Rực rỡ khai mạc “Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023”
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Văn hóa dân gian Biển đảo Việt Nam |
![]() |
Mở đầu đêm khai mạc là tiết mục Trống hội sôi động |
Phát biểu khai mạc buổi lễ, đồng chí Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh: “Lễ hội đình Kim ngân và Hội nghề kim hoàn Hoàn Kiếm” nhằm tôn vinh các vị tổ nghề, các nghệ nhân, các phố nghề - làng nghề truyền thống, phát huy giá trị văn hóa, kinh tế, quảng bá du lịch. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi thành phố Hà Nội đang thực hiện Đề án phát triển công nghiệp văn hóa.
![]() |
Đồng chí Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm phát biểu khai mạc lễ hội |
Các phố nghề truyền thống, các lễ hội và những nét sinh hoạt của người dân, các di tích lịch sử, đình thờ tổ nghề, đền, miếu, am, cửa ô, cùng với các công trình nhà ở có giá trị... đã tạo nên đặc trưng cho khu Phố cổ Hà Nội. Trước đây, người dân từ các nơi đã hội tụ về Kinh đô, lập nên những phường nghề. Họ đã xây dựng những ngôi đình, đền để tưởng nhớ các vị tổ nghề hoặc các vị thần bảo hộ.
Trong phố cổ, còn một số ngôi đình thờ tổ nghề như đình Kim Ngân, đình Trương Thị, đình Yên Thái, đình Tú Thị, đình Phả Trúc Lâm... Chúng ta đang ở đình Kim Ngân, nơi thờ ông tổ bách nghệ và Cụ tổ nghề kim hoàn Thương thư bộ lại Lưu Xuân Tín. Đình Kim Ngân đã được quận Hoàn Kiếm đầu tư tu bổ, tôn tạo năm 2011 và là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2012.
![]() |
Các vị đại biểu khách mời tham quan giao lưu phố nghề |
Tổ chức “Lễ hội đình Kim ngân và Hội nghề kim hoàn Hoàn Kiếm” thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện hiện lòng thành kính, lòng biết ơn của các thế hệ sau đối với công đức của các vị tổ nghề; Có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người dân phố Hàng Bạc và các làng nghề nói riêng, của người Việt nói chung.
Đây cũng là dịp để chúng ta tôn vinh các nghệ nhân, các làng nghề; Qua đó khuyến khích các nghệ nhân, người dân tiếp tục duy trì nghề truyền thống và có nhiều sáng tạo, đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần vào việc phát triển kinh tế, du lịch của quận Hoàn Kiếm, các làng nghề, của Thủ đô Hà Nội”.
![]() |
Các nghệ nhân làng nghề thực hiện các công đoạn chế tác |
Tại buổi lễ, đại diện các hộ kinh doanh phường Hàng Bạc, ông Nguyễn Duy Tân phát biểu và hứa hẹn: “Chúng tôi coi việc giữ chữ tín không phải là quý như vàng như bạc mà quý như kim cương.
Người hàng Bạc chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của làng nghề chuyên kinh doanh, chế tác kim hoàn để phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình, xã hội, góp phần xây dựng phường hàng Bạc ngày càng tươi đẹp và văn minh”.
“Lễ hội đình Kim ngân và Hội nghề kim hoàn Hoàn Kiếm” là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực. Không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi trao đổi kinh nghiệm về nghề, giới thiệu và trình diễn của một số làng nghề kim hoàn nổi tiếng của Hà Nội.
Đồng thời, lễ hội còn phát huy giá trị văn hóa, kinh tế, quảng bá du lịch. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi thành phố Hà Nội đang thực hiện Đề án phát triển công nghiệp văn hóa.
Lễ khai mạc diễn ra từ 19h30 đến 20h40 gồm các hoạt động như: Lễ dâng hương, trống hội chào mừng, biểu diễn hoạt cảnh phố nghề, đại biểu tham quan, giao lưu với nghệ nhân, phố nghề.
Buổi chiều cùng ngày, lễ rước đã diễn ra tại khu Phố cổ Hà Nội và xung quanh hồ Hoàn Kiếm, thu hút sự tham gia đông đảo của Nhân dân, du khách thập phương. Trong những ngày tới, các nghệ nhân, người làm nghề sẽ tiếp tục giới thiệu các sản phẩm kim hoàn đặc trưng, một số công đoạn trình diễn nghề và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc duy trì, phát triển nghề kim hoàn, thảo luận về những hướng phát triển nghề trong thời đại công nghiệp văn hóa.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…
