Tag

Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp

Tin tức 13/05/2025 19:57
aa
TTTĐ - Sáng 14/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp Sửa Hiến pháp để bộ máy tinh gọn là chủ trương hợp lòng dân

Theo thông cáo của Tổng Thư ký Quốc hội, tiếp tục kỳ họp thứ 9, sáng 14/5, Quốc hội sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp).

Chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi); thảo luận về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Trước đó, tại phiên họp ngày 5/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước ta đã có 5 bản Hiến pháp, đánh dấu những giai đoạn khác nhau trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước.

Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, trong đó, quy định cụ thể về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định các đơn vị hành chính ở địa phương của nước ta với tên gọi của từng loại đơn vị hành chính ở 3 cấp là: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Sau hơn 11 năm triển khai thi hành, các quy định của Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định quan trọng cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

Sáng 14/5, Quốc hội bàn thảo về việc sửa đổi Hiến pháp
Sáng 14/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương không ngừng đổi mới, hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường sự tham gia của người dân và cộng đồng vào quản trị địa phương; hoạt động của bộ máy hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn và góp phần bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.

Một số chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ, vẫn còn có sự trùng lắp, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ, trùng lặp về đối tượng vận động tập hợp ở một số tổ chức thành viên của Mặt trận, có lúc, có nơi chưa thực sự sâu sát cơ sở, nắm tình hình Nhân dân chưa kịp thời.

Mô hình chính quyền địa phương 3 cấp đã bộc lộ sự cồng kềnh, chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ, quyền hạn, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, chưa phát huy được tối đa việc ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Việc tồn tại nhiều đơn vị hành chính quy mô nhỏ làm phân tán nguồn lực, không phát huy được lợi thế, tiềm năng của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trước bối cảnh nêu trên, Đảng đã chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 12/4/2025 đã thống nhất định hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 phải dựa trên kết quả rà soát, đánh giá thực tiễn việc thi hành quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, nhất là các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc hệ trọng, cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân dân; chú trọng công tác truyền thông, bảo đảm đúng định hướng, không để các đối tượng xấu, các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Về định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là 2 nhóm nội dung: Các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xác định hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội.

Sau đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đã ký ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm; bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.

Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.

Các ý kiến đóng góp của Nhân dân, các ngành, các cấp phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc, làm cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Theo kế hoạch, các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của nhân dân.

Các cơ quan, tổ chức, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu tiến độ, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, địa phương mình, chủ động lên kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học.

Chính quyền địa phương các cấp tổ chức lấy ý kiến nhân dân bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thời gian lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết bắt đầu từ ngày 6/5/2025 và hoàn thành vào ngày 5/6/2025.

Đọc thêm

Hoàn thành Đại hội Đảng bộ TP trước ngày 31/10/2025 Tin tức

Hoàn thành Đại hội Đảng bộ TP trước ngày 31/10/2025

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành trước ngày 31/10/2025. Thời gian tổ chức đại hội điểm cấp trên trực tiếp cơ sở và xã, phường sẽ diễn ra vào đầu quý III/2025.
Hà Nội: Lấy lãnh đạo cấp huyện làm nòng cốt tại xã, phường mới Tin tức

Hà Nội: Lấy lãnh đạo cấp huyện làm nòng cốt tại xã, phường mới

TTTĐ - TP Hà Nội sẽ lấy cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay làm nòng cốt tại các xã, phường mới và thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cơ bản không là người địa phương...
Đảm bảo không có “độ trễ” trong sắp xếp cán bộ Tin tức

Đảm bảo không có “độ trễ” trong sắp xếp cán bộ

TTTĐ - Việc sắp xếp cán bộ theo Hướng dẫn số 09-HD/TU phải được thực hiện trên tinh thần cách mạng, không cầu toàn, "vừa chạy vừa xếp hàng". Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh yêu cầu mới từ Trung ương, Thành ủy sẽ chỉ đạo điều chỉnh.
30 tác phẩm đoạt giải về "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng" Tin tức

30 tác phẩm đoạt giải về "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng"

TTTĐ - Ngày 13/5, tại Hà Nội, Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội gặp mặt báo chí thông tin về cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ 4.
Hà Nội triển khai hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ phường, xã Tin tức

Hà Nội triển khai hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ phường, xã

TTTĐ - Chiều 13/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2025-2030 và Hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố.
Phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng Đảng Tin tức

Phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng Đảng

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 325-KH/TU của Thành ủy Hà Nội về tổ chức Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị TP Hà Nội lần thứ VIII - năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Tối 12-5 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Minsk, Thủ đô Minsk (Belarus), lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko.
Rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND Tin tức

Rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND

TTTĐ - Sáng 12/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Đề xuất tăng thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực Tin tức

Đề xuất tăng thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực

TTTĐ - Đề xuất điều chỉnh tăng thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực theo hướng Tòa án nhân dân khu vực có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự, vụ án hành chính...
Thúc đẩy hợp tác Hội Liên hiệp Phụ nữ 2 Thủ đô Tin tức

Thúc đẩy hợp tác Hội Liên hiệp Phụ nữ 2 Thủ đô

TTTĐ - Sáng 12/5, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tiếp Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) nhân dịp Đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Xem thêm