Tag

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

Người Hà Nội 01/09/2024 08:16
aa
TTTĐ - Những giá trị lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến đã phần nào được tái hiện một cách chân thật, gần gũi, sâu sắc, ấn tượng tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” lần đầu tiên tổ chức.
"Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh" trọn tình gắn kết Dư vị của “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” Thống kê ấn tượng "Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh"

Hà Nội trong trái tim

Những ngày cuối tháng 8, thi thoảng cơn mưa nặng hạt bất chợt ùa đến xua tan đi cái nóng bức, ngột ngạt của một thành phố đông đúc, náo nhiệt. Mùa này, thời tiết phương Nam cũng thất thường, mưa nắng, như con gái vậy.

Mưa, nhiều người cũng lo âu, nhất là Ban Tổ chức chương trình. Người dân thì thấp thỏm, hy vọng và mong đợi ngày khai mạc có thời tiết thuận lợi.

Hà Nội là để yêu
Hà Nội đến để yêu

“Mình đã trông chờ chương trình này mấy hôm nay rồi. Ra phố đi bộ Nguyễn Huệ tập thể dục mỗi ngày, mình cứ ngắm nhìn và chờ đợi các công trình thành hình để tham quan, thưởng thức”, chị Minh Phụng (trú tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh) ngắm nghía, chụp hình Hoàng thành Thăng Long đang hoàn thiện, vui mừng nói.

Theo chị Phụng, chị chưa đi Hà Nội bao giờ. Chị chỉ biết Hà Nội qua sách báo, phim ảnh nhưng cũng vô cùng cảm mến và yêu dấu vì nét cổ kính, hào hoa của Thủ đô nghìn năm văn hiến…

Những công trình mang đậm văn hóa, bản sắc Hà Nội
Những công trình mang đậm văn hóa, bản sắc Hà Nội
Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

Không giống như chị Phụng, anh Phương cùng vợ con “lặn lội” từ Cà Mau lên TP Hồ Chí Minh du lịch những ngày cuối của dịp nghỉ hè. Đến phố đi bộ Nguyễn Huệ, anh vô tình biết được có chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” nên nán lại xem.

“Nhà tôi định dìa (về - PV) rồi đó mà con thấy vậy nên nói ba má ở lại xem cho biết Hà Nội như thế nào. Trước giờ chỉ thấy trên vô tuyến thôi. Hai vợ chồng cũng tò mò nên ở thêm cho biết”, anh Phương chân chất nói.

Hoàng thành Thăng Long hấp dẫn người dân và du khách
Hoàng thành Thăng Long hấp dẫn người dân và du khách

Không phải tự nhiên những người như chị Phụng, anh Phương cảm mến Hà Nội một cách vô tư, chân chất như thế, dù chưa đến Hà Nội bao giờ. Tình cảm họ dành cho Hà Nội như một điều thiêng liêng của mỗi người con Việt Nam dành cho Thủ đô - trái tim hồng nghìn năm văn hiến vậy.

Chị Diệu Ly sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Vì lý do gia đình, công việc, chị đã rời quê hương chuyển vào TP Hồ Chí Minh sinh sống, đến nay kể cũng ngót nghét 10 năm.

Do bộn bề công việc, chị khó có thể sắp xếp thời gian ra thăm Hà Nội hoặc nếu có cũng chỉ là những chuyến đi vội vã…

Từ khi biết tin có sự kiện “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh”, chị đã vô cùng háo hức và chờ đợi. Qua những không gian, kiến trúc được kỳ công tái hiện đã giúp chị được trở về một miền ký ức xưa, về một thành phố thân thương đã từng bao bọc và nuôi nấng chị.

Chị Diệu Ly vẫn sắc son nhớ thương và yêu mến Hà Nội
Chị Diệu Ly vẫn sắc son nhớ thương và yêu mến Hà Nội

“Khi đi tham quan từng địa danh đã được kỳ công chuẩn bị, chị cảm thấy vô cùng xúc động. Ngoài những địa danh đã từng cho chị nhiều kỷ niệm về thời trẻ, hơn hết đó còn là sự gắn kết nghĩa tình của 2 thành phố: Một nơi sinh ra, nuôi lớn mình và một nơi mình vẫn đang sinh sống”, chị Diệu Ly bồi hồi.

Đặc biệt, khi ngắm nhìn biểu tượng Hà Nội (Khuê Văn Các) giữa lòng thành phố, cảm xúc dâng trào trong chị. Hai thành phố là hai nơi trao cho chị những gì quý giá nhất - nơi sinh ra, lớn lên với biết bao kỷ niệm, nơi trưởng thành cùng sự yêu mến và bao dung.

Khuê Văn Các được tái hiện tại TP Hồ Chí Minh
Khuê Văn Các được tái hiện tại TP Hồ Chí Minh

Hay tại khu vực tái hiện cầu Long Biên, nơi trưng bày triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), chị Diệu Ly cũng được hiểu thêm, càng tự hào thêm về những chặng đường lịch sử hào hùng của quân và dân Thủ đô ngày ấy.

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

Sắc son với Hà Nội

Ngay từ khi thông tin về chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” được công bố, nhiều người đã rất tò mò. Bởi đây là lần đầu tiên một Hà Nội nghìn năm văn hiến được mang vào phương Nam để giới thiệu, quảng bá và để người dân gần hơn, hiểu hơn…

Không phải tự nhiên trong những ngày đầu thi công các hạng mục phục vụ chương trình, nhiều người đã không mấy chú ý. Lý do cũng bởi phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1 đã quá quen thuộc với việc tổ chức các chương trình, hoạt động.

Đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức và tham quan tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1 - nơi diễn ra “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh”
Đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức và tham quan tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1 - nơi diễn ra “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh”

Khi Khuê Văn Các, Hoàng thành Thăng Long, làng cổ Đường Lâm, cầu Long Biên, Tháp Bút, cầu Thê Húc, chợ Đồng Xuân, các biển hiệu phố phường, những khung cửa sổ, những ngôi nhà mang gam màu và kiến trúc đặc trưng… mọi người mới chợt nhận ra Hà Nội.

Những buổi dạo phố, những lần check-in với Hà Nội giữa lòng thành phố lớn nhất phương Nam cũng bắt đầu hút khách.

Người dân, du khách trong và ngoài nước từ tò mò đến phấn khích chờ đợi các công trình hoàn thiện. Để rồi mọi người sau đó vỡ òa bởi những hoạt động sôi nổi, như đêm khai mạc chương trình với chủ đề “Dấu son Hà Nội” hoành tráng, ấn tượng, mãn nhãn và giàu cảm xúc. Hay chương trình “Giai điệu trẻ” đậm chất thanh niên, với khí thế của tuổi trẻ hai miền Nam - Bắc sẵn sàng tiên phong, trách nhiệm, sáng tạo và cống hiến hết mình cho Tổ quốc…

Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa đặc sắc như triển lãm về Hoàng thành Thăng Long; di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám; giới thiệu tinh hoa đạo học Việt Nam; triển lãm ảnh 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại khu vực mô hình cầu Long Biên; hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch liên kết Thủ đô Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; quảng bá và giới thiệu ẩm thực Hà Nội...

Tất cả đã tạo nên một chương trình ghi dấu, vừa đậm đà bản sắc Hà Nội - Thành phố hòa bình, vừa năng động, sáng tạo của TP Hồ Chí Minh - thành phố mệnh danh không ngủ.

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

“Mình nắm hết nội dung của chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” vì chưa đi Hà Nội bao giờ. Cũng muốn một lần đặt chân ra đó thăm Lăng Bác, đi cho biết Hồ Gươm, Hồ Tây, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long… nhưng vì nhiều lý do nên mình chưa đi được”, anh Hoàng (trú tại quận Tân Phú) phấn khởi nói.

Cụ rùa AI và mô hình lều chõng hấp dẫn học sinh tìm hiểu về văn hóa, lịch sử dân tộc
Cụ rùa AI và mô hình lều chõng hấp dẫn học sinh tìm hiểu về văn hóa, lịch sử dân tộc
Em Trương Hoàng Bảo Trâm tạo dáng khi được vào ngồi trong mô hình lều chõng của sĩ tử năm xưa
Em Trương Hoàng Bảo Trâm thích thú khi được vào ngồi trong mô hình lều chõng của sĩ tử năm xưa

Cũng theo anh Hoàng, anh đã đưa gia đình đi tham quan chương trình, thưởng thức hầu hết các đặc sản… Tất cả đã mang lại cho anh và gia đình một cảm nhận chung rất đặc biệt, đó là một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa thành phố mang tên Bác.

“Đặc biệt, con mình thích triển lãm chủ đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài”. Khi nghe Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chữ hiền tài, con mình thích và đòi đi ngay. Cháu yêu lịch sử, văn hóa, đếm chiêm ngưỡng Hà Nội nghìn năm văn hiến thì còn gì bằng”, anh Hoàng tâm đắc chia sẻ.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm