Kon Tum dự kiến còn 40 xã, phường sau sắp xếp
Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó” Kon Tum và Quảng Ngãi họp bàn sáp nhập đơn vị hành chính |
![]() |
Sai khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Kon Tum dự kiến chỉ còn 40 xã, phường (gồm 3 phường, 37 xã) |
Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của Bộ Chính trị; qua đó giúp tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển, tăng cường liên kết vùng; thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mới, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trước đó, tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI cho ý kiến đối với đề án, phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Hiện, tỉnh Kon Tum có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (9 huyện và 1 thành phố), toàn tỉnh có 102 đơn vị cấp xã, trong đó có 10 phường, 7 thị trấn và 85 xã.
Theo đề án, sau sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum dự kiến còn 40 xã, phường (trong đó có 37 xã và 3 phường).
Cụ thể, huyện Đăk Hà còn 5 xã, gồm: Đăk Pxi, Đăk Mar, Đăk Ui, Ngọk Réo, Đăk Hà; huyện Đăk Tô còn 3 xã, gồm: Ngọk Tụ, Đăk Tô, Kon Đào; huyện Tu Mơ Rông còn 4 xã, gồm: Đăk Sao, Đăk Tờ Kan, Tu Mơ Rông, Măng Ri.
Huyện Ngọc Hồi còn 3 xã, gồm: Bờ Y, Sa Loong, Dục Nông; huyện Đăk Glei còn 5 xã, gồm: Xốp, Ngọc Linh, Đăk Plô, Đăk Pék, Đăk Môn; huyện Sa Thầy còn 3 xã, gồm: Sa Thầy, Sa Bình, Ya Ly; huyện Ia H’Drai còn 1 xã là Ia Tơi; huyện Kon Rẫy còn 3 xã, gồm: Đăk Kôi, Kon Braih, Đăk Rve; huyện Kon Plông còn 3 xã, gồm: Măng Đen, Măng Bút, Kon Plông.
Riêng TP Kon Tum, từ 21 xã, phường sau sắp xếp còn 3 xã: Ngọk Bay, Ia Chim, Đăk Rơ Wa và 3 phường: Kon Tum, Đăk Cấm, Đăk Bla.
Cũng theo đề án, sau khi sắp xếp, trên địa bàn toàn tỉnh giảm được 62 đơn vị hành chính cấp xã, đạt 60,78% theo yêu cầu.
Đáng chú ý, có 4/40 xã đạt tiêu chuẩn và không thực hiện sắp xếp gồm các xã: Đăk Long, Rờ Kơi, Mô Rai và Ia Dal.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh là phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển chung của cả nước, sẽ tạo sự thay đổi tích cực và tập trung được nguồn lực, phát huy tiềm năng phát triển của địa phương.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh nhằm cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; tạo nguồn lực, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm chi ngân sách, nâng cao đời sống Nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quân đội Lào, Campuchia tham gia tổng hợp luyện diễu binh lần 2

Cung ứng điện đảm bảo nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu
