Tag

Chính phủ đề nghị giữ nguyên 22 bộ ngành trong nhiệm kỳ 2021-2026

Tin tức 18/07/2021 11:21
aa
TTTĐ - Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Đây cũng là nội dung quan trọng sẽ được bàn luận tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khai mạc vào ngày 20/7.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp khẩn với 27 tỉnh, thành phía Nam về phòng, chống dịch Chính phủ ban hành Nghị quyết mua 40 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga
Quang cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ
Quang cảnh một phiên họp Chính phủ

Sắp xếp, kiện toàn tinh gọn

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIV gồm: 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ tiếp tục được tổ chức theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô và phạm vi quản lý từng bước được bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.

Chính phủ đánh giá, từ thực tiễn hoạt động trong nhiệm kỳ vừa qua có thể khẳng định, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 được kiện toàn theo đúng chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội.

Việc giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIV như khóa XIII đã tạo điều kiện cho Chính phủ thực hiện tốt vai trò Hiến định của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ tập trung hơn vào nhiệm vụ quản lý, điều hành vĩ mô theo quy định của pháp luật và kịp thời cụ thể hóa, thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được bổ sung, hoàn thiện; tổ chức bộ máy bên trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ từng bước được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương đang từng bước được điều chỉnh theo yêu cầu cải cách hành chính...

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, theo cơ cấu tổ chức của Chính phủ hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế trên một số lĩnh vực cần phải tiếp tục hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, cơ chế phối hợp, phân cấp, phân quyền.

Bên cạnh đó là hạn chế về nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với việc đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, điều hành trong tình hình mới.

Tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Liên quan đến phương án cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV, Chính phủ quán triệt chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội.

Chính phủ nhấn mạnh, việc sắp xếp kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và hội nhập, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại...; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Việc sắp xếp phát huy sự chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành và khai thác hiệu quả các nguồn lực của địa phương; Đồng thời phân định hợp lý chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, bảo đảm tính thống nhất, bao quát, thông suốt của nền hành chính quốc gia.

Chính phủ đề ra mục tiêu xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực và tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ đã được Hiến pháp quy định, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ nhân dân.

Theo đó, tiếp tục thực hiện tổ chức mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô và phạm vi quản lý phù hợp, bảo đảm gắn kết và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực; Kiện toàn tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ gắn với việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tinh gọn và đáp ứng các tiêu chí thành lập tổ chức do Chính phủ quy định.

Chính phủ kiên định thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính; những việc có liên quan đến cơ quan khác thì xác định rõ cơ quan phối hợp nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề giao thoa, bảo đảm không bỏ trống nhiệm vụ.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) tiếp tục kế thừa, ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo khóa XIV.

Chính phủ cho biết, trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV, cũng có những ý kiến đề xuất phương án đổi tên một số bộ, ngành và sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối một số bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Chính phủ đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận rất kỹ lưỡng, khoa học, thận trọng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ phải tập trung chỉ đạo thực hiện “mục tiêu kép” vừa quyết liệt chống dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, chăm lo, giải quyết an sinh xã hội... cho Nhân dân, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

Đồng thời, căn cứ kết quả công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ đã được Quốc hội đánh giá chung tại Nghị quyết số 161/2021, việc trước mắt giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 là cần thiết, phù hợp.

Kết luận của Bộ Chính trị đã chỉ đạo về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV: “Trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 như khóa XIV”.

Vì vậy, Chính phủ đề nghị với Quốc hội, trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 như khóa XIV.

Thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ từ khóa XII đến khóa XV một cách bài bản, khoa học, tổng thể, toàn diện. Trên cơ sở đó, xác định rõ hơn phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của các Bộ, ngành.

Đồng thời, Chính phủ nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành trong tình hình mới.

Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp lại một số Bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng theo tinh thần Nghị quyết số 18, 19 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết số 56 của Quốc hội gắn với việc xây dựng chiến lược cải cách hành chính đến năm 2030, định hướng 2045 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Từ đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ mới giữ ổn định như khoá XIV có 22 cơ quan, gồm: 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.

Cụ thể gồm các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế.

Các cơ quan ngang Bộ gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã sau sáp nhập Tin tức

Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã sau sáp nhập

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất có cơ chế lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho lãnh đạo cấp xã trong thời gian đầu sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Cán bộ cấp xã có đủ sức sát dân, gần dân khi bỏ huyện? Thời sự

Cán bộ cấp xã có đủ sức sát dân, gần dân khi bỏ huyện?

TTTĐ - Cán bộ cấp xã có tăng nhưng còn ít hơn khi còn cấp huyện và với địa bàn rộng thì liệu có đủ sức sát dân, gần dân?
Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND Tin tức

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.
Quy định rõ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp điều hành công việc cấp xã Tin tức

Quy định rõ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp điều hành công việc cấp xã

TTTĐ - Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho rằng, quy định Chủ tịch UBND tỉnh “trong trường hợp cần thiết” là chưa thể hiện rõ trách nhiệm của cấp tỉnh và có thể dẫn đến những vướng mắc, bất cập, thiếu thống nhất trong tổ chức thi hành...
Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND Tin tức

Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

TTTĐ - Nếu không có quyền chất vấn, đại biểu HĐND sẽ khó có thể yêu cầu Chánh án hoặc Viện trưởng ra trước kỳ họp HĐND để trả lời cụ thể từng vấn đề đối thoại công khai với đại biểu và cử tri...
Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp Tin tức

Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp

TTTĐ - Qua tổng hợp sơ bộ cho thấy, về cơ bản đại đa số các ý kiến đồng tình và bày tỏ sự thống nhất cao với sự cần thiết phạm vi và nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng" Thời sự

Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng"

TTTĐ - Tối 13/5, tại Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, thành phố Thuỷ Nguyên) thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2025.
Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ Công nghệ số

Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu các chính sách phù hợp nhằm khơi thông và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân...
Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” Tin tức

Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người”

TTTĐ - Việc sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” và thông qua sản phẩm, kết quả cụ thể, được đánh giá bằng sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, bằng uy tín đối với Nhân dân, đồng nghiệp. Đồng thời, xác định chất lượng là quan trọng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn…
Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Sáng 14/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Xem thêm