Tag

“Ngôi đền văn chương” số 4 Lý Nam Đế - nơi những nhà văn quân đội phiêu cùng con chữ

Văn hóa 19/12/2019 08:46
aa
TTTĐ- “Nhà số 4 Lý Nam Đế” là cách gọi thân mật trụ sở tòa soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ “Ngôi đền văn chương” này, những thế hệ nhà văn mặc áo lính phiêu cùng con chữ để cho ra đời những tác phẩm đi cùng năm tháng.

“Ngôi đền văn chương” số 4 Lý Nam Đế - nơi những nhà văn quân đội phiêu cùng con chữ

“Ngôi đền văn chương” số 4 Lý Nam Đế- nơi gắn bó của rất nhiều nhà văn quân đội

Bài liên quan

Lần đầu công bố nhật ký, thư từ của nhà văn Bùi Hiển

Xuất bản cuốn sách do nhà văn gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 chủ biên

Nhà văn Di Li cho ra mắt bộ đôi sách tùy bút ẩm thực

Tác phẩm của nhà văn Trần Thùy Mai đi dự hội sách quốc tế tại Đức

Kiến trúc đẹp giữa lòng Hà Nội

Nằm ngay đầu phố Lý Nam Đế, con đường một chiều khá nhỏ rợp bóng cây cổ thụ, tạp chí Văn nghệ Quân đội khiến nhiều người đi qua phải ngoái nhìn. Lối kiến trúc cổ kính cùng những cây đại già nở hoa trắng muốt mang vẻ đẹp trang nghiêm và huyền bí.

Thi thoảng vào những ngày trở gió, hoa đại rụng như mưa trên sân gạch rêu phong, trên những bậc thềm khiến ta có cảm giác thời gian như ngừng đọng nơi đây. Bởi lẽ đó, ngôi nhà này còn là một dấu ấn kiến trúc ấn tượng của Hà Nội.

Công trình này độc đáo do được kết hợp hài hòa giữa thành tựu công nghệ và văn hóa Pháp với truyền thống văn hóa và kiến trúc bản địa.

Trên cơ sở đó, kiến trúc sư Arthur Kruze (giáo sư trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) đã thiết kế một loạt công trình kiểu biệt thự ở Hà Nội trong thời gian cuối những năm 1930 đầu 1940 như CLB Thủy quân, các biệt thự trên phố Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu, Ngọc Hà…

Nhà số 4 Lý Nam Đế ban đầu dành làm nhà ở cho sĩ quan Pháp nên được xây dựng trên một mảnh đất khá hẹp và chạy dài theo mặt phố. Kruze đã sử dụng bố cục mặt bằng theo kiểu hành lang bên đối xứng hoàn toàn với 20 phòng nghủ tiện nghi cao bố trí trên hai tầng nhà.

“Ngôi đền văn chương” số 4 Lý Nam Đế - nơi những nhà văn quân đội phiêu cùng con chữ

Hình khối không gian và các chi tiết công trình được nghiên cứu rất công phu theo hướng bản địa hóa kiến trúc. Trước lối vào là một tiền sảnh nhỏ với hai cột tròn sơn đỏ đỡ mái sảnh lợp ngói ống, phía trên là khối thang nhô hẳn ra phía trước được trang trí cầu kỳ bằng các mảng tường hoa văn hình chữ triện cùng hệ mái mở rộng ở phía trên tạo điểm nhấn cho công trình.

Điểm đáng chú ý nhất của ngôi nhà là cách xử lý bộ mái theo hình thức dân tộc. Bộ mái của ngôi nhà gồm các chính, mái che hang hiên phía trước, mái sảnh và mái che các cửa sổ hướng tây.

Các mái đều có độ vươn ra khá lớn, lợp ngói ống và được đỡ bởi hệ con sơn giả gỗ đầu có hình chữ triện, góc mái uốn cong lên phía trên tạo thành các đầu đao theo hình thức mái Việt.

Đặc biệt, những mái này được trang trí rất công phu khiến cho ngôi nhà có tỷ lệ hài hòa, các bộ phận và chi tiết được sử dụng một cách có cân nhắc kết hợp với vườn cây xanh tạo ra một công trình kiến trúc tuy không lớn nhưng rất có ấn tượng.

Nơi đây, một thời gian bị quân Nhật chiếm đóng. Vì vậy, sau phía sau ngôi nhà này còn còn có một cái lô cốt, không rõ do người Nhật xây là được xây từ thời Pháp thuộc.

Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Bình Phương ca ngợi: “Cái lô cốt trông thật đẹp, ẩn dưới tán hồng xiêm lúc nào cũng xanh mượt”. Ngoài ra, cây xanh cũng là một điểm nhấn khá đặc biệt cho tòa nhà này.

Ngoài những cây hồng xiêm, nhãn, trứng gà um tùm, trước cửa vào còn có hai cây đại cổ thụ, dáng vặn xoắn gân guốc như hai con rồng chầu hai bên, đây là điểm khiến ngôi nhà này mang vẻ cổ kính khác biệt.

Do cầu thang và nền nhà hoàn toàn được lát gỗ tự nhiên, những căn phòng ở đây luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Sau những lần cải tạo, công trình vẫn giữ được nhiều hình bóng và hồn cốt xưa cũ.

Nơi ghi dấu nhiều thế hệ nhà văn mặc áo lính

Số 4 Lý Nam đế là nơi gắn bó của rất nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến hiện tại. Có thể kể đến Thanh Tịnh, Từ Bích Hoàng, Vũ Cao, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Thu Bồn, Nguyên Ngọc, Lê Lựu, Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Trần Đăng Khoa, Sương Nguyệt Minh…

Những tác phẩm của họ đi vào sách giáo khoa, đi vào lòng người đọc biết bao năm tháng qua. Trong khi đó, những nhà văn đương thời vẫn đang sung sức và còn cống hiến miệt mài, bền bỉ cho nền văn chương nước nhà.

Nhắc tới phố Lý Nam Đế, người ta một thời gọi nó là “phố nhà binh” cũng bởi nhà văn Chu Lai. Ông kể: “Cũng có chút thú vị để khoe, hình như từ khi cuốn “Phố”, rồi kịch “Hà Nội đêm trở gió”, rồi bộ phim “Người Hà Nội”, đều chuyển thể từ cốt lõi văn học ra đời, người ta không còn gọi nhiều căn phố 1200 thước này là phố Lý Nam Đế nữa mà thường thuận miệng gọi bằng cái danh xưng quân sự hơn: Phố nhà binh”.

Nhà văn Chu Lai
Nhà văn Chu Lai

Đúng như nhà văn của “Nắng đồng bằng”, “Phố”, “Ăn mày dĩ vãng” chia sẻ, cái từ trường văn học khi đã nhập được vào hồn âm nhạc thì sẽ trở thành một sự cộng hưởng thú vị, từ “Phố” nhạc sĩ Trọng Đài đã cho ra đời được hai ca khúc khá ấn tượng. Đó là bài hát “Hà Nội đêm trở gió” cho vở kịch cùng tên và bài “Chị tôi” cho phim “Người Hà Nội”. “Cũng từ hai ca khúc trữ tình có mùi văn học sâu đậm này, ca sĩ Mỹ Linh bắt đầu đặt chân lên con đường để trở thành một pa”, Chu Lai nhận định.

Bên cạnh đó còn rất nhiều nhà văn, nhà thơ mà độc giả đã quá quen mặt, quen tên, quen tác phẩm.

“Ngôi đền văn chương” số 4 Lý Nam Đế - nơi những nhà văn quân đội phiêu cùng con chữ
"Bãi săn"- cuốn tiểu thuyết đang được người đọc rất tâm đắc của nhà văn Nguyễn Đình Tú

Có thể kể đến nhà văn Nguyễn Đình Tú với các tiểu thuyết “Phiên bản”, “Hồ sơ một tử tù”, “Hoang tâm”, “Bãi săn”… Nhà văn Đỗ Bích Thúy với “Bóng của cây sồi”, “Chúa đất”, “Lặng yên dưới vực sâu”…

Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy với “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa”, “Sát thủ online”, “Biển xanh màu lá”, “Nhắm mắt nhìn trời”, “Có tiếng người trong gió”…

Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy
Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy

Các nhà văn, nhà thơ Phạm Duy Nghĩa, Uông Triều, Đinh Phương, Đoàn Văn Mật… cũng là những tên tuổi được độc giả mến mộ thời gian qua.

Trong dịp kỉ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019), nhà văn Uông Triều vừa cho ra mắt tiểu thuyết “Cô độc”. Anh tâm sự: “Ý tưởng để tôi viết tác phẩm này xuất phát chính từ nghề của mình. Đặc biệt, cuốn này tôi viết từ căn phòng của mình. Thường thì người viết ẩn mình, ít khi lộ diện trong tác phẩm, trong công việc. Cuốn sách này đặc biệt hơn khi nó rất gần gũi với tác giả.

Bối cảnh chính của câu chuyện trong tiểu thuyết lấy cảm hứng từ căn phòng làm việc của tôi, mọi sự vui buồn đều bắt nguồn từ căn phòng này mà ra, còn tất cả những thứ khác đều là phụ trợ.

Đây cũng là lần đầu tiên tôi viết một cuốn sách lấy từ chính cảm hứng công việc của mình, phòng làm việc của mình, cơ quan của mình… và những người mình yêu quý”.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy
Nhà văn Đỗ Bích Thúy

Đây cũng là nơi những người chập chững bước chân vào nghiệp văn chương ngưỡng mộ như một “ngôi đền văn chương”. Tạp chí Văn nghệ Quân đội không chỉ là nơi đăng tải những sáng tác của các cây viết trẻ tiềm năng mà còn tổ chức những cuộc thi truyện ngắn và thơ có uy tín.

Từ những cuộc thi này, nhiều tên tuổi đã thành danh và ngày càng được độc giả biết đến nhiều hơn như Phan Đình Minh, Đỗ Anh Vũ, Đinh Phương, Nguyễn Thị Kim Hòa…

Trong khi đó, những truyện ngắn, bài thơ, bài lý luận phê bình của tạp chí xuất bản hàng tháng vẫn nằm trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện nay, là món ăn tinh thần bổ ích cho bạn đọc trong và ngoài nước.

Đọc thêm

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Văn hóa

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng nay (18/4), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Xem thêm