Sửa Hiến pháp để bộ máy tinh gọn là chủ trương hợp lòng dân
Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp |
Thảo luận tại tổ 13 (gồm đoàn Hậu Giang, Lào Cai, Bắc Ninh, Đắk Lắk), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, muốn thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 trong giai đoạn hai thì cần phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và một số luật liên quan.
"Ai cũng mong muốn xây dựng bộ máy tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Nhiều nhiệm kỳ vừa qua, có thể nói là nhiệm kỳ nào Trung ương cũng có nghị quyết về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế nhưng thực hiện còn khó khăn, chưa đạt mục tiêu, giảm còn cơ học.
Lần này, chúng ta thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 18. Đây là chủ trương lớn thể hiện 'ý Đảng hợp lòng dân, nên phải quyết tâm làm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. |
Tại kỳ họp này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ chỉ tập trung vào 8/120 Điều, phục vụ yêu cầu tinh gọn bộ máy, không mở rộng ra lĩnh vực khác. Nếu sửa đổi một cách căn bản, toàn diện Hiến pháp thì phải chờ tới Đại hội XIV.
Nhắc tới chủ trương phân cấp, phân quyền, Chủ tịch Quốc hội cho biết, vừa qua đã phân cấp khá mạnh, chúng ta đã sửa Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhưng để thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn hai thì vẫn cần phải tiếp tục sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Tinh thần của Trung ưng Đảng, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm, Thường vụ Quốc hội là phân cấp mạnh cho địa phương, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.
“Mình thực sự phân cấp để địa phương có nguồn lực, chủ động làm, không phải lên Trung ương. Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công, cũng không quản lý danh mục tiền mà chỉ thông qua việc thu chi chung, giao Chính phủ phân bổ về cho địa phương; phân về địa phương, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, sự điều hành của UBND, sự giám sát của HĐND thì công trình, dự án mới nhanh, hiệu quả, khắc phục tình trạng giải ngân hiện nay ở nhiều địa phương rất chậm do thủ tục quy định quá nhiều. Nếu trình lên trên này chúng ta duyệt trong phòng máy lạnh thì sẽ không thực tế”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, khi sửa Luật Ngân sách Nhà nước thì một trong những yêu cầu đặt ra cũng phải phân cấp mạnh cho địa phương.
![]() |
Quang cảnh phiên thảo luận. |
“Mình nói là địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm nhưng mà không có tiền thì làm sao mà quyết mà làm, mà chịu trách nhiệm được”, Chủ tịch Quốc hội phân tích.
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, nếu việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 được thông qua sẽ tạo nền tảng cho sắp xếp bộ máy. Khi bộ máy được sắp xếp tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả thì sẽ có nguồn lực để phát triển đất nước.
Nêu rõ như vậy, Chủ tịch Quốc hội cho biết, chính từ việc sắp xếp bộ máy mà vừa qua Bộ Chính trị mới quyết tại kỳ họp này trình Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn giảm học phí cho các cấp học từ mầm non tới trung học phổ thông. Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã yêu cầu nghiên cứu đề án tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035 với lộ trình giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân.
“Mong muốn của Tổng Bí thư là làm sao người dân một năm phải được khám sức khỏe ít nhất là một lần mà được miễn phí. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khái toán thì 100 triệu người dân với chi phí mỗi lần khám sức khỏe khoảng 250.000 đồng/người thì chúng ta chi khoảng 25.000 tỷ mỗi năm.
Như vậy mình muốn lo được cho an sinh xã hội thì phải có nguồn lực để mà lo, và chính nguồn lực đến từ việc tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả rồi ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo AI”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong sửa đổi Hiến pháp lần này còn nhóm công việc là phải hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện, hoàn thiện thể chế pháp luật và các quy định phải đi trước một bước để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho tổ chức thực hiện; làm sao để khi Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được thông qua sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập các tỉnh, thành phố.
Theo Chủ tịch Quốc hội giai đoạn hai về sắp xếp tinh gọn bộ máy còn rất nhiều việc phải làm và có nhiều việc rất khó.
“Khi kết thúc hoạt động của cấp huyện, chức năng nhiệm vụ nào sẽ giao về cấp xã, chức năng nhiệm vụ nào phải chuyển về cấp tỉnh quản lý... Cấp xã sau sắp xếp sẽ bố trí cán bộ như thế nào? Chuẩn bị văn kiện đại hội ra sao? Không thể 3 cái xã sáp nhập thì gom 3 cái văn kiện lại làm một…”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, trong quá trình sắp xếp, một trong những vấn đề người dân lo lắng là trụ sở làm việc bị bỏ hoang gây lãng phí rất lớn.
Chia sẻ với nỗi lo này, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong 3 tháng qua, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư đã chỉ đạo hết sức quyết liệt về vấn đề này. Trụ sở dôi dư ưu tiên số một là cho vấn đề giáo dục, thứ hai là sửa đổi công năng để làm nơi chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở địa phương, thứ ba là không gian sinh hoạt cộng đồng, trở thành điểm vui chơi, giải trí cho nhân dân.
Nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 là nhiệm vụ rất hệ trọng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đại biểu tiếp tục quan tâm, hết sức trách nhiệm trong việc góp ý cho Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để hoàn thiện; đảm bảo khi Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 được bấm nút thông qua sẽ đáp ứng yêu cầu đặt ra, tạo nền tảng hiến định cho sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh

Cán bộ, công chức phải có khát vọng cống hiến cho đất nước

Đề xuất cán bộ, công chức được làm việc từ xa, làm online

Cử cán bộ tỉnh xuống xử lý công việc cấp xã

Lý giải việc chỉ định các chức danh HĐND, UBND sau sắp xếp
