Tag

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

Khởi nghiệp sáng tạo 26/03/2025 14:03
aa
TTTĐ - Nhờ sự định hướng của các cấp bộ Đoàn, những năm qua, đời sống của các đoàn viên, thanh niên vùng biên giới tỉnh Kon Tum ngày càng được nâng cao. Nhiều đoàn viên, thanh niên là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Bán đấu giá sâm Ngọc Linh “tiếp sức” làng tái định cư Tu Thó Hỗ trợ đồng bào Xơ Đăng làm du lịch, bảo tồn văn hóa Tuổi trẻ Kon Tum nô nức tòng quân
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”
Anh A Theng, Bí thư Đoàn xã Đăk Long giới thiệu về mô hình trồng cây mắc ca xen với cà phê (Ảnh: Trần Nghĩa)

Khởi nghiệp nơi vùng biên

Tháng 3 về, trong cái nắng chói chang huyện biên giới Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), từng đồi cà phê trắng xóa trải dài khắp các sườn đồi, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt cả một vùng biên giới. Dẫn chúng tôi đi tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi của đoàn viên, thanh niên, anh A Theng, Bí thư Đoàn xã Đăk Long phấn khởi cho biết: Những năm qua, nhằm giúp thanh niên trên địa bàn thay đổi tư duy canh tác, phát triển kinh tế, chúng tôi đã định hướng, tư vấn cho các đoàn viên, thanh niên tự tin làm giàu trên chính quê hương của mình.

Đặc biệt, hằng năm, chúng tôi xây dựng kế hoạch, phương án để đưa các đoàn viên, thanh niên đi học tập những mô hình sản xuất giỏi, đạt năng xuất cao và phù hợp với tình hình, thực tế của địa phương. Trong đó chú trọng các mô hình canh tác cây cà phê, mắc ca, cây ăn quả...

Ngoài ra, Đoàn xã cũng mời các chuyên gia nông nghiệp, chủ mô hình sản xuất nông nghiệp giỏi về tận nơi để hướng dẫn các đoàn viên, thanh niên cách trồng cây, cắt tỉa cành, phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Chính vì vậy, những năm qua, trên địa bàn xã Đăk Long đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, mang lại thu nhập lớn cho các đoàn viên, thanh niên. Đáng chú ý, nhiều mô hình canh tác cây cà phê tiêu biểu, thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”
Vườn cà phê của anh A Tâm cho thu nhập cao (Ảnh: Trần Nghĩa)

Dẫn chúng tôi lên tham quan mô hình phát triển cây cà phê của anh A Tâm (32 tuổi, đoàn viên Chi đoàn thôn Măng Tách, xã Đăk Long). Anh A Tâm chia sẻ: “Đăk Long là xã biên giới giáp với nước bạn Lào. Do đó, trước đây thanh niên ở đây phụ thuộc vào săn bắt, hái lượm nơi núi rừng nên cuộc sống bấp bênh, khó khăn. Chính vì vậy, các đối tượng xấu sẽ lợi dụng vào những việc vi phạm pháp luật”.

A Tâm nhận thấy, nếu bản thân cứ phụ thuộc vào núi rừng thì cuộc sống sẽ rơi vào bế tắc, khó khăn triền miên và dễ bị kẻ xấu lợi dụng làm những việc phạm pháp. A Tâm cho hay: “Xã Đăk Long là địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai và khí hậu rất phù hợp để phát triển cây cà phê, cây bời lời và các cây ăn quả khác”.

Tuy nhiên, nguồn vốn để phát triển sản xuất là một vấn đề lớn với một người trẻ như A Tâm. Lúc này A Tâm suy nghĩ, muốn “đi đường xa” phải lấy ngắn, nuôi dài thì mới có thể phát triển được mô hình cà phê. A Tâm đã lựa chọn việc trồng cây mì để có vốn mua cây giống, đào hố và mua phân bón.

Sau hơn 7 năm cần mẫn chăm sóc, học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, A Tâm đã có cho mình được khoảng 1.000 cây cà phê và hơn 1 hecta cây bời lời. A Tâm phấn khởi cho biết: “Năm vừa qua, trừ các chi phí, vườn cà phê cũng mang lại thu nhập gần 150 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình đã có nguồn thu ổn định và đã mua sắm được xe máy, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt.

Nhờ có nguồn thu ổn định và có nguồn vốn, năm tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây cà phê để cuộc sống gia đình khá giả hơn”.

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”
Thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số khát khao làm giàu trên vùng đất khó (Ảnh: Trần Nghĩa)

Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất “quốc bảo”

Cũng như A Tâm, mô hình phát triển cây công nghiệp của anh A Sổ (28 tuổi, Bí thư Chi đoàn thôn Dục Lang, xã Đăk Long) là một trong những mô hình tiêu biểu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Anh A Sổ phấn khởi cho biết: “Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vụ mùa vừa qua, vườn cà phê đã mang lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Nhờ đó, cuộc sống gia đình ngày càng ổn định, không lo thiếu cái ăn, cái mặc như trước đây nữa”.

A Sổ, kể: “Trước đây, do không có vốn để phát triển kinh tế nên đời sống gia đình lúc nào cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương xã Đăk Long, tôi đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện mô hình cây cà phê, mắc ca, cao su”.

Nhờ sự cố gắng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đến nay vườn của anh A Sổ đã có khoảng 700 cây cà phê năm thứ 6, 500 cây cà phê năm thứ 2, 100 cây mắc ca và 400 cây cao su đang phát triển xanh tốt.

Ngoài ra, để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, anh A Sổ còn mạnh dạn vay mượn tiền của người thân, bạn bè để mở một cửa hàng tạp hóa. Nhờ đó, thu nhập của gia đình ngày càng ổn định.

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”
Mô hình trồng sâm Ngọc Linh của anh A Thịnh (Ảnh: Trần Nghĩa)

Câu khẩu hiệu “Nơi đâu khó, có thanh niên” đã hun đúc tinh thần khát khao làm giàu của đoàn viên, thanh niên. Trong số các mô hình phát triển kinh tế giỏi của thanh niên, mô hình trồng sâm Ngọc Linh của anh A Thịnh (25 tuổi, đoàn viên Chi đoàn thôn Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) được xem là mô hình tiêu biểu, thể hiện khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng nơi “vùng đất khó”.

Tuổi còn rất trẻ nên anh A Thịnh chưa có kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và quản lý cây sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, để phát triển được mô hình sâm Ngọc Linh cũng cần một nguồn vốn lớn.

Tuy vậy, với sự ham học hỏi, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất “quốc bảo”, anh A Thịnh đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua cây giống sâm Ngọc Linh và làm luống.

Sau 3 năm cố gắng, hiện nay, A Thịnh đã có khoảng 1.000 gốc sâm Ngọc Linh hơn 3 năm tuổi. Anh A Thịnh bộc bạch: “Sâm Ngọc Linh là cây có giá trị kinh tế rất cao. Những năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đất “quốc bảo” vươn lên làm giàu, nhiều hộ dân đã xây được nhà to, mua ô tô, xe máy và con cái được đến trường đầy đủ”.

Anh A Thịnh “khoe” với chúng tôi rằng: “Cây sâm Ngọc Linh phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trên đỉnh núi Ngọc Linh nên phát triển rất tốt. Cứ đà này, vài ba năm tới, cây sâm sẽ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng”.

Anh Nguyễn Văn Mạnh, Bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum cho biết: “Thời gian qua, các chương trình, hoạt động của Tỉnh đoàn Kon Tum phần nào đã giúp nhận thức, bản lĩnh của thanh niên vùng dân tộc thiểu số được nâng lên; trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, ý thức tôn trọng pháp luật được nâng cao... Qua đó, trong tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cá nhân tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực.

Với sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị chức năng, nhiều tấm gương thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số ở khu vực khó khăn tỉnh Kon Tum đã góp sức cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Một số mô hình, ý tưởng phát triển kinh tế tiêu biểu của thanh niên khu vực đồng bào dân tộc thiểu số như: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình nuôi hươu sao lấy nhung, mô hình kinh doanh du dịch homestay...

Trong năm 2023 và 2024, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức tuyên dương, trao tặng bằng khen cho 42 đoàn viên, thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua đó truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ, tạo cơ hội gặp gở, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm từ các cá nhân thành công để đông đảo đoàn, hội viên thanh niên.

Đọc thêm

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3 Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3

TTTĐ - Ban Tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 vừa có thông báo về thời gian tổ chức cuộc thi. Theo đó, hạn cuối nộp bài dự thi là 31/3. Dự kiến vòng Chung kết và trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 5/2025.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

TTTĐ - Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025 Kinh tế

Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025

TTTĐ - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vừa chính thức khởi động Cuộc thi Startup Runway 2025, một sân chơi thường niên uy tín dành cho học sinh, sinh viên đam mê khởi nghiệp. Với những đổi mới mang tính đột phá, cuộc thi năm nay hướng đến mục tiêu xây dựng một nền tảng thực hành khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn diện.
Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Ít nhất 200 dự án khởi nghiệp sáng tạo, 100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ phát triển. Vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo Đà Nẵng tăng thêm khoảng 7.000 tỷ đồng (tương đương 300 triệu USD) so năm 2025.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam: "Vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: "Vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên

TTTĐ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam không chỉ là nơi đào tạo kiến thức mà còn là "vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Tại lễ ra mắt CLB Hoa và cây cảnh sinh viên VNUA có diễn ra buổi đấu giá hoa, cây cảnh sản phẩm khoa học công nghệ của nhà trường. Sự kiện này giúp sinh viên tiếp cận sớm với kinh doanh và khởi nghiệp.
Hà Nội - điểm đến dẫn đầu đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Hà Nội - điểm đến dẫn đầu đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Hà Nội dẫn đầu Chỉ số đổi mới sáng tạo 2024 đã phản ánh vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Triển khai nhiều mô hình sáng tạo trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Triển khai nhiều mô hình sáng tạo trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

TTTĐ - Ngày 25/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Sóc Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội, phong trào phụ nữ và hoạt động tổ chức Tài chính vi mô tình thương năm 2024; triển khai phương hướng nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2025.
Dự án gây ấn tượng tại chung kết cuộc thi đổi mới sáng tạo ngành Công nghệ thực phẩm Khởi nghiệp sáng tạo

Dự án gây ấn tượng tại chung kết cuộc thi đổi mới sáng tạo ngành Công nghệ thực phẩm

TTTĐ - Ngày 21/12/2024, tại Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh (HUIT), vòng chung kết cuộc thi Food Innovation and Development (FID) 2024, với chủ đề "The Future of Food - Tương lai ngành Thực phẩm" đã diễn ra, thu hút sự tham gia của hơn 400 khách mời, bao gồm đại diện các đơn vị tổ chức, nhà tài trợ, ban giám khảo, mentor và các đội thi xuất sắc nhất trên toàn quốc.
Nữ CEO 8X tận tâm, đổi mới trong “kỷ nguyên vươn mình” Khởi nghiệp sáng tạo

Nữ CEO 8X tận tâm, đổi mới trong “kỷ nguyên vươn mình”

TTTĐ - Trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp như được truyền thêm cảm hứng, niềm tin để cùng tiến bước. Đổi mới, sáng tạo, tận tâm là điều mà CEO Lê Dung luôn theo đuổi để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển…
Ươm mầm tài năng trẻ ngành Công nghệ thực phẩm Việt Nam Khởi nghiệp sáng tạo

Ươm mầm tài năng trẻ ngành Công nghệ thực phẩm Việt Nam

TTTĐ - Ngày 21/12/2024, vòng chung kết cuộc thi Food Innovation and Development (FID) 2024 với chủ đề “The Future of Food - Tương lai ngành Thực phẩm” sẽ chính thức diễn ra tại Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh (HUIT). Đây là một sân chơi ý nghĩa nhằm khuyến khích, ươm mầm các tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm của Việt Nam, cũng như thúc đẩy mô hình đổi mới sáng tạo mở giữa các trường đại học và doanh nghiệp.
Xem thêm