Tag

Xây dựng nền văn học đô thị để Hà Nội xứng tầm nghìn năm phát triển

Người Hà Nội 16/11/2021 08:00
aa
TTTĐ - Nhà văn Văn Giá từng rất tâm đắc khi nói về đào tạo nguồn nhân lực kế cận, xây dựng nên một nền văn học đô thị, điều rất cần thiết cho mỗi thành phố, đặc biệt thành phố có truyền thống văn hiến và đang hội nhập mạnh mẽ như Hà Nội. Nền văn học ấy mang khuôn mặt, tâm hồn của cư dân thành phố, điều đó cũng góp phần cho người Thủ đô soi chiếu những điều mình làm, xem đã đẹp chưa, xứng đáng với thành phố mình đang sống hay chưa?
Hà Nội - những mạch nguồn vô tận cho tác phẩm văn học

Nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương cũng từng viết: “Đô thị vì vậy gắn chặt với sự hiện đại hóa văn chương: đô thị là đề tài đồng thời cũng là thuộc tính của văn chương hiện đại. Sáng tác văn chương về đề tài đô thị tức là sáng tác văn chương dựa trên chất liệu đô thị, đô thị là thực thể có trước, có sẵn, văn chương biểu hiện nó trong sáng tác”.

Đời sống đô thị của thành phố sôi động như Hà Nội là chất liệu vô tận cho các sáng tác văn học
Đời sống đô thị của thành phố sôi động như Hà Nội là chất liệu vô tận cho các sáng tác văn học

Đoàn Ánh Dương phân tích: “Vậy có thể hiểu văn chương đô thị như thế nào? Nhìn từ mối quan hệ giữa văn chương và đô thị, văn chương đô thị có thể được hiểu là văn chương của/về đô thị; Tức văn chương viết về đô thị và có tính đô thị, ở đây là tính hiện đại, dân chủ, dân sự trong đề tài và cách thức tiếp cận với đề tài ấy. Nhìn từ mối quan hệ giữa nhà văn và đô thị, còn cần phải đặt vấn đề định vị nhà văn trong không gian văn học mà họ tạo tác, thuộc về.

Khi giới thiệu tuyển tập truyện ngắn đặc sắc về Hà Nội, chúng tôi đã cho rằng: “Nhà văn ở trong đô thị, và quan trọng hơn, có ý thức trở thành đô thị, mới tạo nên văn chương đô thị đích thực. Ở ngoài đô thị khó có được cảm quan đô thị, trong khi thuộc về đô thị nhà văn vẫn có thể sáng tạo ở chủ đề khác. Khai thác tính chất thế tục của đời sống đô thị hay khai thác cá nhân cá tính đều giúp văn chương đô thị phát triển đa dạng, cố nhiên khi nhà văn định vị bản thân vào không gian xã hội và văn chương thị thành”.

Xây dựng nền văn học đô thị để Hà Nội xứng tầm nghìn năm phát triển
Cuốn tiểu thuyết "Cửa hiệu giặt là" của nhà văn Đỗ Bích Thúy được ví như bức tranh về Hà Nội bằng văn xuôi

Những năm 30-45 của thế kỉ trước, Hà Nội ngày ấy đã có những trang viết của các tác giả như Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… hình thành nên dòng văn học đô thị. Có thể đến các tác phẩm “Gánh hàng hoa”, “Lá ngọc cành vàng”, “Thương nhớ mười hai”…

Ngay đầu những năm Đổi mới, từ một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải đến Nguyễn Huy Thiệp… cũng tiếp tục đề cập đến vấn đề này. Ma Văn Kháng và Nguyễn Khải thì làm sống dậy / lại đời sống thế tục của đô thị với "Mùa lá rụng trong vườn", "Đám cưới không có giấy giá thú", "Hà Nội trong mắt tôi", "Thượng đế thì cười...

Nhà văn Đỗ Bích Thúy
Nhà văn Đỗ Bích Thúy

Nhà phê bình văn học Đoàn Ánh Dương cũng nhận định còn rất nhiều những “cảnh và người” đô thị khác hiện lên trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Xuân Hà, Phan Triều Hải, Nguyễn Thị Thu Huệ... Các nhà văn viết về đô thị chính là viết về một mảng đời của họ, bằng sự trải nghiệm sâu sắc và những day dứt, ám ảnh khôn nguôi về thân phận con người trước sự xô bồ, một trong những hệ lụy của thành phố lớn tạo ra.

Chúng ta còn có những nhà văn cả đời sống và viết về Hà Nội như Nguyễn Việt Hà với các tác phẩm nổi tiếng “Cơ hội của Chúa”, “Khải huyền muộn”, “Ba ngôi của người”, “Của rơi” và nhiều tập tản văn; Đỗ Phấn với “Đêm tiền sử”, “Rừng người”, “Dằng dặc triền sông mưa”, Nguyễn Trương Quý với “Dưới cột đèn rót một ấm trà” và nhiều tập tản văn. Đô thị hiện lên rất đặc trưng và khác biệt trong những sáng tạo của những nhà văn này.

Chúng ta cũng có những nhà văn tuy không sinh ra và lớn lên tại nơi đây nhưng đã chọn Hà Nội làm quê hương thứ hai của mình. Họ viết về đời sống đô thị với cái nhìn đầy chiêm nghiệm, đậm đà hơi thở cuộc sống hiện đại. Đó là Phong Điệp với “Lạc chốn thị thành”, “Blogger”, “Nhật kí nhân viên văn phòng”, “Kẻ dự phần”. Đó là Kiều Bích Hậu với “Đường yêu”, “Mây vàng”.

Đó là Nguyễn Đình Tú với “Nháp”, “Kín”; Đỗ Bích Thúy với “Cửa hiệu giặt là”; Nguyễn Xuân Thủy với “Nhắm mắt nhìn trời”...

Nhà văn Phong Điệp
Nhà văn Phong Điệp

Trên văn đàn Thủ đô, các nhà văn thế hệ 8x, 9x là những người hầu như trưởng thành hoàn toàn trong bầu khí quyển của đô thị. Có thể nhắc đến Hà Thủy Nguyên với “Bên kia cánh cửa”, Nhật Phi với “Người ngủ thuê”, Đinh Phương với “Nhụy khúc”, “Đợi đến lượt”, “Nắng Thổ Tang”...

Nhiều tác phẩm của các nhà văn Nguyễn Văn Học cũng đề cập đến vấn đề của đô thị. Có thể kể đến các cuốn sách của anh như: “Gái điếm”, “Đường dài hạnh phúc”, “Bão người”, “Cao chạy xa bay”, “Hỗn danh”, “Vết thương hoa hồng”, “Tiệc hoa” (2020)... Các nhà thơ Nguyễn Quang Hưng, Lữ Thị Mai… cũng đang sống và viết miệt mài với các tác phẩm của mình, phác họa nên gương mặt đô thị, làm nên một nền văn chương đô thị dồi dào, sâu sắc cho Hà Nội.

Tác phẩm của nhà văn Phong Điệp
Tác phẩm của nhà văn Phong Điệp

Chính những tác phẩm văn học đô thị này sẽ góp phần tạo nên diện mạo văn hóa của Hà Nội mỗi thời kì và để chúng ta xứng tầm với nghìn năm phát triển, sáng tạo không ngừng của mình.

Trong mục tiêu của chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa; Nâng cao nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 có nội dung: “Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, lấy “chân thiện mỹ” làm mục tiêu của các hoạt động nghệ thuật đồng thời tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của Nhân dân”.

Tin rằng, đội ngũ những người cầm bút của Thủ đô tiếp tục viết nên những tác phẩm mang đặc trưng, tâm hồn của đô thị Hà Nội ngày nay, đưa văn hóa và con người Thủ đô của chúng ta thành trọng tâm của sáng tạo, đưa nền văn chương của chúng ta tiếp tục hội nhập với thế giới.

Bảo tàng - nơi lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa Bảo tàng - nơi lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Du lịch, kiến trúc và lịch sử làm nổi bật những nét đẹp văn hóa Thủ đô Du lịch, kiến trúc và lịch sử làm nổi bật những nét đẹp văn hóa Thủ đô
Sân khấu Thủ đô sáng đèn, thắp lên nhiều triển vọng mới Sân khấu Thủ đô sáng đèn, thắp lên nhiều triển vọng mới

Thúy Na

Đọc thêm

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Không cần những tuyên ngôn phô trương, Hà Nội chinh phục lòng người bằng nhịp sống an yên, lòng hiếu khách và chiều sâu văn hóa. Nơi đây, những nguyên thủ quốc gia đến không chỉ để dự hội nghị, mà thong dong đạp xe, dạo hồ, nhâm nhi ly cà phê phố cổ… giữa một Hà Nội rất đỗi thân quen, đáng yêu và đầy sức sống.
Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn Người Hà Nội

Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn

TTTĐ - Giá trị của hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu xương của lớp lớp tiền nhân. Đến kính cẩn nghiêng mình trước hương linh các Anh hùng liệt sĩ, cúi đầu mặc niệm và suy ngẫm, chúng ta càng cảm nhận rõ ràng, sâu sắc hơn giá trị của hòa bình và không có việc đền ơn đáp nghĩa nào có ý nghĩa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu Người Hà Nội

Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt với chủ đề "Phụ nữ Thủ đô tự tin - hội nhập - kết nối thành công" năm 2025.
Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Người Hà Nội

Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

TTTĐ - Chiều 18/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ cho nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô.
Chân dung người con gái Hà Nội tinh khôi và tràn đầy lý tưởng Người Hà Nội

Chân dung người con gái Hà Nội tinh khôi và tràn đầy lý tưởng

TTTĐ - Cuốn sách "Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba" được xuất bản, là dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện đặc biệt của một con người - chiến sĩ bình dị trong chiến tranh, giúp chúng ta biết thêm về chân dung Đặng Thùy Trâm với tuổi trẻ, tri thức và văn hóa của một người con gái Hà Nội tinh khôi và tràn đầy lý tưởng.
Báo chí đồng hành vì một Việt Nam thịnh vượng Người Hà Nội

Báo chí đồng hành vì một Việt Nam thịnh vượng

TTTĐ - Ngày 5/6, tại Thủ đô Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Diễn đàn "Báo chí đồng hành cùng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Sự kiện thu hút 200 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan Trung ương, chuyên gia, nhà khoa học, nhà báo và cộng đồng doanh nghiệp tham dự.
Thiếu nhi Thủ đô thanh lịch, văn minh Nhịp điệu cuộc sống

Thiếu nhi Thủ đô thanh lịch, văn minh

TTTĐ - Sau 5 năm thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, TP Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đóng góp nên thành công đó có sự vào cuộc của các trường học và phong trào xây dựng văn hóa học đường của thiếu nhi Thủ đô.
Gìn giữ và phát huy giá trị di tích lịch sử, nghệ thuật Người Hà Nội

Gìn giữ và phát huy giá trị di tích lịch sử, nghệ thuật

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 2617/QĐ-UBND về việc xếp hạng 16 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố. Đây là những công trình mang đậm dấu ấn thời gian, có ý nghĩa với người dân và có giá trị độc đáo với Thủ đô ngàn năm tuổi. Việc xếp hạng các công trình này sẽ góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của những vốn quý mà cha ông để lại cho chúng ta.
Xem thêm