Tag

Những người gìn giữ mo Mường

Người Hà Nội 31/07/2023 14:29
aa
TTTĐ - Với sự hình thành và phát triển ngàn đời, như Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhận xét là một di sản văn hóa phi vật thể bao hàm nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nghệ thuật, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của dân tộc Mường, mo Mường có giá trị rất lớn với bà con. Tại Hà Nội, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, mo Mường đang được bảo vệ, gìn giữ để phát huy hơn nữa với cộng đồng dân tộc thiểu số sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính.
Đưa di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường vào danh sách các di sản cần được bảo vệ khẩn cấp Tập quán tín ngưỡng Mo Mường được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những giá trị đặc sắc

Dân tộc Mường tại Hà Nội chiếm 57.66% trong tổng số các dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội, sinh sống thành cộng đồng tại huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức. Mo Mường là tấm gương phản chiếu, là bức tranh rộng lớn về tự nhiên, xã hội, lịch sử người Mường - Việt cổ. Những câu chuyện tái hiện lịch sử loài người, phản ánh nhận thức của con người về sự ra đời của trời đất trong vũ trụ, quá trình kiến tạo trái đất, sự phát triển của xã hội loài người.

Vì thế, những bài mo có giá trị rất lớn đối với văn hóa người Mường nói riêng và cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam nói chung.

Nghi thức trong mo Mường Hà Nội
Nghi thức trong mo Mường Hà Nội

Trước hết, cho dù đến nay dân tộc Mường vẫn chưa có chữ viết nhưng các bài mo vẫn chứa đựng một tinh thần nhân văn cao cả, góp phần xoa dịu nỗi đau thương của người sống khi có sự vĩnh biệt với người thân. Nó không phải là một bài ca bình thường có vần vè mà là một tác phẩm văn học, sử học, triết học, xã hội học, phong tục học… mang đầy tính bác học.

Có thể nói, đó là sự thể hiện trình độ tri thức và vai trò của ông mo trong việc xây dựng lễ nghi, phong tục… đưa dân tộc Mường tiến đến trình độ văn minh. Chỉ nguyên một việc bằng truyền miệng, bằng trí nhớ mà một tác phẩm dài hàng vạn câu thơ trải qua đời nọ sang đời kia vẫn được bảo lưu cho đến nay đã là một kỳ công của giới mo Mường. Lời mo được phân chia cú đoạn, có nhịp, có vần, có thanh điệu và tiết tấu về nhịp với nhiều giá trị về ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật.

Các bài mo cũng mang giá trị khoa học - nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường: Chết chưa phải là đã hết, vì kết thúc ở thế giới này nhưng phần hồn của người đó lại tiếp tục hành trình sang sống bên Mường Ma.

Vì vậy, người Mường tổ chức tang lễ để báo hiếu với cha mẹ, trả ân với người chết và chuẩn bị hành trang, đồ đạc con giống, tài sản… để hồn người chết mang theo về bên Mường Ma. Về mặt nhân sinh đó là bài thuốc tinh thần để giải toả lo lắng, trấn an người sống, động viên họ chấp nhận tai ương, vững lòng tin vào ngày mai để an tâm lao động, sản xuất, tiếp tục sống, làm ăn bình thường.

Bên cạnh đó, mo Mường có giá trị giáo dục và cố kết cộng đồng rất cao thông qua việc thể hiện những quan điểm nhân sinh, ứng xử giữa con người với con người, với cộng đồng và với thiên nhiên. Nghe mo, những người tham dự được nhớ lại cội nguồn của dân tộc mình, quê hương mình, của dòng họ và gia đình, nguồn cội tổ tiên của mình.

Nghe mo, mọi người sống trên đời này tự thấy phải sống tốt đẹp hơn, thương yêu nhau hơn, quý mến nhau hơn, tương trợ, giúp đỡ nhau nhiều hơn, không bao giờ ăn ở thất đức với ông bà cha mẹ, sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng và xã hội không để oán hận về sau.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Bí thực hành mo Mường
Nghệ nhân Nguyễn Thị Bí thực hành mo Mường

Mo Mường được sử dụng trong nhiều nghi lễ của người Mường nói chung như: Mo vía, mo mát nhà, mo cúng bái trừ tà ma, mo tang ma và cả chữa trài ếm cho người và phong thân khi đi mo… Tuy nhiên, tại Hà Nội mo chủ yếu sử dụng tại nghi lễ tang ma. Với người Mường tổ chức tang lễ cho người chết là công việc lớn, trọng đại của gia đình, họ tộc. Đây là nghi lễ vòng đời cuối cùng của đời người.

Trong kí ức của anh Nguyễn Văn Hiện (người có uy tín ở thôn Đồng Rằng, Đồng Xuân, Quốc Oai, Hà Nội), những năm 70 - 80 của thế kỉ trước, mo Mường bị mai một, hầu như không được nhắc đến nhiều. Về sau này, đặc biệt là những năm gần đây, sau khi được mở rộng địa giới hành chính, cuộc sống ấm no, khá giả hơn lên, mo Mường ngày càng trở lại với đời sống nhiều hơn.

Cộng đồng người dân tộc Mường tại các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai còn giữ tập quán mời thầy mo cúng mo khi nhà có người mất, các nghi lễ có sử dụng mo trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường vẫn đang được thực hành.

Mo trong tang lễ của dân tộc Mường tại Hà Nội về cơ bản vẫn được gìn giữ, bồi đắp, thực hiện tương đối đầy đủ các nghi lễ mo trong tang ma cổ truyền, trang phục, công cụ, lễ vật không thay đổi. Theo quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang không để thi thể trong nhà quá 48h nên các roóng mo được rút ngắn lại, chọn lọc cho phù hợp. Liên quan đến vòng đời của con người khi chết, gồm có lễ cúng mo quan trọng là cúng mo tại đám tang và lễ giỗ đầu.

Nỗi lo mai một

Theo kết quả kiểm kê tại Đề án Tổng kiểm kê và bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn Hà Nội năm 2016 có 8 người thực hành nghề mo (nghệ nhân mo Mường). Năm 2022, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiến hành kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể mo Mường có 7 nghệ nhân mo Mường, một nghệ nhân đã mất và không có người kế cận. Trẻ nhất là nghệ nhân Đinh Xuân Nam sinh năm 1994 ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Bí trong lễ đón nhận mo mường được ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghệ nhân Nguyễn Thị Bí trong lễ đón nhận mo mường được ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phần lớn các nghệ nhân đều cao tuổi và chưa có học trò theo học. Các bài mo chủ yếu được truyền miệng, chưa được ghi chép biên tập, thêm vào đó thế hệ trẻ phần lớn không mặn mà với việc nghe mo. Vì vậy, di sản mo Mường tại Hà Nội đang đứng trước nguy cơ mai một cần phải có kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị kịp thời.

Trước tình hình đó, tháng 2/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định ghi danh tập quán xã hội và tín ngưỡng mo Mường của các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc TP Hà Nội vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình xây dựng Bộ hồ sơ Quốc gia về di sản văn hóa mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể bảo vệ khẩn cấp.

Đồng chí Bùi Văn Sâm (Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Xuân, Quốc Oai, Hà Nội) dẫn chúng tôi đến thôn Đồng Rằng gặp nghệ nhân mo Mường nổi tiếng trong vùng. Bà Nguyễn Thị Bí năm nay 73 tuổi. Bà là truyền nhân đời thứ 6 trong một gia đình duy nhất trong xã Đông Xuân có truyền thống đi mo. Điều đặc biệt là, theo bà Bí, không phải ai cũng có thể làm mo mà phải có cơ duyên thì mới được lựa chọn để thực hành các nghi lễ này.

Bà Bí cho biết, hiện nay cũng có người đi mo theo hình thức học lại của các thầy mo khác, mỗi khi thực hành đều phải mở sách ra xem. Điều đó là không đúng. Mo là phải tự nhiên như được đấng tối cao linh thiêng thác lời mà bật ra thành tiếng. Với bà Bí, cứ mỗi lần trong vùng có người về thế giới bên kia mà nhờ đến bà, bà sẽ xuống điện thờ của gia đình, thắp nhang báo với bề trên địa chỉ, tên tuổi người xấu số thiệt phận trước khi đi.

Nghi lễ của mo Mường thường có hai mâm cỗ. Một mâm chay dâng Phật gồm trà, nước, hoa quả thanh tịnh. Mâm mặn có hai miếng thịt trong đó có một miếng sống và cơm rượu. Gia chủ chuẩn bị xong hai mâm lễ, bà Bí thắp nhang lên, tùy theo yêu cầu của chủ nhà thực hiện nghi lễ nào là cứ thế bà “đọc như cháo chảy, như có ai mách bảo trong đầu”.

Vì chỉ có một mình, không còn ai để thay đổi nên thường bà Bí phải làm một mạch từ 8 giờ tối hôm trước đến 4 giờ sáng ngày hôm sau không nghỉ. Với mỗi đám tang, tùy theo yêu cầu của chủ nhà, thầy mo sẽ thực hiện các bài khác nhau, muôn hình muôn vẻ. Từ việc người thân đến dâng cơm, dâng quả cúng đến việc người chết phải đi tìm bố mẹ, ông bà, tổ tiên họ hàng dưới âm phủ, mỗi một hoạt động thầy mo lại “tự nhiên ở trong đầu” mà đọc ra thành bài cúng.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Bí thực hành mo Mường
Nghệ nhân Nguyễn Thị Bí thực hành mo Mường

Với người Mường thôn Đồng Rằng, trước khi đi hỏa táng, người nhà phải trở về Hòa Bình nơi “Đẻ đất đẻ nước” để lấy nước nguồn cho người đi chôn được sạch sẽ. Trong khi đó, với mỗi đối tượng trẻ con, người lớn, người già, đàn ông, đàn bà… đều có những bài cúng, cách cúng khác nhau, không thể áp dụng chung tất cả một bài cho tất cả mọi người được. Thế nên việc “học” là rất khó mà tất cả đều phải là cơ duyên, do được chọn và thành tâm.

Thầy mo như là cầu nối giữa người âm với người dương, giao tiếp, tiếp xúc với họ hàng người chết ở cõi âm, thấy được những người đã chết trong gia đình của họ. Vậy nên, dù tuổi đã cao nhưng cứ có người nhờ đến là dù quanh vùng hay xa tận Thạch Thất bà cũng vẫn nhiệt tình lên đường. Đó như là sứ mệnh, cũng là sự tiếp nối truyền thống gia đình bà đã gìn giữ 6 đời này.

Dù vậy, tâm sự với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, bà Bí cũng không giấu được nỗi buồn. Anh Hiện con trai bà không biết mo. Vì thế, bà rất lo lắng sau này bà về với ông bà tổ tiên rồi thì gia đình có ai còn làm mo nữa hay không, có bị đứt gãy truyền thống hay không?

Chia tay bà Bí, chúng tôi cũng ngậm ngùi cùng với nghệ nhân già tâm huyết, song ngành Văn hóa Hà Nội đang rất nỗ lực, lại được chính quyền thành phố hết sức quan tâm, người dân cũng trân quý vốn di sản độc đáo của dân tộc mình. Vì thế, chúng ta cũng có niềm tin vững chắc rằng mo Mường sẽ luôn được gìn giữ, phát huy những giá trị độc đáo của mình cho hôm nay và mai sau.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm