Tag

Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi

Người Hà Nội 13/12/2024 11:56
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, di sản văn hóa, nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi vẫn nguyên giá trị, trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy lịch sử văn học, nghệ thuật Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn tạo cảm hứng, khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát vọng độc lập, tự do; tình yêu thương con người và tình yêu Hà Nội.
Thu về nhớ Nguyễn Đình Thi Nguyễn Đình Thi - một người Hà Nội tiêu biểu, hào hoa, thanh lịch Hơn nửa thế kỷ với “Cái Tết của Mèo Con” của nhà văn Nguyễn Đình Thi

Mỗi tác phẩm là nỗi niềm trăn trở về số phận con người

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, nhà văn hóa lớn, người đã để lại những đóng góp quan trọng trong sáng tác văn học, âm nhạc, sân khấu và lý luận phê bình nghệ thuật cũng như hoạt động lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ. Trong sáng tạo văn nghệ, ông là một nghệ sĩ đầy tài năng, bản lĩnh, trách nhiệm với văn nghệ, với Tổ quốc, với Nhân dân.

Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi (Ảnh tư liệu)
Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi (Ảnh tư liệu)

Tác phẩm của ông là nỗi niềm trăn trở về số phận, niềm vui, nỗi đau và khát vọng tự do, khát vọng sáng tạo nghệ thuật của con người. Ông là người góp phần quan trọng trong việc đổi mới tư duy và cách tân nghệ thuật, là người đi tiên phong trong đổi mới thơ, ca khúc, văn xuôi, kịch thời kỳ đầu.

Nhà lý luận, phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu, Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đánh giá: Bên cạnh tính lịch sử, cách mạng bởi sự gắn kết với những thăng trầm của đất nước, những bài hát của ông còn là dấu ấn cho sự hình thành nền ca khúc cách mạng. Song, tác phẩm vẫn được hát, được yêu thích sau gần 80 năm qua không thể chỉ dựa vào ý nghĩa lịch sử mà chính là nhờ vào giá trị nghệ thuật.

Cái đẹp biểu hiện ở sự sáng tạo, ở nền tảng văn hóa. Người ta vẫn nói “văn là người” thì nhạc cũng là người. Nếu trong văn ở Nguyễn Đình Thi có một “người thơ” độc đáo và tự do, không bị trói buộc vào khuôn mẫu cấu trúc hay âm vần, vào số từ trong câu hay số câu trong bài thì trong nhạc cũng có một Nguyễn Đình Thi tiên phong, sớm hướng tới cái mới chưa biết đến bao giờ trong cấu trúc và hình thức âm nhạc, cũng như xu hướng tư duy khí nhạc trong ngôn ngữ thanh nhạc.

Giáo sư Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học nhận định, toàn bộ những sáng tác thuộc các thể loại của Nguyễn Đình Thi đều thực hiện theo phương châm nhất quán: đổi mới. Ông quan niệm cuộc đời mới, chế độ xã hội mới, thị hiếu mới của công chúng thì văn nghệ phải đổi mới.

Trong vai trò của người lãnh đạo văn hóa, văn nghệ, Nguyễn Đình Thi rất coi trọng tính đặc thù của văn hóa, văn nghệ đối với sự phát triển bền vững đất nước. Đó là phong cách lãnh đạo cởi mở, là thái độ tôn trọng, gắn bó, vừa là người bạn, người đồng hành, người thầy, người truyền cảm hứng, là tri âm, tri kỷ của văn nghệ sĩ.

Đến nay, các thế hệ các văn nghệ sĩ Việt Nam vẫn đã, đang kế thừa và phát huy những thành tựu của Nguyễn Đình Thi; vẫn tiếp tục đổi mới, sáng tạo dựa trên nền tảng truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhiều văn nghệ sĩ đánh giá cao tính thời đại trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi, điều này được thể hiện qua khả năng đối thoại với thế hệ hôm nay về các vấn đề từ bảo vệ bản sắc văn hóa trong toàn cầu hóa đến xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, nhân văn.

Bảo tồn, phát huy di sản của Nguyễn Đình Thi

Dù di sản của Nguyễn Đình Thi có giá trị to lớn nhưng thách thức đặt ra là sự thay đổi mạnh mẽ trong năng lực thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật của công chúng, đặc biệt là giới trẻ, có thể khiến các tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử của ông có thể trở nên khó tiếp cận.

Ngoài ra, việc quảng bá và dịch thuật các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi ở trong nước và ra nước ngoài vẫn còn hạn chế, khiến giá trị của di sản ông để lại chưa được lan tỏa một cách xứng đáng.

Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi
Giáo sư Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học chia sẻ về những tác phẩm của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Thi

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, các nền tảng trực tuyến đã trở thành công cụ hữu hiệu để giới thiệu di sản Nguyễn Đình Thi đến với công chúng toàn cầu. Các tác phẩm của ông có thể được số hóa, xuất bản dưới dạng sản phẩm, ấn phẩm điện tử hoặc được giới thiệu qua các kênh truyền thông trên mạng xã hội, từ đó tiếp cận rộng rãi hơn với công chún, nhất là giới trẻ.

Hiện nay, một số tác phẩm của Nguyễn Đình Thi đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học, trở thành nguồn tư liệu quý giá để thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa, văn nghệ dân tộc.

Các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ đều nhấn mạnh, để di sản của Nguyễn Đình Thi trở thành một phần của văn hóa, văn nghệ Việt Nam, cần có sự đầu tư đồng bộ và lâu dài, từ công tác in ấn, dịch thuật, quảng bá, đến việc tận dụng các nền tảng công nghệ số, tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo công chúng.

Tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”, các chuyên gia đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy di sản của Nguyễn Đình Thi. Trước hết, chúng ta cần coi trọng việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Đình Thi ở các cấp học, từ phổ thông đến đại học, để thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn di sản của ông cũng như thế hệ đi trước.

Hai là đẩy mạnh quảng bá quốc tế bằng hình thức đầu tư nhiều hơn vào việc dịch thuật và xuất bản các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi ra nhiều ngôn ngữ, nhiều sản phẩm văn nghệ bằng các công nghệ khác nhau. Cần tính đến việc hợp tác với các nhà xuất bản và dịch giả uy tín quốc tế để tăng khả năng tiếp cận của công chúng bên ngoài; tổ chức giới thiệu Nguyễn Đình Thi trong các sự kiện văn hóa, văn nghệ như hội thảo, triển lãm hay liên hoan nghệ thuật trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ số để số hóa các tác phẩm, xây dựng các nền tảng trực tuyến để lưu trữ dữ liệu và giới thiệu về Nguyễn Đình Thi. Các mạng xã hội và kênh truyền thông cũng có thể được tận dụng để quảng bá.

Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế, các trường đại học và viện nghiên cứu văn hóa có thể giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và gia tăng ảnh hưởng của di sản Nguyễn Đình Thi ở trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội để xây dựng các dự án nghiên cứu và quảng bá dài hạn.

Có thể khẳng định, di sản của Nguyễn Đình Thi như một cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Tác phẩm của ông không chỉ khai thác giá trị văn hóa truyền thống mà còn mở rộng ra những tư duy, tầm nhìn mới mẻ, hiện đại, giúp văn hóa Việt Nam có thể giao lưu và hội nhập với các nền văn hóa khác mà không đánh mất bản sắc, thậm chí để làm giàu thêm cho văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện đại. Di sản văn hóa nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi sẽ sống mãi trong dòng chảy văn hóa dân tộc.

Đọc thêm

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Xem thêm