Tag

Mùa xuân vui hội Đống Ba

Người Hà Nội 28/02/2025 10:00
aa
TTTĐ - Hằng năm, từ ngày 10 đến 12 tháng 2 Âm lịch, Làng Đống Ba (thuộc phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tưng bừng mở hội. Người dân địa phương cùng hàng ngàn du khách thập phương lại được chứng kiến những nét đẹp văn hoá truyền thống được trao truyền qua nhiều thế hệ...
Tưng bừng lễ hội Làng nghề văn hóa ẩm thực giò, chả Ước Lễ Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nhiều hoạt động đặc sắc đón chờ du khách tại hội làng Bát Tràng
Hội làng Đống Ba đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ
Hội làng Đống Ba đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ

Tự hào với truyền thống

Theo sử sách, hội làng đã có từ xa xưa và tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực được bảo lưu từ thời thượng cổ. Hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã. Hội làng Đống Ba thường được tổ chức thật vui, thật đầm ấm tình làng nghĩa xóm, điều đó thể hiện qua một loạt những hoạt động như: thi làm cổng chào giữa các xóm, thi hát giao duyên, kéo co…

Hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ vị thành hoàng và 2 vị công chúa của làng có công với đất nước
Hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ vị thành hoàng và 2 vị công chúa của làng có công với đất nước

Lễ hội thường diễn ra ở ngôi đình làng. Hội có quy mô lớn, nội dung phong phú, tổ chức quy củ chặt chẽ, kết hợp được với truyền thống và hiện đại với mục tiêu phấn đấu là lễ hội có tầm cao của "làng văn hóa, xã anh hùng".

Hội làng xưa được tổ chức từ ngày 9 đến 12/3 Âm lịch, sau này được tổ chức từ ngày 9 đến 12/2 Âm lịch. Hòa mình vào không khí hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với truyền thống vàng son đã có từ ngàn đời. Hội được tổ chức với mục đích tri ân vị thành hoàng và 2 vị công chúa của làng Đống Ba đã góp sức trong công cuộc giành độc lập dân tộc thời Hai Bà Trưng. Cũng như các lễ hội truyền thống, hội làng Đống Ba gồm 2 phần: Lễ và hội.

Nhiều trò chơi truyền thống xuất hiện trong Hội làng Đống Ba
Nhiều trò chơi truyền thống xuất hiện trong Hội làng Đống Ba

Phần lễ thể hiện sự ngưỡng mộ, sùng bái anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân được dân làng Đống Ba coi như thần thánh, đó là Quách Lãng Tướng Công và nhị vị công chúa Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương. Ba vị là người bảo trợ tinh thần và đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho dân làng Đống Ba. Phần lễ thường có các hoạt động rước nước và mộc dục, rước, tế và dâng hương vô cùng trang nghiêm.

Phần lội gồm rất nhiều trò vui như: Cờ người, kéo co, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… thu hút nhiều người tham gia, cổ vũ.

Những điểm nhấn

Lễ rước nước - mộc dục tượng Thánh được tổ chức trọng thể vào ngày mồng 10/2 âm lịch. Cũng giống như quy trình rước thần, chỉ khác là rước kiệu chóe. Đi đầu là trống chiêng, tiếp theo là hương án rồi đến kiệu chóe. Đi hộ tống đoàn rước có phù giá, quan viên chấp sự và đoàn tế nữ. Đoàn tế nữ có 2 nữ mặc áo tướng quân và 30 nữ quân trang áo đỏ, áo vàng. Trống dong, cờ mở, múa rồng trông rất vui tươi.

Lễ rước Thánh giá là nét đẹp khác của Hội làng Đống Ba, Thánh vị được rước quanh làng với nghi thức trang trọng, thiêng liêng. Tất cả các xóm, ngõ đều lập cổng chào, lập hương án để nghênh thần khi đoàn rước Thánh giá đi qua. Đoàn người rước trang nghiêm, mọi người trong làng đều thể hiện nét mặt vui tươi khi tham gia lễ rước. Vui nhộn hơn cả là xung quanh có đội múa rồng và múa sinh tiền.

Lễ rước nước - mộc dục tượng thánh được tổ chức trên sông Hồng
Lễ rước nước - mộc dục tượng thánh được tổ chức trên sông Hồng

Hội đánh cờ người là trò chơi vẫn đặc sắc hơn cả tại Hội làng Đống Ba. Tương truyền, sinh thời Quách tướng quân và 2 nữ tướng khi huấn luyện quân sĩ thường đánh cờ người. Dùng quân sĩ làm quân cờ nhằm luyện cho tướng mưu trí, quân kỷ luật. Sau khi 3 vị qua đời, nhân dân làng Đống Ba và các làng xung quanh thờ làm thành hoàng. Hằm năm, hội làng tổ chức đánh cờ người để nhớ về cuộc luyện tập quân sĩ thủa xưa. Người đóng vai quân cờ được làng tuyển chọn kỹ lưỡng, sắm trang phục thật đẹp để phục vụ niềm vui chung của làng.

Bên cạnh đánh cờ người, Hội làng Đống Ba còn tổ chức các trò chơi dân gian như: chọi gà, đánh đu, đánh vật, kéo co, đập nổi. Hiện nay, trong xu thế mới của thời đại, hội làng có chơi thêm những môn thể thao như bóng đá tạo nên những màu sắc mới trong hội làng.

Người trẻ tham gia các hoạt động của Hội làng Đống Ba
Người trẻ tham gia các hoạt động của Hội làng Đống Ba

Tất bật cho ngày khai hội

Hội làng Đống Ba là sự kiện lớn, vì thế, ngay sau khi ăn Tết cổ truyền, người dân trong làng đã tất bật chuẩn bị cho ngày hội. Ông Lê Văn Trường - Trưởng ban Quản lý di tích Đình làng Đống Ba chia sẻ: "Đầu tiên, chúng tôi phải chọn ông bà chủ tế, đó phải là những người có uy tín trong làng, được nhân dân ủng hộ và tiến cử. Sau đó, phải xin cấp phép tổ chức lễ hội để thực hiện để có thể bắt tay vào công tác chuẩn bị cho lễ hội".

Theo ông Trường, Ban Quản lý di tích sẽ thông báo đến toàn thể người dân, quán triệt các xóm vệ sinh môi trường, treo cờ, treo đèn lồng, làm cổng chào, cắt tỉa cây,... Bên cạnh là việc tuyển chọn người cho Lễ rước Thánh giá và các lễ tế. Trong đó, 38 đội tham gia rước cần có 100 nam thanh niên khỏe mạnh để khiêng 4 kiệu là: Kiệu Ngự và Kiệu Văn và 2 Kiệu Võng. Đoàn rước cần tới 400-500 người, do đó, cần có sự tuyển chọn từ sớm nhằm đáp ứng kịp thời cho lễ hội.

Với trò chơi đặc sắc cờ người, làng Đống Ba lựa chọn các em học sinh THCS tham gia đóng vai quân cờ. Để trò chơi thêm hấp dẫn, làng mời thêm các kỳ thủ có tiếng tham gia thi đấu, nhằm tạo ra những ván cờ có chất lượng, sôi nổi để thu hút người dân và khách thập phương tham gia cổ vũ.

Mùa xuân vui hội Đống Ba
Nam giới lên "bác" có trách nhiệm giữ đình làng luôn sạch, đẹp, sẵn sàng đón du khách vào Hội làng

Ở Đống Ba, có một tục lệ đặc biệt. Nam giới khi đến tuổi 49 sẽ được lên "bác", tham gia vào Ban Khánh tiết của làng. Nhiệm vụ của họ là dọn dẹp sạch sẽ đình làng, đặt lễ ban thờ vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng. Đến ngày hội làng, nhiệm vụ thêm phần nặng nề vì các "bác" phải đảm bảo được phần khánh tiết của làng.

"Theo lệ xưa từ thời các cụ, cứ đến tuổi 49, chúng tôi phải làm 1 năm nhiệm kỳ phục vụ nhà Thánh. Đến gần hội làng, chúng tôi phải cắm cờ quanh làng, kê bàn ghế phục vụ hội, phát giấy mời tham gia ngày hội. Đến ngày hội, chúng tôi phải có trách nhiệm bưng bê, chia lộc cho những người dân đến hương khói cho đình; thực hiện yêu cầu của Ban Quản lý di tích. Đây là truyền thống tốt đẹp có từ ngàn xưa và hiện vẫn được người dân trong làng duy trì để phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương", ông Nguyễn Quang Thịnh - Trưởng ban Khánh tiết chia sẻ.

Trước ngày hội 1 tuần, Nhân dân làng Đống Ba đã nao nức, sẵn sàng mọi khâu chuẩn bị để có một năm hội thành công. Yêu thích những lễ hội truyền thống, văn hóa của người Việt, mời bạn đến ngôi làng cổ kính nép bên dòng sông Hồng để tham gia hội trong những ngày giữa tháng 2 Âm lịch nhé!

Đọc thêm

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Xem thêm