Tag

Đoàn Lữ Thụy Phương - cây bút nhí gieo những mầm văn chương trong trẻo

Người Hà Nội 07/08/2021 21:20
aa
TTTĐ - Dịp gần đây, cây bút nhí Đoàn Lữ Thụy Phương (học sinh lớp 3A2, trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, TP Hà Nội) được nhiều người biết đến với những sáng tác văn học nhiều ý nghĩa được thể hiện dưới ngòi bút trong trẻo, ngây thơ.
“Ngôi đền văn chương” số 4 Lý Nam Đế - nơi những nhà văn quân đội phiêu cùng con chữ Đêm hội ngộ văn chương ấm áp tình người Tác giả "Những sườn núi lấp lánh": "Văn chương là mối tình đầu thuỷ chung suốt cả cuộc đời"
Đoàn Lữ Thụy Phương
Đoàn Lữ Thụy Phương được nhiều người biết đến với những sáng tác trong trẻo, ngây thơ

Những câu chuyện được cô bé 9 tuổi ghi lại có hình ảnh của con người, đồ vật, cây cối xung quanh mình với lối quan sát tinh tế.

Nghệ thuật không phân biệt tuổi tác

Là học sinh lớp 3A2, trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, Đoàn Lữ Thụy Phương thường xuyên có các chủ đề Văn học viết về thầy cô, trường lớp, bạn bè, gia đình và cuộc sống hằng ngày...

Trong tháng 7 và những ngày đầu tháng 8, bạn Đoàn Lữ Thụy Phương đã xuất hiện trên sóng của chương trình Văn nghệ Thiếu nhi, kênh VOV6, Đài Tiếng nói Việt Nam với các tác phẩm truyện dành cho thiếu nhi: “Bức thư từ đôi dép cũ”, “Tôi nghe hạt mầm nói” và “Bàn tay bạn xòe ra tia nắng”.

“Bức thư từ đôi dép cũ” kể về hành trình của một đôi dép được Phương coi như kỷ vật thân thương. Cây bút nhí Đoàn Lữ Thụy Phương đã đặt mình vào nhân vật là chiếc đôi dép cũ bị vứt bỏ, kể lại hành trình từ khi sinh ra đến khi cũ kỹ và tiếp tục hành trình tái chế. Trong tác phẩm này, qua lời kể của đôi dép, có đoạn Thụy Phương viết: “Vào cái ngày hôm ấy, bố mẹ bạn dọn nhà, họ vứt tớ đi dù bạn đã can ngăn. Tớ bị ném ra bãi rác gần bến xe buýt mà bạn không hề hay biết. Nhưng tớ còn may mắn hơn hàng trăm, hàng triệu đôi dép còn mới toanh bị vứt xuống bãi rác...”.Trước đó, vào Ngày thơ Việt Nam diễn ra dịp rằm tháng Giêng năm 2021, bạn Đoàn Lữ Thụy Phương đã tham dự chương trình giao lưu trực tuyến Ngày thơ Việt Nam diễn ra tại khuôn viên Báo Nhân Dân (Hà Nội). Thành viên nhỏ tuổi nhất có mặt trong chương trình đã đọc bài thơ “Nắng” và “Về quê ngoại” khiến người theo dõi bất ngờ với những tác phẩm chứa chan tình cảm của nhà thơ “nhí”.

Ngoài sáng tác văn học, mùa hè này cô bạn nhỏ học sinh lớp 3A2 còn tự học đàn, học vẽ
Ngoài sáng tác văn học, mùa hè này cô bạn học sinh lớp 3A2 còn tự học đàn, học vẽ

Trong những câu từ hồn nhiên, trong trẻo ấy, có thể thấy một Thụy Phương với một đời sống nội tâm phong phú, biết cách liên tưởng thú vị và thực tế, lại mang góc nhìn vô cùng ngộ nghĩnh, đa chiều và lạc quan về mọi vật, mọi việc xung quanh, cố gắng truyền đi những thông điệp tích cực trong cuộc sống.

Con muốn trở thành nhà văn...

Ở trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, Thụy Phương là cô bé học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn và rất thân thiện với bạn bè. Nắm rõ sở trưởng, năng khiếu, tình yêu văn chương của cô trò nhỏ, cô giáo chủ nhiệm, Ban Giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện để Phương phát triển và nuôi dưỡng niềm đam mê văn chương của mình. Nhà trường, gia đình như một mảnh đất lành nuôi dưỡng tâm hồn cô học sinh nhỏ yêu ngôn ngữ, mến văn chương.

Đoàn Lữ Thụy Phương - cây bút nhí gieo những mầm văn chương trong trẻo

Với niềm đam mê sáng tác truyện và thơ, Thụy Phương có ước mơ được trở thành một nhà văn trong tương lai. Với cô bé, mỗi mẩu truyện, bài thơ ra đời là đúc kết của những trải nghiệm thực tế cùng niềm say mê đối với văn học.

Hiểu được mong ước của con gái, gia đình luôn cố gắng tạo điều kiện để Thụy Phương học hỏi, tìm hiểu và phát huy thế mạnh của bản thân. Mỗi “thành quả nhí” ra đời dù hoàn hảo hay còn nhiều thiếu sót nhưng mẹ của Phương - nhà văn Lữ Mai cùng bố - nhà văn Đoàn Văn Mật cũng luôn cảm thấy tự hào và động viên con tiếp tục thỏa sức sáng tạo.

Nghì hè ở nhà, gia đình luôn dành thời gian vui chơi cùng con
Nghỉ dịch ở nhà, gia đình luôn dành thời gian vui chơi cùng con

“Là một người mẹ, bản thân mình chỉ muốn con sau này sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Cho dù con làm nghề gì, trở thành ai, miễn đó là ước mơ của con và là nguyện vọng chính đáng thì gia đình luôn luôn ủng hộ. Gia đình chỉ muốn con được phát triển tự nhiên, được tự suy nghĩ và làm những việc con mong muốn”, chị Lữ Mai chia sẻ.

Nhà văn Lữ Mai cho biết thêm, chị rất vui mừng khi con yêu thích viết văn, bởi bằng sự quan sát của con về cuộc sống để đưa vào tác phẩm, con có thể tạo cho mình cái nhìn đa chiều, sinh động và tốt đẹp về tất cả mọi thứ xung quanh. “Dù sau này con trở thành một người làm vườn hay cô công nhân, bằng góc quan sát của một người yêu văn học, con cũng sẽ tìm cho mình được niềm vui trong công việc và cuộc sống”, chị Mai nói.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm