Tag

Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ

Công nghệ số 13/05/2025 21:00
aa
TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu các chính sách phù hợp nhằm khơi thông và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân...
Gia tăng tiềm lực cho doanh nghiệp và đất nước từ nền tảng khoa học công nghệ Đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế cho doanh nghiệp khoa học công nghệ

Chiều 13/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo gồm 8 chương và 83 điều (tăng 2 điều so với Luật Khoa học và công nghệ năm 2013) do bổ sung nội dung đổi mới sáng tạo và cấu trúc lại luật nên về hình thức có nhiều thay đổi so với luật hiện hành.

Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo quy định về hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các biện pháp bảo đảm phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo; quy định về quản lý Nhà nước đối với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát (đoàn Hà Nội)

Góp ý kiến vào dự án luật, đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát cho rằng, cần quy định tối thiểu 20% kinh phí sự nghiệp khoa học, công nghệ hàng năm của các bộ, ngành, địa phương phải dành cho đặt hàng các sản phẩm khoa học, công nghệ trong nước.

Việc quy định rõ ràng một tỷ lệ bắt buộc sẽ tạo động lực và áp lực thực hiện, thay vì chỉ khuyến khích tự nguyện như hiện nay.

Đồng thời, cần bổ sung vào Điều 6 của dự thảo Nghị định kèm theo quy định cụ thể về phương án tài chính đối với hoạt động đặt hàng theo hướng khoán chi để đơn giản hóa thủ tục, tăng tính chủ động cho tổ chức chủ trì. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ đầu ra, chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu.

Về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (Điều 65), đại biểu Trần Thị Nhị Hà kiến nghị cho phép trích lập tối đa là 15% thu nhập tính thuế. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ chiến lược như chip, AI, dữ liệu lớn, mức tối đa là 20% để tạo dư địa đủ lớn cho đầu tư nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, cần mở rộng danh mục chi từ quỹ như lương cho nhân sự nghiên cứu phát triển, thuê chuyên gia, mua vật tư linh kiện phục vụ thử nghiệm, thử sản phẩm mẫu, tham dự hội thảo chuyên ngành, kiểm nghiệm, mua sắm thiết bị, máy móc và các sản phẩm công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu.

Có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ
Đại biểu Vương Quốc Thắng (đoàn Quảng Nam)

Đại biểu cũng đề xuất giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục cụ thể và quy định không bắt buộc lập đề tài, nhiệm vụ cho từng khoản chi tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng quỹ theo nhu cầu thực tế, phục vụ hoạt động đổi mới sáng tạo.

Cũng liên quan đến Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (Điều 65), đại biểu Sùng A Lềnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Lào Cai cho rằng, dự thảo luật quy định: “Doanh nghiệp được phép trích tối đa 5% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp” (khoản 1 Điều 65).

Tuy nhiên, nội dung này chưa hoàn toàn thống nhất với tinh thần của Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Theo đó, Nghị quyết cho phép doanh nghiệp được trích tối đa 20% thu nhập tính thuế để lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nghiên cứu phát triển.

Theo đại biểu Sùng A Lềnh, điểm quan trọng là Nghị quyết 68 còn mở rộng phạm vi sử dụng quỹ, cho phép doanh nghiệp không chỉ triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển nội bộ, mà còn có thể đặt hàng nghiên cứu bên ngoài theo cơ chế khoán sản phẩm - một cách làm linh hoạt, phù hợp với xu hướng đổi mới sáng tạo mở hiện nay.

Do đó, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc việc điều chỉnh mức trích lập quỹ từ 5% lên mức cao hơn. Việc nâng tỷ lệ trích lập quỹ không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đầu tư bài bản, dài hạn vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, bền vững, có khả năng cạnh tranh khu vực và toàn cầu.

Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo được xem là huyết mạch khơi thông mọi nguồn lực, kết nối các lĩnh vực nhằm thúc đẩy hoạt động Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực mới trong tăng trưởng và phát triển bứt phá kinh tế - xã hội.

Vì vậy, các đại biểu cho rằng, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu nhằm thể chế hóa kịp thời, triệt để các tinh thần của Nghị quyết 45, Nghị quyết 57 và Nghị quyết 68 vừa được Bộ Chính trị ban hành.

Ngoài việc thiết kế các chính sách nhằm quản lý, phát huy có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, đại biểu Vương Quốc Thắng (đoàn Quảng Nam) đề xuất, trong dự thảo luật cần được chú trọng thêm về các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ các nhà khoa học một cách có chiều sâu và bền vững; bảo đảm luật cũng chính là thông điệp truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên có khát vọng, lý tưởng và đam mê trở thành nhà khoa học để xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Ngoài ra, Ban soạn thảo dự án luật cũng cần nghiên cứu để có các chính sách phù hợp nhằm khơi thông và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân; lấy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực tăng trưởng mới - động lực tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.

Đọc thêm

Báo Người Lao động chính thức có mặt trên “siêu ứng dụng” MoMo Công nghệ số

Báo Người Lao động chính thức có mặt trên “siêu ứng dụng” MoMo

TTTĐ - Hơn 30 triệu người dùng MoMo đã có thể truy cập vào Báo Người Lao động trên “siêu ứng dụng” tài chính này.
Tinh thần cùng tiến từ phong trào "Bình dân học vụ số" Công nghệ số

Tinh thần cùng tiến từ phong trào "Bình dân học vụ số"

TTTĐ - "Bình dân học vụ số" mang sứ mệnh khai sáng kỹ năng số, tương tự như "Bình dân học vụ" xóa nạn mù chữ năm xưa. Trong kỷ nguyên số, thiếu hụt kiến thức công nghệ đồng nghĩa với việc bị gạt ra ngoài lề cuộc sống hiện đại. Phong trào này chính là chiếc chìa khóa để mọi người tự tin bước vào thế giới số, không ai bị bỏ lại phía sau. Từ đó, Bình Dương đã phát động phong trào "Bình dân học vụ số" - một cuộc cách mạng học tập trong kỷ nguyên số, đặt người dân làm trung tâm.
5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng Chuyển đổi số

5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng

TTTĐ - Đà Nẵng chú trọng 5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển gồm: Thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo riêng; xây dựng thị trường vốn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ; xây dựng hệ sinh thái công nghệ trong cuộc sống người dân; thành lập nguồn quỹ đầu tư mạo hiểm và tăng cường đào tạo, thu hút nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao.
Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương Công nghệ số

Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương

TTTĐ - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 9/5/2025 thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương.
Visa, VIB và VNPAY hợp tác giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Công nghệ số

Visa, VIB và VNPAY hợp tác giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

TTTĐ - Visa (NYSE: V), công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, vừa công bố hợp tác với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) và Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY), ra mắt bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện, được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình thanh toán và nhận thanh toán, và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến qua iHanoi Công nghệ số

Triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến qua iHanoi

TTTĐ - Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính công, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, kể từ ngày 8/5/2025, Trung tâm chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi.
Mạnh dạn quy định mức "lợi nhuận” để phát huy nguồn lực chất xám Công nghệ số

Mạnh dạn quy định mức "lợi nhuận” để phát huy nguồn lực chất xám

TTTĐ - Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã xây dựng chính sách quy định người làm nghiên cứu cũng được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ. Nhiều đại biểu đồng tình cho rằng, đây là quy định mới, tạo cơ chế đột phá, khuyến khích nhà khoa học tham gia tích cực các hoạt động nghiên cứu. Do đó cần quy định mức "lợi nhuận" cụ thể để thu hút nhà khoa học "đầu tư", phát huy nguồn lực chất xám.
Visa và ETC-EPAY hợp tác thúc đẩy thanh toán số dịch vụ công tại Việt Nam Công nghệ số

Visa và ETC-EPAY hợp tác thúc đẩy thanh toán số dịch vụ công tại Việt Nam

TTTĐ - Visa (NYSE: V), công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, vừa công bố hợp tác với Công ty Cổ phần Hệ thống Công nghệ ETC (ETC) và Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY (EPAY), hai đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thanh toán số tại Việt Nam, triển khai các giải pháp chấp nhận thanh toán và phát hành thẻ.
Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 216/TB-VPCP ngày 6/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước về tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Sôi động “Ngày hội AI” tại Điện Biên Chuyển đổi số

Sôi động “Ngày hội AI” tại Điện Biên

TTTĐ - “Ngày hội AI” khai mạc tại tỉnh Điện Biên sáng 6/5 với nhiều hoạt động đa dạng, nhằm lan tỏa việc ứng dụng công nghệ vào trong các lĩnh vực của đời sống.
Xem thêm