Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã sau sáp nhập
Cấp tỉnh cần có giải pháp hỗ trợ cấp xã sau sáp nhập Cán bộ cấp xã có đủ sức sát dân, gần dân khi bỏ huyện? |
Sáng 14/5, góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đề xuất tiếp tục rà soát các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp trong Chương 4 của dự thảo luật để thể hiện rõ nét hơn chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền bảo đảm phân định một cách hợp lý nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã.
Đại biểu cũng cho rằng, dự thảo luật đã tinh thần phân cấp, phân quyền là hết sức mạnh mẽ và đề cao trách nhiệm của UBND, đặc biệt là trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp, nhất là cấp xã, cấp phường.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần thiết phải làm rõ thêm các cơ chế kiểm soát và trách nhiệm giải trình của UBND; bổ sung quy định bắt buộc về công khai, minh bạch các quyết định của chính quyền địa phương, đặc biệt là những quyết định liên quan đến ngân sách, đất đai, đầu tư.
![]() |
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai). |
Đặc biệt, cần tăng cường số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, cũng như tăng cường hoạt động giám sát của HĐND, nhất là cấp cấp địa phương, bởi khối lượng nhiệm vụ của UBND cấp xã là rất là rất lớn nếu không tăng cường cơ chế giám sát của HĐND, nhất là tăng cường đại biểu chuyên trách thì sẽ khó phát huy quyền và nghĩa vụ của cơ quan dân cử ở địa phương.
Theo đại biểu, hiện nay chỉ có 3 đại biểu HĐND cấp xã chuyên trách như hiện nay là chưa phù hợp với nhiệm vụ, công việc rất lớn của UBND cấp xã; đại biểu đề xuất tăng lên 4-5 đại biểu.
Đại biểu Trịnh Xuân An cũng đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, thì UBND tỉnh có thể trực tiếp làm những công việc của cấp dưới hoặc của UBND cấp xã; đồng thời nêu rõ trong trường cần thiết nào để phát huy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền lợi người dân.
"Trường hợp cần thiết ở đây là trường hợp việc làm đó nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân và cũng quy định rõ chỉ thực hiện ở giai đoạn đầu khi mới sắp xếp, sáp nhập. Giai đoạn này lãnh đạo cấp tỉnh mới “cầm tay, chỉ việc” cho lãnh đạo cấp xã, khi bộ máy hành chính hoạt động nhuần nhuyễn rồi sẽ thôi", ông An nói.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định). |
Cũng góp ý về dự thảo luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) nêu ý kiến về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương.
Theo đại biểu, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 2 đơn vị hành chính cấp cơ sở trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước ở Trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
Đại biểu đoàn Nam Định nêu thực tế có 2 xã giáp nhau, thuộc địa giới của 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có những vấn đề liên quan đến nhau như khói bụi bay từ xã này sang xã kia, kè sông xã này gây sạt lở bờ sông xã kia, nếu những vụ việc như thế phải đưa lên các cơ quan trên Trung ương giải quyết theo quy định của dự thảo luật, sẽ rất phức tạp, tốn kém về thời gian, phải huy động nhiều cơ quan tổ chức tham gia, trong khi những việc này thì chính quyền hai xã, hai tỉnh có thể giải quyết được.
Ở góc độ khác, quy định như dự thảo luật sẽ tạo ra việc chính quyền cấp xã đẩy việc lên chính quyền cấp tỉnh, cấp tỉnh lại đẩy lên Trung ương, mà không chịu giải quyết ngay từ đầu, không phát huy được tính chủ động trong phục vụ Nhân dân, không thêr hiện mục tiêu của luật là xây dựng chính quyền gần dân, sát dân và phục vụ Nhân dân.
Do đó, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị biện pháp giải quyết đơn giản hơn với trường hợp này theo phương châm địa phương quyết, địa phương thực hiện, địa phương chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề xuất bổ sung trường hợp loại trừ trong vấn đề này là “trừ trường hợp các địa phương liên quan tự giải quyết được vấn đề đó”.
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng cũng cho biết, về quy định nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp xã, có quy định, Chủ tịch UBND chỉ đạo giải quyết khiếu nại tố cáo, thì ông đề nghị bổ sung về vấn đề giải quyết kiến nghị phản ánh, vì trong luật tiếp công dân, các nghị quyết về tiếp xúc cử tri, đều có ghi nhận việc giải quyết kiến nghị phản ánh.
Mặt khác trong cuộc sống, có nhiều loại việc công dân phản ánh kiến nghị tới chính quyền mà không phải khiếu nại tố cáo, do đó, cần bổ sung nội dung này vào khoản 14, Điều 17 và khoản 13 điều 23 của dự thảo luật cho phù hợp.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Quy định rõ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp điều hành công việc cấp xã

Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa Hiến pháp

Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng"

Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ

Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người”

Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp
