Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong quy hoạch, quản lý đất đai
Cùng dự còn có các đồng chí lãnh đạo phòng ban thuộc Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận
Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 1/10/2021, Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 28/11/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy, đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cho biết: Thời gian qua, Đảng ủy cơ quan Sở đã thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 07-CT/TU ngày 01/10/2021 của Thành uỷ về đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của cơ quan Nhà nước, Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 28/11/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.
Sở đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến quán triệt đến 100% đảng viên, cán bộ công chức viên chức, người lao động thông qua hội nghị và sinh hoạt chi bộ; chỉ đạo các chi bộ trực thuộc tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác dân vận thông qua các chương trình, kế hoạch công tác hằng năm, nghị quyết của Đảng ủy cơ quan.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, Trưởng đoàn công tác chủ trì hội nghị |
Về kết quả đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện, nâng cao mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công (SIPAS), hàng năm, Sở ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch về tiếp tục nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (Par index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức dối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và chỉ só hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.
Đối với kết quả chuyển đổi số, Sở tiếp tục duy trì, khai thác có hiệu quả 11 phần mềm chuyên ngành đã được xây dựng. Cung cấp thông tin kết nối, chia sẻ 4 cơ sở dữ liệu theo Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của UBND thành phố để kết nối đến Hệ thống LGSP của thành phố; 100% các phòng, đơn vị trực thuộc Sở đã phân công, cung cấp danh sách cán bộ đầu mối gồm 1 lãnh đạo, 1 chuyên viên để thực hiện tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên iHaNoi.
Sở cũng tiếp tục duy trì, vận hành hiệu quả và đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho Hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và Hệ thống Họp trực tuyến thành phố; hệ thống giao ban trực tuyến phục vụ công tác chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) với các đơn vị trực thuộc Sở.
Hiện nay 100% lãnh đạo Sở và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Môi trường sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; 100% hồ sơ công việc được xử lý trực tiếp trên môi trường mạng; 100% lãnh đạo Sở, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo, công chức các phòng chuyên môn được cấp và sử dụng chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ; Sở đã kết nối liên thông phần mềm giải quyết thủ tục hành chính với phần mềm quản lý văn bản…
![]() |
Đồng chí Nguyễn Huy Cường, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội phát biểu tại hội nghị |
Về kết quả xây dựng cơ quan, đơn vị thân thiện, liêm chính, hành động, phục vụ tổ chức, Nhân dân, Sở đã xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phong cách làm việc “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, nhất là đội ngũ cán bộ tham mưu công tác quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Sở Nông nghiệp và Môi trường luôn xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong hoạt động của Thanh tra Sở, cần được quan tâm chỉ đạo giải quyết sát sao, kịp thời.
Tại Trụ sở tiếp công dân của Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp công dân: 1.205 lượt người; trong đó: Giám đốc Sở tiếp 155 lượt người, Bộ phận tiếp công dân của Sở tiếp 1.050 lượt người (có 19 Đoàn đông người). Ngoài việc tiếp công dân tại Sở, Sở Nông nghiệp và Môi trường còn tham gia tiếp dân tại Trụ sở Tiếp công dân của thành phố theo lịch tiếp công dân định kỳ của Lãnh đạo UBND thành phố hàng tháng.
Từ năm 2021 - 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) đã tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính đối với 48/48 đơn vị; Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức kiểm tra đối với 28/28 phòng, đơn vị, đảm bảo 100% số phòng, đơn vị được kiểm tra kế hoạch.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phát biểu tại hội nghị |
Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng
Xác định giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khó khăn và phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tổng hợp các biện pháp thực hiện có hiệu quả trong thực tế để tham gia xây dựng trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trong đó quy định rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả và rõ trách nhiệm, tăng cường sự tham gia, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể tại địa phương.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, áp dụng chính sách và giải quyết khiếu nại, kiến nghị của người dân, Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu cho UBND thành phố ủy quyền tối đa cho địa phương thực hiện các khâu của quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã nêu những khó khăn, vướng mắc của ngành nông nghiệp và môi trường trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Do đó, đồng chí đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất với đoàn công tác.
Theo đó, đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các Sở, ngành thành phố phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Các cơ quan, đơn vị, cán bộ làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tăng cường nghiên cứu, học tập, trao đổi về các quy định của pháp luật đất đai và cách thực hiện hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thống nhất triển khai trên địa bàn thành phố.
![]() |
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã nêu những khó khăn, vướng mắc của ngành nông nghiệp và môi trường trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ |
Đồng chí Nguyễn Xuân Đại cũng kiến nghị thành phố bố trí kinh phí tổ chức mở lớp, hội nghị để tập trung cho công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ tại Sở, địa phương (có mời chuyên gia của bộ, ngành), đặc biệt khi cần giải quyết vướng mắc cụ thể, cấp bách khi thực hiện dự án.
Các quận, huyện, thị xã chủ động tuyên truyền về dự án đầu tư và hiệu quả của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo sự đồng thuận của Nhân dân; vận động thực hiện quyết định thu hồi đất bằng nhiều phương pháp, biện pháp phù hợp, hiệu quả; công khai, minh bạch, công bằng trong thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi cao về am hiểu về nguồn gốc sử dụng đất, chính sách giải phóng mặt bằng...Do đó, đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Thành ủy và UBND thành phố có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để bảo vệ, hỗ trợ cán bộ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phân công rõ trách nhiệm của người đứng đầu
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy ghi nhận và biểu dương những thành tích của ngành nông nghiệp và môi trường đã đạt được trong giai đoạn vừa qua.
Nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Doãn Toản đề nghị Đảng uỷ, Ban giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục xác định việc thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU và Chỉ thị số 36-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và có những các làm sáng tạo, đem lại hiệu quả. Trọng tâm của hai Chỉ thị này là công tác cải cách hành chính, công tác quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai… Do đó, đơn vị cần phân công rõ trách nhiệm của người đứng đầu; thành lập các tổ vận động về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, trực tiếp đối thoại, giải thích rõ các quy định của pháp luật để tạo sự đồng thuận của người dân.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị |
Cùng với đó, cần phát huy vai trò của Trung tâm phát triển quỹ đất của các cấp để tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch thực hiện đấu giá đất. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cần có sự tập trung chỉ đạo và thực hiện tại cơ sở: thực hiện đầy đủ quy trình công khai, minh bạch nhằm hạn chế thấp nhất những thắc mắc, khiếu kiện của người có đất bị thu hồi đất.
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy đề nghị Sở nâng cao công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, ngăn chặn việc lấn chiếm, xây dựng trái phép và hạn chế việc tranh chấp, đảm bảo cơ sở xác định đúng hiện trạng, nguồn gốc và thời gian sử dụng đất, kịp thời giải tỏa các vi phạm về đất đai, phục vụ tốt việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ một cách chính xác, đúng quy định.
Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu rút ngắn thủ tục hành chính về giải phóng mặt bằng đảm bảo trình tự, thủ tục quy định phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn thành phố, chủ động, quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cán bộ làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.
Đối với việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (đảm bảo người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ). UBND cấp huyện chủ động đề xuất xây dựng khu tái định cư từ quy hoạch, đầu tư, đất đai báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Doãn Toản cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tập trung hoàn thành hệ thống hồ sơ dữ liệu về quản lý đất đai, để vận hành, quản lý khai thác, sử dụng đồng bộ để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, đưa hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai vào vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (như: xác định nguồn gốc, phục vụ điều tra, khảo sát, kiểm đếm) các dự án trên địa thành phố.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tinh gọn MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội TP Hà Nội

Cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện

Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã sau sáp nhập

Cán bộ cấp xã có đủ sức sát dân, gần dân khi bỏ huyện?

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Quy định rõ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp điều hành công việc cấp xã

Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp

Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng"
