Sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người”
Cử tri tham gia giám sát quá trình sắp xếp cán bộ cấp xã Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở Đảm bảo không có “độ trễ” trong sắp xếp cán bộ |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị của Ban Thường vụ Thành ủy triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2025-2030 và Hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, diễn ra chiều nay (13/5).
Vấn đề căn cơ để phát triển thành phố
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo kết luận hội nghị |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá rất cao tinh thần trách nhiệm, sự vào cuộc của cán bộ các cấp, đặc biệt là các đồng chí ở phường, xã, thị trấn vừa qua đã góp phần cùng thành phố hoàn thành các quy trình xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng và khẳng định, đây là tiền đề rất quan trọng để thành phố thực hiện các bước tiếp theo, đặc biệt là sắp xếp, bố trí cán bộ cho 126 xã, phường mới.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, có một nhận định chung từ các chuyên gia, các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố cho rằng, chưa khi nào Hà Nội hội tụ đầy đủ các điều kiện để thực hiện tốt vai trò Thủ đô như hiện nay. Định hướng phát triển đã có, cơ chế, chính sách có, vấn đề đặt ra hiện nay là tổ chức thực hiện.
Muốn tổ chức thực hiện hiệu quả thì cần có bộ máy phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu mới mà Trung ương đề ra, cụ thể là không tổ chức cấp huyện mà tổ chức cấp xã - đối với Hà Nội là 126 xã, phường. Do đó, việc tổ chức lại bộ máy và bố trí, sắp xếp cán bộ ở các xã, phường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Đối với việc thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/TU, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong lưu ý một số vấn đề quan trọng. Trong đó, đồng chí yêu cầu phải thống nhất quan điểm, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức lại bộ máy và sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, mà đây là vấn đề căn cơ của việc phát triển thành phố hiện tại, cũng như trong tương lai.
![]() |
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội |
Mục tiêu là xây dựng một bộ máy xã, phường gần dân, sát dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng quản trị hiện đại, chuyên nghiệp và ứng dụng rộng rãi khoa học, kỹ thuật. Vì tổng thể chung của thành phố hướng đến là xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại, kết nối toàn cầu, dẫn đầu cả nước về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về kinh tế, bộ mặt quốc gia, trung tâm lớn hội nhập quốc tế. Tất cả các xã, phường mới phải góp phần hình thành nên một Hà Nội như thế.
Vì vậy, việc sắp xếp, bố trí các xã, phường mới phải được đặt trong bối cảnh chung, tổng thể của cả thành phố.
Xây dựng các cơ chế, chính sách đối với đối tượng bị tác động bởi tinh gọn bộ máy
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khẳng định, việc sắp xếp phải dứt khoát dựa trên cơ sở “vì việc, tìm người” và thông qua sản phẩm, kết quả cụ thể, được đánh giá bằng sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, bằng uy tín đối với nhân dân, đồng nghiệp. Đồng thời, xác định chất lượng là quan trọng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, chất lượng.
Đề cập đến việc sắp xếp bộ máy sẽ tác động đến rất nhiều đối tượng trong hệ thống chính trị thành phố, đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, bên cạnh chế độ chính sách của Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy cũng đã chỉ đạo lập đề án về xây dựng các cơ chế, chính sách đối với các đối tượng bị tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy trên nhiều nội dung; trong đó có chế độ, chính sách về nghỉ, tìm kiếm việc làm mới, đào tạo và đào tạo lại, bố trí công việc phù hợp và quy định cho phép.
“Việc này được thực hiện trên quan điểm của thành phố là không để ai không được quan tâm. Đây là trách nhiệm chung của thành phố, cũng như từng đơn vị quận, huyện, thị xã hiện tại cũng như 126 xã, phường sắp tới”, đồng chí Nguyễn Văn Phong nêu rõ.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy mong muốn toàn thể đội ngũ cán bộ thành phố, bao gồm cả các đồng chí cán bộ không chuyên trách thấy rõ và đồng tình, chia sẻ, ủng hộ chủ trương của Trung ương và thành phố.
![]() |
Quang cảnh hội nghị |
Về kế hoạch tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, hội nghị cơ bản thống nhất, không có ý kiến bổ sung; do đó, sau hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ sớm ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện.
Liên quan đến nội dung này, đồng chí Nguyễn Văn Phong lưu ý một vấn đề quan trọng là việc xây dựng văn kiện đại hội của các xã, phường mới cần quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm, đó là: tư duy mới, cách tiếp cận mới, thực chất, đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn. Hiện nay, các phường, xã đã có dữ liệu cần thiết để làm việc này, do đó, cần căn cứ vào hướng dẫn của Trung ương và Thành ủy, cũng như quy hoạch, định hướng phát triển để xác định rõ nội dung của văn kiện.
Tin liên quan
Đọc thêm

Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp

Đảm bảo không có “độ trễ” trong sắp xếp cán bộ

30 tác phẩm đoạt giải về "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng"

Hà Nội triển khai hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ phường, xã

Phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng Đảng

Đề xuất thí điểm lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND

Bước tiến lớn thể hiện tinh thần tinh gọn
