Tag

Tân sinh viên cảnh giác với bẫy lừa đảo “việc nhẹ lương cao”

Tư vấn pháp luật 10/10/2022 20:53
aa
TTTĐ - Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin cùng tâm lý muốn có thêm thu nhập trang trải việc học hành ở thành phố của nhiều tân sinh viên từ các tỉnh, thành về Hà Nội nhập học, nhiều chiêu trò lừa đảo mới nhắm đến đối tượng này xuất hiện, đe dọa cuộc sống của tân sinh viên.
Những điều tân sinh viên cần lưu ý trước khi vào năm học mới Tràn ngập sắc màu thanh xuân với bộ ảnh chào tân sinh viên trường Báo

Cẩn thận trước thủ đoạn của “đa cấp”

Là tân sinh viên trường Đại học Thương mại Hà Nội, Nguyễn Minh Thi (quê Việt Yên, Bắc Giang) tâm sự, hoàn cảnh kinh tế gia đình em không mấy khá giả. Chính vì vậy, cùng với niềm vui khi đỗ vào trường, Thi mang theo không ít lo âu với khoản tiền học phí, chi phí nhà trọ và ăn uống ở Hà Nội.

Tân sinh viên này chia sẻ: “Em có dự định khi ổn định nhập học và nơi ở sẽ làm thêm để phụ giúp bố mẹ trang trải chi phí sinh hoạt. Mấy ngày nay, thông qua tìm hiểu qua mạng xã hội, các group, em thấy có khá nhiều thông tin tuyển dụng sinh viên làm thêm với thu nhập khá hấp dẫn. Tuy nhiên, em cũng hơi băn khoăn, lo ngại do chưa hiểu cuộc sống ở đây nên chưa quyết định chính thức”.

Tân sinh viên cảnh giác với bẫy lừa đảo “việc nhẹ lương cao”
Tân sinh viên cảnh giác với bẫy lừa đảo “việc nhẹ lương cao”. Ảnh minh họa

Theo lời chia sẻ của Thi, có rất nhiều công việc làm thêm được quảng cáo là linh hoạt, không tốn thời gian qua mạng xã hội tiktok, facebook, zalo như tăng tương tác trên các kênh bán hàng, hỗ trợ mua đơn hàng qua shopee. Tuy nhiên, để có thu nhập, Thi cần phải bỏ ra một số vốn ban đầu để tạo tài khoản, chuyển tiền mua hàng với đơn hàng ảo để tăng tương tác cho shop. Doanh thu sẽ được tính theo ngày với càng nhiều đơn hàng được đặt thành công thì thu nhập càng cao, có thể lên đến 500.000 - 1.000.000 đồng mỗi ngày.

Cũng giống như Thi, Trần Minh Vy (tân sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) cũng choáng ngợp bởi thị trường việc làm phong phú của đất Hà thành. Không ít những công việc được quảng cáo là “việc nhẹ, lương cao” với những mời chào hấp dẫn qua tờ rơi, các trang mạng xã hội tiếp cận đến sinh viên.

Phương thức tiếp cận phổ biến nhất của những đối tượng này là mời sinh viên đến tham dự các buổi hội thảo với quy mô hoành tráng lên đến hàng trăm người.

"Họ chia sẻ về cách kiếm tiền, một vài nhân viên mới cầm cục tiền lớn và nói đó là thu nhập của họ trong thời gian đầu”, Minh Vy nói.

Sau khi tư vấn và giới thiệu ít phút, học viên được chia đội và hô khẩu hiệu quyết tâm. Nhân viên cũ hướng dẫn người mới đi đóng phí và đăng ký nhận hàng, tài khoản. Nhiều tân sinh viên hào hứng bỏ ra 5 - 10 triệu đồng để mua hàng, tài khoản với mơ ước nhanh chóng nhân đôi, nhân 3 số tiền ấy lên.

Đừng mơ "việc nhẹ, lương cao"

Môi giới việc làm uy tín 100%, chi phí siêu rẻ, việc nhẹ lương cao... những quảng cáo hấp dẫn dễ khiến sinh viên mờ mắt, đưa liều tiền đặt cọc để được đi làm sớm.

Từng là nạn nhân của chiêu trò lừa đảo tưởng rằng không hề mới này, Nguyễn Thành Công (Nam Từ Liêm, Hà Nội), cựu sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Tốt nhất khi tìm việc, các bạn hãy tìm các trung tâm uy tín, lên website chính thức và đặc biệt tránh xa những nơi yêu cầu bắt đặt cọc trước tiền để được đi làm.

Các bạn sinh viên nên lưu ý thông tin công việc rõ ràng, mức thu nhập phải tương đối, tránh các tổ chức yêu cầu đóng tiền thế chân, làm các giấy tờ mua hàng vì dễ sa vào bẫy”.

Theo Công, các công ty chính thống thường yêu cầu một bộ hồ sơ, trong khi những tổ chức đa cấp, lừa đảo thì khá dễ dãi về mặt thủ tục. “Các bạn nên lưu ý vì khi làm bất kỳ công việc gì cũng cần hồ sơ để nhà tuyển dụng nắm được thông tin, địa chỉ nhằm giao việc, hoặc một số tài sản liên quan đến công việc các bạn đang thực hiện. Sinh viên nên hạn chế tham gia những công ty, tổ chức bắt đóng tiền cọc hay đăng ký một số giấy tờ liên quan.

Thực tế khi đi làm, theo quy định không ai bắt đóng tiền cọc, các hình thức lừa đảo thì thường buộc người tham gia mua hàng hay đóng cọc mà không có thỏa thuận cụ thể", Công chia sẻ.

Cùng với những chiêu trò lừa đảo đậm màu sắc đa cấp, nhiều sinh viên bị lừa lấy thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng. Tháng 9/2022, qua tài khoản Facebook, Lê Ngọc Ân nhận được tin nhắn của người quen nhờ bình chọn giúp con gái tham gia một cuộc thi kèm đường link. Truy cập theo hướng dẫn, Ân nhận được hướng dẫn đăng nhập vào tài khoản ngân hàng và cung cấp mật khẩu, mã OTP.

Đến đây, Ân chột dạ nghi ngờ và không nhập mật mã thì nick facebook kia một lát sau trở thành nick bị khóa. Sau đó, Ân được nhiều bạn bè chia sẻ về cách lừa đảo mới này. Nếu đăng nhập và liên kết tài khoản, số tiền trong tài khoản gốc có thể không cánh mà bay.

Không chỉ lừa đảo tân sinh viên với nhiều chiêu trò khác nhau, các đối tượng còn giả mạo nhà trường để gửi thông báo lừa đóng học phí thông qua hình thức chuyển khoản. Trước đó, Trường Đại học Văn Lang phát đi cảnh báo về việc giả mạo thông báo của nhà trường yêu cầu thí sinh chuyển khoản học phí.

Theo thông báo này, thí sinh/phụ huynh có thể đóng tiền nhập học theo hai hình thức: Chuyển khoản qua ngân hàng (kèm theo thông tin tên tài khoản là Đại học Văn Lang và số tài khoản tại PG Bank) với số tiền hơn 86 triệu đồng; hoặc đóng tiền mặt tại trường khi đến làm thủ tục nhập học. Thông báo ghi ngày 19/8/2022 có chữ ký của hiệu trưởng và đóng dấu của nhà trường.

Ngay sau đó, trường Đại học Văn Lang đã chính thức thông báo đây là thông tin giả mạo. Nhà trường hiện không ban hành bất cứ thông báo nào về việc đóng học phí đối với khóa 28 (năm học 2022-2023). Phụ huynh và thí sinh cần cập nhật thông tin trên trang thông tin điện tử chính thức của trường để tránh thiệt hại vì các thông tin giả mạo.

Trong trường hợp cần kiểm tra thông tin xác thực về học phí và thanh toán học phí nhập học, thí sinh và phụ huynh liên hệ với phòng kế toán hoặc phòng tuyển sinh và truyền thông của trường để được hỗ trợ. Trường Đại học Văn Lang công bố kết quả trúng tuyển, mời thí sinh nhập học sau ngày 15/9. Từ thời điểm này, nhà trường mới ban hành các hướng dẫn chính thức về đóng học phí nhập học cho tân sinh viên.

Theo đại diện nhà trường, để trang bị "bức tường lửa" trước những cái bẫy, các em sinh viên và tân sinh viên hãy quan tâm tới những câu lạc bộ ở các trường đại học, vì đây sẽ là môi trường tốt nhất để sinh viên sinh hoạt, nắm bắt nhiều thông tin chính thống và bổ ích.

Đọc thêm

Công bố thành lập Chi nhánh Văn phòng Luật sư tại tỉnh Khánh Hòa Tư vấn pháp luật

Công bố thành lập Chi nhánh Văn phòng Luật sư tại tỉnh Khánh Hòa

TTTĐ - Ngày 6/1/2025, Sở Tư Pháp tỉnh Khánh Hoà đã cấp Giấy phép hoạt động số 37.04.0132/TP/ĐKHĐ cho Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự - Chi nhánh Khánh Hoà.
Công ty Luật Tín Minh hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động Tư vấn pháp luật

Công ty Luật Tín Minh hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động

TTTĐ - Thực tế, tranh chấp lao động với người lao động luôn là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp phải "đau đầu" bởi khó khăn trong việc tìm giải pháp giải quyết ổn thỏa, đảm bảo quyền, lợi ích, hạn chế ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Từ ngày 1/3, người Hà Nội xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở đâu? Tư vấn pháp luật

Từ ngày 1/3, người Hà Nội xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?

TTTĐ - Từ ngày 1/3, Sở Tư pháp Hà Nội không tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp; trường hợp cá nhân, tổ chức có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, đề nghị thực hiện thủ tục tại Công an thành phố Hà Nội
Lừa bán pin xe máy điện để chiếm đoạt tài sản Tư vấn pháp luật

Lừa bán pin xe máy điện để chiếm đoạt tài sản

TTTĐ - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Đức, TP Hà Nội đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” xảy ra ngày 11/12/2024 tại thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
Cẩn thận mất tiền từ các cuộc gọi không nói gì Tư vấn pháp luật

Cẩn thận mất tiền từ các cuộc gọi không nói gì

TTTĐ - Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng khách hàng nhận được nhiều cuộc gọi lạ giả danh, cuộc gọi không nói gì, không có âm thanh… gây phiền hà. Thậm chí, nhiều người dính bẫy lừa đảo.
Mức phạt xe ô tô dừng đỗ sai quy định trên cao tốc Tư vấn pháp luật

Mức phạt xe ô tô dừng đỗ sai quy định trên cao tốc

TTTĐ - Theo quy định xe ôtô dừng đỗ sai quy định trên cao tốc sẽ bị phạt đến 14 triệu đồng và bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.
Thủ đoạn lừa đảo mới thông qua tính năng hợp nhất cuộc gọi Tư vấn pháp luật

Thủ đoạn lừa đảo mới thông qua tính năng hợp nhất cuộc gọi

TTTĐ - Mới đây, Tập đoàn Hệ thống Thanh toán quốc gia Ấn Độ (NPCI) đã đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo mới rất tinh vi, nhắm vào tâm lý cả tin của người dùng để thực hiện hành vi đánh cắp mã OTP nhằm chiếm đoạt tài sản thông qua các giao dịch trực tuyến.
Cảnh giác với cuộc gọi mạo danh cứu hỏa Tư vấn pháp luật

Cảnh giác với cuộc gọi mạo danh cứu hỏa

TTTĐ - Mới đây, Sở Cứu hỏa thành phố Calgary (Canada) đã bị giả mạo bởi các đối tượng lừa đảo, chủ động tiếp cận người dân thông qua hình thức gọi điện thoại nhằm mục đích chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Bài học đắt giá khi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực Tư vấn pháp luật

Bài học đắt giá khi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực

TTTĐ - Những ngày qua dư luận xã hội xôn xao, bức xúc trước đoạn clip ghi lại cảnh một thiếu nữ 17 tuổi bị nhóm thanh thiếu niên đánh hội đồng tại hồ điều hòa Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Theo dõi sự việc, chuyên gia pháp lý cho rằng, đây là bài học đắt giá của gia đình, nhà trường trong việc quản lý, giáo dục các em lứa tuổi dậy thì.
TP Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa lừa đảo qua mạng Tư vấn pháp luật

TP Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa lừa đảo qua mạng

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn về việc tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.
Xem thêm