Tag

Đi lễ thế nào để thuận mắt cõi trần, cõi thiêng?

Người Hà Nội 09/02/2023 11:07
aa
TTTĐ - Đầu xuân năm mới, việc đi lễ ở các cơ sở tâm linh là nhu cầu đồng thời cũng là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Dù vậy, đi lễ ra sao cho thuận mắt cả người cõi trần, cõi thiêng thì lại là câu chuyện cũ mà vẫn mới, vẫn cần phải nói đi nói lại để cửa đình, đền, chùa, miếu được thanh tịnh và người người vẫn phải soi vào để sửa mình.
Đầu năm mới người trẻ nô nức đi lễ chùa

Sau thời gian dài dịch bệnh, năm nay, trong tình hình mới, các cơ sở tín ngưỡng, tâm linh đã mở cửa cho đông đảo người dân đến lễ bái trở lại. Cùng với việc tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp điều kiện mới, một điều mà những nơi linh thiêng này vẫn luôn khuyến cáo người dân, đó là tác phong, trang phục, ứng xử đúng mực khi tới lễ.

Hình ản không mấy đẹp mắt của người đi lễ  tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội)
Hình ảnh không mấy đẹp mắt của người đi lễ tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội)

Điều đó chẳng những đảm bảo tôn nghiêm của cửa Phật, cửa Thánh mà còn thực hiện tốt các quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, thể hiện là người có văn hóa. Điều đó cũng giúp cho việc lễ bái của chúng ta được thành tâm, chỉn chu hơn, dẫn đến những mong cầu cho năm mới có thể được hanh thông, thuận lợi hơn.

Bây giờ đã là nửa cuối tháng Giêng nhưng vẫn là tháng “cao điểm” người dân đi lễ chùa. Nhiều câu chuyện, hình ảnh không được thuận mắt mà chúng tôi thu lượm được dọc đường đi lễ đầu năm cho thấy một số người dân đã “tự nhiên chủ nghĩa” khi đến với chốn thiêng.

Chẳng hạn, chị Thu Dung (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vào chiều mùng 1 Tết, dòng người đổ về chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội) rất đông. Thời tiết ấm áp, một số người chọn trang phục áo dài để vừa đi lễ vừa chụp ảnh. Phần đông mặc các trang phục lịch sự và đẹp đẽ vì họ chủ đích đi chúc Tết đầu năm và đi lễ chùa.

Cá biệt vẫn có những trường hợp mặc váy rất ngắn tung tăng lượn khắp khuôn viên của chùa, vào lễ Phật, hồn nhiên chụp ảnh bên mái đao cong vút, bên hương khói trang nghiêm. Cá biệt, có “cặp đôi” còn tự do thể hiện tình cảm với nhau ngay tại nơi nghỉ sau khi lễ chùa, giữa chốn đông người.

Chị Thu Dung bày tỏ thái độ rất ngao ngán: “Việc mặc váy ngắn cũn cỡn của người phụ nữ đi vào chùa đã không thể chấp nhận được, hành động người đàn ông ôm ấp, sờ soạng vào phần da thịt hở của người phụ nữ ngay tại sân chùa lại càng không thể chấp nhận hơn. Đáng nói là, họ không còn trẻ tuổi, là bậc có thể làm gương cho lớp trẻ nhìn vào”.

Người mẹ dắt con đi check-in tại đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
Người mẹ dắt con đi check-in tại đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

Lại nói về chuyện làm gương, chị Hoài Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vô cùng bức xúc kể về việc một gia đình cùng nhau đi lễ tại đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Người mẹ mặc váy ngắn, dắt con vòng hết chỗ nọ đến chỗ kia để người cha cầm điện thoại chụp ảnh cho hai mẹ con. Cả gia đình 3 người không ai để ý đến những chiếc váy ngắn họ đang mặc theo từng nhịp bước chân trèo leo co lên hở xuống như thế nào.

Cô gái nhỏ đang ở tuổi teen, bà mẹ còn trẻ nhưng lẽ ra làm gương cho con thì lại dường như không để ý đến trang phục mình mặc có phù hợp đi lễ hay không. Cũng tương tự, tại đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), một người ở tuổi bà cũng vô tư mặc một chiếc quần soóc vào lễ. Mặc dù thời tiết mùa này còn lạnh, đa phần mọi người mặc đồ ngắn đều có mặc quần tất màu đen bên trong, quần có thể dày, có thể mỏng song vẫn không thể phủ định được trang phục họ mặc bên ngoài là ngắn.

Đi lễ đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) mà ăn mặc như thế này...
Đi lễ đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) mà ăn mặc như thế này...

“Đừng biện hộ rằng chiếc quần đen đã che đi khoảng da thịt để hở. Đừng biện hộ rằng đi lễ cũng là đi vãn cảnh. Đành rằng, lễ chùa, du xuân là việc thường gắn với nhau. Dù vậy, du xuân hay đi lễ là việc đều được chúng ta có chủ định từ trước. Không thể nói đi du xuân thấy chùa, đền thì tiện chân rẽ vào.

Việc đi lễ ngoài thành tâm ra thì còn phải có định hướng, nghĩa là ta chọn điểm đến, chọn đình, đền, chùa, miếu để lễ theo nhu cầu, theo cái tâm của mình hướng đến. “Tiện đường” đã là không thành tâm, thì việc không sửa soạn trang phục một cách chỉnh tề cũng là một biểu hiện của không thành tâm”, chị Hoài Hương nhấn mạnh.

“Nhiều người chỉ để ý đến lễ lạt mang đến chùa mà quên mất rằng, trang phục, tâm thế mình mang đến chùa cũng là một “lễ vật” mà mình dâng lên Thần, Thánh, Phật. Mình đến cửa Phật bằng sự thành tâm, bằng trang phục nghiêm trang, bằng nụ cười, bằng tấm lòng hướng thiện, sùng bái, kính trọng các bậc thánh nhân, Thần, Phật thì đã được chứng giám, đã được thành công cho cả chuyến đi lễ rồi.

Giống như ai đến nhà bạn, với trang phục không phù hợp, với sự chuẩn bị không được tốt, như kiểu “tiện đi qua ghé chơi” chắc bạn sẽ không vui. Trần sao âm vậy, mình thế nào thì cõi trên thế ấy, chúng ta nên suy luận như thế để mà đi lễ sao cho thành tâm, như thế mới hiệu quả”, chị Diệu Hồng, một Phật tử tại quận Thanh Xuân chia sẻ.

Tất đen hay tất trắng thì vẫn là đồ ngắn
Tất đen hay tất trắng thì vẫn là đồ ngắn

Với rất nhiều nỗ lực chúng ta mới phòng, chống dịch được tốt để có thể mở cửa các hoạt động trong điều kiện bình thường mới như hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có rất nhiều nỗ lực để xây dựng nếp sống văn hóa, lối ứng xử văn hóa theo các chuẩn mực của quy tắc ứng xử mà thành phố Hà Nội ban hành. Cùng với việc hưởng một mùa xuân mới vui tươi, an toàn, chúng ta lại càng phải xốc lại những thành quả về văn hóa ứng xử đã đạt được trước đây.

Những tháng đầu năm này, nhu cầu lễ bái, vãn cảnh tại các nơi thờ tự, tín ngưỡng, cơ sở tâm linh còn nhiều. Mỗi người Hà Nội nên tự ý thức cao hơn trong việc chuẩn bị tâm thế đi lễ của mình. Tại một số nơi, trước ban thờ người ta còn đặt tấm gương lớn. Tấm gương ấy là để mỗi người trước khi quỳ xuống lễ soi lại trang phục, tác phong, soi lại cả cái tâm của mình trước khi chắp tay khấn nguyện.

Nên chăng, mỗi chúng ta nên tự soi mình trong chính cái tâm của mình. Bên cạnh đó, các cơ sở tâm linh cũng nên tăng cường treo biển và giám sát việc thực hiện các quy tắc ứng xử. Thuận mắt cõi trần, phù hợp với tác phong, ứng xử văn hóa thì cũng đẹp lòng cõi thiêng. Có như thế, việc lễ bái mới được thành kính, mọi nguyện cầu trong năm mới mới có thể linh nghiệm.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm