Lan tỏa nếp sống văn minh trong ma chay, cưới hỏi
Công nghiệp cưới hỏi Ấn Độ thời mở cửa Hải Phòng: Dừng hoạt động các khu du lịch, đám cưới, hỏi Bí thư chi Đoàn gương mẫu, làm kinh tế giỏi Văn minh trong cưới hỏi để ngày vui trọn vẹn |
Nhiều điểm sáng...
Trước đây, huyện Thạch Thất nổi tiếng là địa phương lưu giữ nhiều tập tục lạc hậu trong việc tổ chức tang lễ, cưới hỏi và lễ hội. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc hiếu, hỉ trên địa bàn đã có nhiều thay đổi.
![]() |
Lễ trao Giấy chứng nhận kết hôn cho cặp đôi cô dâu, chú rể tại trụ sở UBND thị trấn Liên Quan (Ảnh: Ban Tuyên giáo Thạch Thất) |
Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2023, trên 93% đám cưới tại huyện Thạch Thất thực hiện nếp sống văn minh, tổ chức ăn trong một ngày, giảm số lượng khách mời. Về việc tổ chức tang lễ có 271/442 đám thực hiện hình thức hỏa táng, đạt 61,3%.
Huyện đã tổ chức thành công lễ khai hội chùa Tây Phương. Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện có 16 lễ hội vùng, thôn của xã Thạch Xá, Kim Quan, Đại Đồng, Lại Thượng, Đồng Trúc, Phú Kim, Bình Yên, Đồng Trúc, Dị Nậu… được tổ chức theo đúng quy chế, phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương.
Tại huyện Gia Lâm, theo thống kê, 100% thôn, tổ dân phố có hương ước, quy ước; 86/164 hương ước, quy ước được UBND huyện phê duyệt và triển khai có hiệu quả, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng, loại bỏ các hủ tục lạc hậu, các phong tục không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt hương ước, quy ước như xã Đa Tốn, Phù Đổng, Dương Xá…
Nổi bật là thôn Thuận Tốn (xã Đa Tốn) đã mạnh dạn đưa vào hương ước quy định về thực hiện tang văn minh, tiến bộ, loại bỏ các hủ tục đã tồn tại lâu đời trong đời sống của cư dân.
Cụ thể như, các đám tang không rắc tiền thật, vàng mã ra đường; 100% trường hợp qua đời đưa đi hỏa táng; Kiểu dáng, kích cỡ, hướng mộ, bia mộ thống nhất theo quy định. Sau khi được UBND huyện Gia Lâm phê duyệt, các gia đình trong thôn đều nghiêm túc thực hiện nội dung hương ước.
Hiệu quả của công tác tuyên truyền
Thời gian qua, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cùng các Sở, ngành, đoàn thể của thành phố đã tổ chức nhiều chương trình khuyến khích việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong đó có thể kể đến như: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc; Triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng; Tổ chức hội thi “Trưởng thôn thân thiện” thành phố Hà Nội lần thứ 3; Tổ chức chương trình “Tinh hoa Việt Nam” - “Đám cưới tập thể theo nếp sống mới” cho 18 cặp đôi trẻ... Phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động được người dân quan tâm nhiều hơn.
Trong những năm vừa qua, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các cấp chính quyền; Đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của các tầng lớp Nhân dân.
![]() |
Đồng chí Văn Thúy Hoa, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc |
Tại Hội nghị tổng kết 20 năm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (giai đoạn 2003-2023) của quận Bắc Từ Liêm được tổ chức mới đây, đồng chí Văn Thúy Hoa - Ủy viên BTV Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm cho biết: "20 năm qua, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn thành phố đã trở thành nét đẹp truyền thống.
Đây thực sự là ngày hội tại mỗi cộng đồng dân cư, hướng đến từng gia đình, mỗi người dân, góp phần xây dựng, củng cố và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Sau 9 năm thành lập, Nhân dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Hiện nay, quận Bắc Từ Liêm có 100% tổ dân phố đạt danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”; 91,2% hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 100% hộ gia đình tự nguyện đăng ký thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; Tỷ lệ hỏa táng tăng từ 47,6% (năm 2014) lên 89,2% (năm 2023)".
![]() |
Nhiều đám cưới tập thể được tổ chức thành công trên địa bàn Thủ đô |
Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 22-CT/HU của Huyện ủy Đan Phượng về “Tăng cường lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện", nhận thức của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, ứng xử văn hóa... có chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Việc cưới được tổ chức gọn nhẹ, không kéo dài. Tệ thách cưới không còn, chủ yếu do hai gia đình thống nhất với hình thức gọn, nhẹ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống tốt đẹp. Các đám cưới cơ bản không dùng thuốc lá, hình thức cỗ cưới linh đình như trước đây được xóa bỏ.
Nổi bật là huyện Đan Phượng đã xây dựng được mô hình cưới văn minh của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ với 90 đám cưới chỉ dùng tiệc trà, bánh kẹo và làm cỗ nội bộ trong gia đình.
Việc thực hiện tang văn minh, tiến bộ có sự chuyến biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Nhiều gia đình tổ chức việc tang đảm bảo chu đáo, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và hoàn cảnh gia đình; 100% các gia đình không để nhạc tang quá 22 giờ đêm và trước 5 giờ sáng.
Năm 2022, huyện Đan Phượng có tỷ lệ hỏa táng đạt 71%, tăng gần 48% so với năm 2013. Đặc biệt, số người cao tuổi viết di chúc sau qua đời đi hỏa táng ngày càng tăng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
