê Quỳnh Trang tặng quà các bác nữ cựu TNXP, thương binh, vợ thương binh nặng
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương và Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô Lê Quỳnh Trang tặng quà các bác nữ cựu thanh niên xung phong, thương binh, vợ thương binh nặng

Những câu chuyện của các nhân chứng lịch sử đã đưa chúng ta trở về với những tháng ngày gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Ở đó, có những người phụ nữ đã không ngần ngại hiểm nguy, lặng lẽ bước vào cuộc chiến với tinh thần dũng cảm và trái tim đầy yêu thương.

Những câu chuyện của họ không chỉ khơi nguồn niềm tự hào, xúc động mà còn là lời nhắc nhở thế hệ hôm nay về một thời đã qua - thời của lòng yêu nước, của hy sinh thầm lặng mà lớn lao.

Để tri ân những con người bình dị mà phi thường trong chiến đấu, góp phần vào chiến thắng vĩ đại giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, Hội LHPN TP Hà Nội đã gửi tới các bác, các cô những phần quà tri ân, gửi gắm tình cảm của cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô.

Đọc thêm

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Xem thêm