Tag
Thủ tướng Phạm Minh Chính:

Trong thiết kế các chính sách, quy định cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường chuyển đổi số

Thời sự 14/05/2025 21:08
aa
TTTĐ - Chiều 14/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và một số dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước Đổi mới tư duy làm luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền Doanh nghiệp Nhà nước được tăng phân cấp, phân quyền Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu Phân cấp, phân quyền phải gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan.

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ và các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về: Dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí; về tình hình triển khai thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị tiếp tục báo cáo cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu, cùng với phân cấp, phân quyền cho địa phương, các cơ quan ở Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước (xây dựng chiến lược, kế hoạch; thể chế, pháp luật; cơ chế, chính sách phát triển, huy động nguồn lực...) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu, cùng với phân cấp, phân quyền cho địa phương, các cơ quan ở Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước (xây dựng chiến lược, kế hoạch; thể chế, pháp luật; cơ chế, chính sách phát triển, huy động nguồn lực...) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về tình hình triển khai thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho biết, thực hiện các nghị quyết của Trung ương, kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ đã trình kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV thông qua Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (được xác định là 2 luật gốc của nền hành chính), trong đó quy định rõ nguyên tắc về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng thời, Luật đã giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tính chất ủy quyền lập pháp, để giải quyết những vấn đề ưu tiên, cấp bách trong thực hiện phân cấp, phân quyền.

Cũng tại kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 4 luật, 11 nghị quyết; và Chính phủ cũng ban hành theo thẩm quyền 124 nghị định, 52 nghị quyết, trong đó thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, định hướng và nội dung đẩy mạnh phân cấp, phân quyền (một số lĩnh vực thực hiện phân cấp, phân quyền liên tục, triệt để, nổi bật như: Đầu tư, thu hút đầu tư; đổi mới thủ tục, quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức, biên chế; công chức, viên chức…).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiện Chính phủ đang tập trung chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện để trình Quốc hội 34 dự thảo luật, 11 nghị quyết tại kỳ họp thứ 9 đang diễn ra. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị định hoặc ban hành theo thẩm quyền để thực hiện phân cấp, phân quyền và triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ đạo, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục khẩn trương rà soát trong lĩnh vực quản lý để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hơn nữa cho các địa phương, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Trong đó, Thủ tướng lưu ý cần tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà dự và phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà dự và phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu, cùng với phân cấp, phân quyền cho địa phương, các cơ quan ở Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước (xây dựng chiến lược, kế hoạch; thể chế, pháp luật; cơ chế, chính sách phát triển, huy động nguồn lực; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát; tổng kết, khen thưởng, kỷ luật).

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ dự và phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ dự và phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cho ý kiến về các nội dung cụ thể trong các dự án luật, đề nghị xây dựng luật để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật cần quán triệt sâu sắc, kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa đầy đủ để triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng.

Thủ tướng lưu ý, trong thiết kế các chính sách, quy định cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng lưu ý, trong thiết kế các chính sách, quy định cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hồ sơ các dự án luật, đề nghị xây dựng luật cần làm rõ những nội dung lược bỏ, những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung, những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, những nội dung phân cấp, phân quyền, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Thủ tướng lưu ý, trong thiết kế các chính sách, quy định cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số; đồng thời, phải đảm bảo 6 rõ: "Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ sản phẩm" trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật.

Đọc thêm

Tri ân những đóng góp to lớn của đảng viên lão thành Thủ đô Tin tức

Tri ân những đóng góp to lớn của đảng viên lão thành Thủ đô

TTTĐ - Chiều 14/5, Quận ủy Cầu Giấy tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 80, 75, 70, 55 năm tuổi Đảng, đợt 19/5.
476 đảng viên quận Ba Đình nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5 Tin tức

476 đảng viên quận Ba Đình nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

TTTĐ - Chiều 14/5, Quận ủy Ba Đình tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 tặng các đảng viên trên địa bàn. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã tới dự và trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng nền giáo dục toàn diện, ngang tầm thế giới, mang bản sắc văn hóa Việt Nam Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng nền giáo dục toàn diện, ngang tầm thế giới, mang bản sắc văn hóa Việt Nam

TTTĐ - Chiều 14/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới thăm, động viên ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, nói chuyện với thầy trò các Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường THCS Cầu Giấy và trao tặng Phòng thực hành giáo dục STEM; trồng cây lưu niệm tại các trường.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong quy hoạch, quản lý đất đai Tin tức

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong quy hoạch, quản lý đất đai

TTTĐ - Chiều 14/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường về tình hình thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 1/10/2021 và Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 28/11/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy. Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, Trưởng đoàn công tác chủ trì hội nghị.
Tinh gọn MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội TP Hà Nội Tin tức

Tinh gọn MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 14/5, Đảng bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội thông qua Tờ trình và Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc MTTQ Việt Nam cấp thành phố và cấp xã.
Cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện Tin tức

Cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, việc thay đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp là một cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện mang tính kiến tạo sâu sắc, tầm nhìn chiến lược và quyết tâm đổi mới của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, của Tổng Bí thư, của Quốc hội, của Chính phủ để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới...
Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã sau sáp nhập Tin tức

Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã sau sáp nhập

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất có cơ chế lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho lãnh đạo cấp xã trong thời gian đầu sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Cán bộ cấp xã có đủ sức sát dân, gần dân khi bỏ huyện? Thời sự

Cán bộ cấp xã có đủ sức sát dân, gần dân khi bỏ huyện?

TTTĐ - Cán bộ cấp xã có tăng nhưng còn ít hơn khi còn cấp huyện và với địa bàn rộng thì liệu có đủ sức sát dân, gần dân?
Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND Tin tức

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.
Quy định rõ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp điều hành công việc cấp xã Tin tức

Quy định rõ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp điều hành công việc cấp xã

TTTĐ - Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho rằng, quy định Chủ tịch UBND tỉnh “trong trường hợp cần thiết” là chưa thể hiện rõ trách nhiệm của cấp tỉnh và có thể dẫn đến những vướng mắc, bất cập, thiếu thống nhất trong tổ chức thi hành...
Xem thêm