Tag

Độc đáo lễ hội 5 làng Mọc

Người Hà Nội 12/03/2025 09:27
aa
TTTĐ - Lễ hội 5 làng Mọc được tổ chức nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đặc sắc của vùng Kẻ Mọc.
Lễ hội Đình Nhật Tân - nơi hội tụ giá trị tâm linh và truyền thống Lễ hội làng gốm Bát Tràng năm 2025 có gì mới? Lễ hội Việt - Nhật thu hút 430.000 khách sau 2 ngày

Ngày 11/3, Đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức lễ hội 5 làng Mọc Xuân Ất Tỵ 2025.

Nghi Lễ khởi chiêng khai mạc Lễ hội
Nghi Lễ khởi chiêng khai mạc lễ hội 5 làng Mọc

Tương truyền ngày xưa, bởi thiên tai nên người dân quanh vùng phải rơi vào tình trạng đói kém thê thảm. Những ngày này, dọc khắp đường là xác người la liệt. Cùng với đó, dịch bệnh tràn lan đã khiến cho người dân lại càng khốn cùng hơn.

Lúc này, người dân làng Phùng Khoang đã được vua cho nấu cháo, cơm nắm để phát cho người dân. Một cậu bé khi nhận được nắm cơm đã chia cho bốn cậu bé khác cùng ăn. Sau này, 5 người đã kết nghĩa anh em, cùng lập nghiệp ở vùng này, tạo dựng thành những ngôi làng trù phú, chính là 5 làng Mọc bây giờ.

Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” của làng Triều Khúc biểu diễn tại chương trình khai mạc lễ hội 5 làng Mọc
Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” của làng Triều Khúc biểu diễn tại chương trình khai mạc lễ hội 5 làng Mọc

Phát biểu khai mạc Lễ hội, Chủ tịch UBND phường Trung Văn Nguyễn Đắc Long cho biết: “Lễ hội 5 làng Mọc là một lễ hội có từ lâu đời. Từ mùng 10 - 12 tháng Hai Âm lịch, người dân tại các làng Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) và Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) lại nô nức tổ chức lễ hội truyền thống này để rước các thành hoàng làng du xuân, hội ngộ, thăm hỏi, hàn huyên, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”.

Phần rước kiệu thánh trong lễ hội
Phần rước kiệu thánh trong lễ hội

Từ năm 1992, người dân 5 làng đã thống nhất 5 năm tổ chức hội một lần. Hội sẽ diễn ra vào hai ngày 11, 12 tháng 2 với luân phiên từng làng làm cai. Những năm không phải hội lớn thì mỗi làng vẫn tổ chức hội theo tập tục.

Lễ hội này được hình thành từ tục kết chạ giữa năm làng Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang. Ở năm làng Mọc, mỗi làng thờ một vị Thành hoàng làng riêng. Làng Giáp Nhất thờ Phùng Luông - Một vị tướng dưới thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng; làng Cự Chính thờ Đức Thánh Lã Đại Liệu - một nha tướng dưới thời Ngô Quyền; làng Quan Nhân thờ Trung Nghĩa Đại Vương Hùng Lãng Công - người có công đánh giặc Nam Chiếu và dưới phủ thờ phu nhân là Thánh bà Trương Mỵ Nương; làng Phùng Khoang thờ Đoàn Thượng tướng quân - một trung thần thời Lý.

Độc đáo lễ hội 5 làng Mọc

Cũng như các lễ hội truyền thống của cả nước, lễ hội 5 làng Mọc là lễ hội dân gian được Nhân dân địa phương nắm giữ, thực hành, trao truyền qua các thế hệ. Lễ hội có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, thể hiện sự biết ơn các vị tiền nhân, vừa thể hiện trách nhiệm và niềm tự hào của cộng đồng, thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Nhân dân địa phương.

Trong ngày diễn ra lễ hội 5 làng Mọc, vào buổi sáng sau ba hồi trống lệnh, phường đồng văn nổi nhạc và các bộ phận của đoàn rước lần lượt đứng vào vị trí. Sau hồi chiêng trống, cuộc rước chính thức bắt đầu. Lúc này, những chân kiệu bắt đầu rước long kiệu từ trong đình ra.

 Múa rồng cùng dân làng trong Lễ hội.
Múa rồng cùng dân làng trong lễ hội

Đi đầu là năm lá cờ ngũ hành, sau đó lần lượt là các đội múa cờ, trống, múa sư tử, ngựa hồng, ngựa bạch, múa bồng, hương án, đoàn phật tử, bát bửu, chấp kích, phường đồng văn, múa sinh tiền, trống bản, kiệu long đình, lộ bộ, phường bát âm, kiệu Thánh, múa lân, rồng cùng dân làng.

Đông đảo Nhân dân đến xem lễ hội
Đông đảo Nhân dân đến xem lễ hội

Lễ hội 5 làng Mọc được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia theo Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng, là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân hai quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và hai phường Nhân Chính, Trung Văn; có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn hóa, góp phần tạo thuận lợi cho công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đặc sắc của vùng Kẻ Mọc.

Đọc thêm

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô Người Hà Nội

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô

TTTĐ - Trước thông tin về khả năng tăng giá vé tàu từ cảng cao cấp Ao Tiên đi các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng UBND huyện Cô Tô đã tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp vận tải hành khách để làm rõ vấn đề.
Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng

TTTĐ - Nằm ven sông Hồng, ngôi đền Rừng hướng ra sông Hồng quanh năm mát mẻ và rộn ràng câu hát Văn. Theo lời giới thiệu của những thanh đồng, tôi đã có dịp đặt chân tới đền Rừng và được nghe những câu chuyện tâm linh huyền bí ở ngôi đền cổ hơn một trăm năm trước.
Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang Nhịp điệu cuộc sống

Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang

TTTĐ - Là người đặt nền móng và phát triển ấn phẩm từ bản tin nội bộ thành tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, nữ Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn vô cùng tâm huyết và dõi theo những hoạt động của báo. Nhân dịp 40 năm báo Tuổi trẻ Thủ đô xuất bản số đầu tiên, bà Khúc Nga hồ hởi dành cho chúng tôi - thế hệ phóng viên đi sau cuộc trò chuyện tâm tình đầy ắp những kỷ niệm vui buồn dưới “mái nhà” 19 Lý Thường Kiệt.
Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn Người Hà Nội

Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn

TTTĐ - Trong suốt 40 năm qua, bên cạnh việc phát triển nội dung, thương hiệu, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, báo Tuổi trẻ Thủ đô còn miệt mài, tích cực với các hoạt động an sinh xã hội rộng khắp trên các tỉnh, thành cả nước. Từ Tây Bắc, Tây Nguyên đến Tây Nam Bộ… nơi nào khó khăn cũng có dấu ấn của những người làm báo đến từ Thủ đô - trái tim thiêng liêng của cả nước. Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, đan chặt những cánh tay để khối đại đoàn kết dân tộc được thêm vững chắc, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, những giá trị tốt đẹp của Việt Nam vì thế được cùng nhân lên và tỏa sáng.
Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ Người Hà Nội

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

TTTĐ - Cái rét cắt da ở lại trong năm cũ, cái nắng cháy bỏng của mùa hè còn nấp sau những áng mây dày nặng hơi nước, tháng ba là lúc mùa xuân chín, dần đi qua ngõ, dần trôi đi với bao kỉ niệm đẹp đẽ chúng ta đã có thêm trong đời…
Xem thêm