Tag

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Tin tức 14/05/2025 10:13
aa
TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.
Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Sáng 14/5, thảo luận tại hội trường, bày tỏ cơ bản thống nhất với phạm vi, nội dung trong tờ trình của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương) góp ý vào quyền chất vấn của đại biểu HĐND và đồng tình với các đại biểu đã phát biểu trước về nội dung này.

Theo đại biểu, cần cân nhắc kỹ việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân (TAND, VKSND) vẫn được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh và khu vực tại địa phương.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân kiến nghị giữ nguyên chủ thể này được chất vấn như trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại khoản 5 Điều 33.

Đồng thời, đại biểu kiến nghị bổ sung thêm đối tượng chất vấn là cơ quan Nhà nước khác trong việc thực hiện pháp luật tại địa phương và đối tượng được đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn tại khoản 2, Điều 115 của Hiến pháp.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân, trước hết, đại biểu HĐND được chất vấn đối với các cơ quan Nhà nước khác trong việc thực hiện pháp luật tại địa phương sẽ giúp cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và thực thi công vụ trên địa bàn được tốt hơn, nhất là trong điều kiện các cơ quan như VKSND, TAND hay cơ quan thuế, hải quan, kho bạc, bảo hiểm xã hội, ngân hàng chính sách xã hội đều được tổ chức ở cấp tỉnh hoặc khu vực…

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND
Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương)

Trong khi đó, việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan này liên quan trực tiếp đến thực thi pháp luật, đến các giải pháp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh do cấp trên giao.

Cùng với đó, cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng phân công, phân cấp, phân quyền ngày càng mạnh cho các địa phương và Bộ, ngành Trung ương, trong đó có các cơ quan ngành dọc của Trung ương tại địa phương.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân nhấn mạnh, việc mở rộng đối tượng chất vấn sẽ giúp cho đại biểu dân cử nói riêng và cơ quan nhà nước cấp trên nói chung tăng cường giám sát, kiểm soát tốt việc thực hiện quyền lực Nhà nước.

Ngoài ra, thông qua chất vấn của đại biểu HĐND làm rõ trách nhiệm, giải pháp của UBND, các cơ quan Nhà nước có liên quan trong thực thi pháp luật và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đại biểu cho rằng, với cơ chế chất vấn này sẽ giúp cho việc giám sát việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước được hiệu quả.

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn)

Cũng góp ý về vấn đề này, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cho biết, việc bỏ thẩm quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND có thể đem lại một số ưu điểm như tờ trình.

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng chất vấn là một công cụ giám sát quan trọng nhằm đảm bảo các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giải trình trước đại biểu dân cử và Nhân dân.

"Nếu cho rằng việc chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án và Viện trưởng làm ảnh hưởng đến tính độc lập của tư pháp thì sẽ rất khó lý giải quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao", ông Nghĩa nói.

Bên cạnh đó, chất vấn của đại biểu HĐND không nhằm can thiệp vào nội dung xét xử hay truy tố của vụ án cụ thể, mà tập trung vào trách nhiệm quản lý, việc tổ chức thi hành và tuân thủ pháp luật của Chánh án và Viện trưởng. Việc duy trì quyền chất vấn là cần thiết để đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động tư pháp.

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức TAND và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức VKSND trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này thì mô hình tổ chức của TAND và Viện KSND có 3 cấp: Tối cao, cấp tỉnh và khu vực.

Như vậy, việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh đối với Chánh án và Viện trưởng cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.

Đọc thêm

Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp Tin tức

Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp

TTTĐ - Qua tổng hợp sơ bộ cho thấy, về cơ bản đại đa số các ý kiến đồng tình và bày tỏ sự thống nhất cao với sự cần thiết phạm vi và nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng" Thời sự

Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng"

TTTĐ - Tối 13/5, tại Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, thành phố Thuỷ Nguyên) thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2025.
Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả Tin tức

Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

Chiều 13/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch hành động xây dựng và phát triển ngành ngoại giao tới năm 2030 và tầm nhìn 2045.
Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ Công nghệ số

Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu các chính sách phù hợp nhằm khơi thông và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân...
Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” Tin tức

Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người”

TTTĐ - Việc sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” và thông qua sản phẩm, kết quả cụ thể, được đánh giá bằng sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, bằng uy tín đối với Nhân dân, đồng nghiệp. Đồng thời, xác định chất lượng là quan trọng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn…
Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Sáng 14/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Hoàn thành Đại hội Đảng bộ TP trước ngày 31/10/2025 Tin tức

Hoàn thành Đại hội Đảng bộ TP trước ngày 31/10/2025

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành trước ngày 31/10/2025. Thời gian tổ chức đại hội điểm cấp trên trực tiếp cơ sở và xã, phường sẽ diễn ra vào đầu quý III/2025.
Hà Nội: Lấy lãnh đạo cấp huyện làm nòng cốt tại xã, phường mới Tin tức

Hà Nội: Lấy lãnh đạo cấp huyện làm nòng cốt tại xã, phường mới

TTTĐ - TP Hà Nội sẽ lấy cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay làm nòng cốt tại các xã, phường mới và thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cơ bản không là người địa phương...
Đảm bảo không có “độ trễ” trong sắp xếp cán bộ Tin tức

Đảm bảo không có “độ trễ” trong sắp xếp cán bộ

TTTĐ - Việc sắp xếp cán bộ theo Hướng dẫn số 09-HD/TU phải được thực hiện trên tinh thần cách mạng, không cầu toàn, "vừa chạy vừa xếp hàng". Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh yêu cầu mới từ Trung ương, Thành ủy sẽ chỉ đạo điều chỉnh.
30 tác phẩm đoạt giải về "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng" Tin tức

30 tác phẩm đoạt giải về "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng"

TTTĐ - Ngày 13/5, tại Hà Nội, Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội gặp mặt báo chí thông tin về cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ 4.
Xem thêm