Tag

Tơ sen giữ hồn lụa Việt

Người Hà Nội 12/10/2021 17:27
aa
TTTĐ - Ít ai ngờ người phụ nữ có nụ cười hiền từ, nước da ngăm nâu, bàn tay rám nắng lại là nghệ nhân giữ hồn lụa Việt. Bà là Phan Thị Thuận - một trong 9 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2021.
Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo” Bài 8: “Quê lụa” khoác lên mình tấm áo mới

Cách trung tâm Hà Nội 40km, làng nghề nuôi tằm, dệt lụa truyền thống Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã có từ lâu đời. Tại đây, nghệ nhân Phan Thị Thuận (70 tuổi) dành cả đời để đóng góp cho việc khôi phục làng nghề dệt vải truyền thống của Thủ đô và tìm hướng đi mới cho lụa.

Hiện Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận là Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức; Hội viên Hội nông dân xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Bà Thuận là người đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thành công lụa dệt bằng tơ sen.
Hiện Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận là Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, Hội viên Hội nông dân xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Bà là người đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thành công lụa dệt bằng tơ sen
Thời điểm mùa sen từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch, cũng là lúc bà Thuận bắt đầu vào công đoạn lựa chọn và khai thác tơ sen, bà luôn ưu tiên chọn những thân cây sen tươi vì lúc đó thân sen cho ra nhiều sợi tơ. Để có đủ nguyên liệu dệt, bà và gia đình đã đi khắp trong và ngoài huyện tìm đầm sen đặt mua nguyên liệu.
Thời điểm mùa sen từ tháng 5 đến tháng 9 Dương lịch cũng là lúc bà Thuận bắt đầu vào công đoạn lựa chọn và khai thác tơ sen, bà luôn ưu tiên chọn những thân cây sen tươi vì lúc đó thân sen cho ra nhiều sợi tơ. Để có đủ nguyên liệu dệt, bà và gia đình đã đi khắp trong và ngoài huyện tìm đầm sen đặt mua nguyên liệu
Thân sen được thu hoạch về đều được rửa sạch bùn và làm sạch gai để tiện cho việc rút sợi. Việc nghiên cứu làm lụa tơ sen thành công từ năm 2017, tuy nhiên bà Thuận cho hay, những sản phẩm lúc đầu ra chưa ưng ý sau khi trải qua quá trình sử dụng.
Thân sen thu hoạch về được rửa sạch bùn và làm sạch gai để tiện cho việc rút sợi. Việc nghiên cứu làm lụa tơ sen thành công từ năm 2017, tuy nhiên bà Thuận cho hay, những sản phẩm lúc đầu ra chưa ưng ý...
Tơ sen giữ hồn lụa Việt
Mỗi thân sen làm ra một mét sợi tơ to và để lấy được sợi tơ sen bà Thuận phải dùng dao khứa quanh cuống sen, sau đó dùng tay vặn và kéo tơ ra. Để làm công đoạn này, thợ thạo việc cũng mất gần một tháng. "Chúng tôi yêu cầu chính xác vì nếu làm ẩu sẽ làm sợi tơ bị đứt hoặc ngắn. Một thợ thạo việc rút trung bình gần 200 cuống lá sen một ngày", bà Thuận nói
Tơ rút xong được cho vào ống và guồng. Tất cả công đoạn đều được làm thủ công.
Tơ rút xong được cho vào ống và guồng. Tất cả công đoạn đều được làm thủ công
 Quá trình quay sợi người quay phải luôn chăm chú điều chỉnh để sợi không bị đứt.
Quá trình quay sợi người quay phải luôn chăm chú điều chỉnh để sợi không bị đứt
Tơ sen khi rút ra khỏi thân cây gặp nước luôn có màu trắng đục, nhưng khi khô và se thành sợi sẽ dần chuyển sang màu trắng sáng.
Tơ sen khi rút ra khỏi thân cây gặp nước luôn có màu trắng đục nhưng khi khô và se thành sợi sẽ dần chuyển sang màu trắng sáng
Công đoạn cuối cùng là dệt thành tấm lụa trên máy. Công đoạn đòi hỏi người đứng máy phải khéo léo tạo hình ngay khi đưa đẩy con thoi.
Công đoạn cuối cùng là dệt thành tấm lụa trên máy. Công đoạn đòi hỏi người đứng máy phải khéo léo tạo hình ngay khi đưa đẩy con thoi
Những chiếc khăn, tấm lụa sau khi được luộc ở nhiệt độ cao trong hơn một tiếng sẽ tan hết nhựa sen, sau đó phơi trong môi trường khô thoáng và có nắng.
Những chiếc khăn, tấm lụa sau khi được luộc ở nhiệt độ cao trong hơn một tiếng sẽ tan hết nhựa sen, sau đó phơi trong môi trường khô thoáng và có nắng
Để hoàn thiện một chiếc khăn lụa tơ sen đòi hỏi người thợ phải tập trung và có tình yêu với nghề dệt, vì quá trình này trải qua tới 14 công đoạn.
Để hoàn thiện một chiếc khăn lụa tơ sen đòi hỏi người thợ phải tập trung và có tình yêu với nghề dệt, vì quá trình này trải qua tới 14 công đoạn
Cần tới 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ dài 1,7 m, giá thành hơn 8 triệu đồng. Sản phẩm lụa từ tơ sen bền, mát và có thể làm thành túi, vỏ bọc sổ sách, đồ trang trí trong nhà, đóng khung treo tường... Trong đó, được ưa chuộng nhất là khăn quàng cổ.
Cần tới 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ dài 1,7m, giá hơn 8 triệu đồng. Sản phẩm lụa từ tơ sen bền, mát và có thể làm thành túi, vỏ bọc sổ sách, đồ trang trí trong nhà, đóng khung treo tường... Trong đó, được ưa chuộng nhất là khăn quàng cổ
Tơ sen giữ hồn lụa ViệtMột chiếc khăn làm thủ công bằng lụa tơ sen mất 0,07gr tơ, nhiều người cùng làm trong một tháng và 7 ngày thêu họa tiết. Những mẫu khăn này đã được nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2019 để làm quà tặng. Sản phẩm từ tơ sen của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã có mặt ở nhiều quốc gia như Pháp, Mỹ, Nhật Bản... Hầu hết được đặt hàng từ trước mùa sen.
Một chiếc khăn làm thủ công bằng lụa tơ sen mất 0,07gr tơ, nhiều người cùng làm trong một tháng và 7 ngày thêu họa tiết. Những mẫu khăn này đã được nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2019 để làm quà tặng. Sản phẩm từ tơ sen của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã có mặt ở nhiều quốc gia như Pháp, Mỹ, Nhật Bản... Hầu hết được đặt hàng từ trước mùa sen
Tơ sen giữ hồn lụa Việt
"Khi sen bắt đầu lên nụ là có thể khai thác phần thân để mang về kéo tơ, hoa thì ướp chè hoặc lá bán làm thuốc, người trồng sen tận dụng tối đa để không bỏ đi phần nào mà vẫn mang lại giá trị kinh tế", bà Thuận nói
Vào dịp hè nhà bà Thuận thường xuyên có hàng trăm học sinh trong và ngoài huyện đến học cách se sợi, lấy sợi tơ từ thân sen.
Vào dịp hè nhà bà Thuận thường xuyên có hàng trăm học sinh trong và ngoài huyện đến học cách se sợi, lấy sợi tơ từ thân sen. Đây cũng là một cách bà Thuận truyền nghề lại cho thế hệ sau (Ảnh tư liệu)
Nghệ nhân Phan Thị Thuận dành tất cả tâm huyết và tình yêu truyền nghề miễn phí. Bà mong muốn những lớp măng non sau này sẽ kế cận và đủ tình yêu với lụa tơ sen để nhân rộng dòng sản phẩm đặc biệt, quý tộc này như chính cái nôi của làng nghề dệt Phùng Xa nổi tiếng.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận dành tất cả tâm huyết và tình yêu truyền nghề miễn phí. Bà mong muốn những lớp măng non sau này sẽ kế cận và đủ tình yêu với lụa tơ sen để nhân rộng dòng sản phẩm đặc biệt, quý tộc này như chính cái nôi của làng nghề dệt Phùng Xá nổi tiếng (Ảnh tư liệu)
Ngoài ra, doanh nghiệp do bà làm chủ cũng đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong vùng, với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/tháng (số lượng lao động sử dụng mùa vụ 1.500 người)…
Ngoài ra, doanh nghiệp do bà làm chủ cũng đã tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng, với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/tháng (số lượng lao động sử dụng mùa vụ 1.500 người)…

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm