Bản hùng ca hào hùng của quân và dân Kon Tum
Kon Tum: Khen thưởng 183 em thiếu nhi đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ Kon Tum và Quảng Ngãi họp bàn sáp nhập đơn vị hành chính Kon Tum dự kiến còn 40 xã, phường sau sắp xếp |
![]() |
Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Kon Tum là vùng chiến trường ác liệt (Ảnh tư liệu) |
Chiến trường “đỏ lửa” ngày đêm
Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Kon Tum là vùng chiến trường ác liệt, là địa bàn mà đế quốc Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa triển khai nhiều chiến lược, chiến dịch càn quét nhằm đàn áp các phong trào cách mạng, tra tấn, sát hại dã man đồng bào ta.
Nhưng với truyền thống cách mạng anh dũng, kiên cường, bất khuất, đại bộ phận Nhân dân ta vẫn quyết tâm theo Đảng; được sự chi viện sức người, sức của của cả ba miền, cùng với việc vận dụng nhiều cách đánh linh hoạt, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, bền bỉ chiến đấu và liên tiếp giành nhiều thắng lợi to lớn, góp phần cùng cả nước, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của địch.
![]() |
Đại biểu tham quan xe tăng tại Tượng đài chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh |
Cuối năm 1974, Bộ Chính trị hạ quyết tâm chớp lấy thời cơ để giải phóng miền Nam. Mặt trận B3 với phiên hiệu là “Chiến trường B3” đã cùng với Đảng bộ, quân và dân tỉnh Kon Tum ra sức chuẩn bị mọi mặt, vừa đánh địch vừa hình thành thế trận tấn công vào thị xã.
Ngày 4/3/1975, Chiến dịch Tây Nguyên mở màn, tại tỉnh Kon Tum, hoả lực của Tỉnh đội và lực lượng chủ lực của ta tấn công vào các khu quân sự trong thị xã, khống chế sân bay, khu cảnh sát dã chiến, trạm tiếp điện Chư Hreng, các chốt điểm xung quanh thị xã, các ấp, các khu đồn trong vùng, đánh chiếm đường 14 và 19, cắt đứt sự vận chuyển tiếp tế, chi viện của quân địch.
Ngày 15/3/1975, địch ở Kon Tum bắt đầu tháo chạy. Đến đêm ngày 16/3/1975, tất cả các lượng lượng vũ trang và chính trị trong tỉnh, cùng với các mũi đột kích của chủ lực Sư đoàn 968 đột nhập chiếm lĩnh, làm chủ các khu vực quân sự và chính trị trọng yếu, tiêu diệt tất cả các ổ đề kháng cuối cùng của địch, nhanh chóng chiếm lĩnh toàn bộ thị xã Kon Tum.
![]() |
Xe tăng T59 số hiệu 377 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định là bảo vật quốc gia (Ảnh: Trần Nghĩa) |
Cùng trong ngày 16/3, ta đánh chiếm quận lỵ Đăk Tô(lưu vong), vây ép địch ở phía Bắc và phía Đông; haitrung đội nghĩa quân ở phía Tây Nam thị xã bị tước vũ khí. Cờ giải phóng tung bay trên khắp bầu trời thị xã Kon Tum, Nhân dân các dân tộc thị xã Kon Tum reo mừng, chào đón cán bộ, chiến sĩ giải phóng, những người con trung kiên anh dũng từ mọi miền của Tổ quốc, chào đón những đoàn cán bộ cùng với các lực lượng của tỉnh từ vùng căn cứ tiến vào tiếp quản thị xã Kon Tum.
Cuộc đấu tranh giải phóng quê hương của quân và dân tỉnh Kon Tum với đỉnh cao chiến thắng ngày 16/3/1975 đã giành thắng lợi hoàn toàn, tạo nên sức mạnh to lớn, cổ vũ, động viên quân và dân ta trên toàn mặt trận, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Có thể khẳng định, đây là sự kiện lịch sử trọng đại của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.
Kết thúc chặng đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất anh dũng, hào hùng của quân và dân các dân tộc tỉnh nhà; góp phần quan trọng vào hành trình thần tốc của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ cả nước cùng đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.
![]() |
Kon Tum tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh |
Kon Tum bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tháng 8/1991, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Kon Tum được tái thành lập, thời gian này, kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, hầu như phải bắt tay xây dựng lại từ đầu. Nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu sản xuất cây lương thực truyền thống; giao thông trong thế ngõ cụt, nhiều xã không có đường giao thông đến trung tâm; đời sống Nhân dân khó khăn nhiều mặt.
Song, với truyền thống anh dũng quật cường trong kháng chiến chống ngoại xâm, tinh thần nỗ lực vượt khó vươn lên trong lao động sản xuất, từ năm 1975 đến nay, sau 50 năm giải phóng Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng và phát triển quê hương Kon Tum ngày càng giàu đẹp, với những thành tựu to lớn: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh luôn duy trì mức tăng trưởng khá.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chú trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,31%; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên.
![]() |
Kon Tum ngày nay |
Bên cạnh đó, diện mạo nông thôn và đô thị không ngừng đổi mới; các tuyến giao thông huyết mạch được đầu tư, góp phần phá thế ngõ cụt, tạo nên hành lang kết nối với các tỉnh lân cận.
Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, công tác đối ngoại đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tỉnh Kon Tum hôm nay đang cùng với đất nước vững bước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, nhằm góp phần tạo tiền đề vững chắc để cùng với Nhân dân cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tin liên quan
Đọc thêm

Người dân "cắm trại" chờ xem lễ diễu binh

Nhân lên tình yêu Tổ quốc từ cột mốc Trường Sa trên đất liền

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình

Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió
