Tag
"Chìa khóa" để khơi thông nguồn lực, phát huy giá trị di tích đền Rừng

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng

Người Hà Nội 27/03/2025 16:59
aa
TTTĐ - Nằm ven sông Hồng, ngôi đền Rừng hướng ra sông Hồng quanh năm mát mẻ và rộn ràng câu hát Văn. Theo lời giới thiệu của những thanh đồng, tôi đã có dịp đặt chân tới đền Rừng và được nghe những câu chuyện tâm linh huyền bí ở ngôi đền cổ hơn một trăm năm trước.
Độc đáo lễ rước nước đền Rừng Độc đáo lễ rước nước đền Rừng

TTTĐ - Lễ rước nước tại đền Rừng (phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) diễn ra trong Lễ Thượng nguyên (ngày rằm tháng Giêng) ...

Đền thiêng thờ chúa Thượng Ngàn

Từ Trung tâm Hà Nội, qua cầu Chương Dương, rẽ vào đê Ngọc Thụy, men theo đê chỉ chừng 2km, tôi đã đặt chân tới đền Rừng. Nằm giữa không gian thiên nhiên xanh mát, đền Rừng được coi là nơi hội tụ linh khí của đất trời.

Theo cuốn “Di tích lịch sử văn hóa đền Rừng - Gia Thượng Linh từ” của phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, xưa kia, khi chưa có đê bao, người dân thường tìm khu gò đất cao cư trú vì đó là ghềnh của sóng đất. Khi triều Lý định đô ở Thăng Long đã cho đắp đê chống lụt, định cư canh tác nông nghiệp.

Cũng vào giai đoạn mở rộng kinh đô Thăng Long thì bãi Cơ Xá được hình thành (sau đổi thành An Xá, Phúc Xá). Cư dân làng Cơ Xá di chuyển dần sang bờ Bắc, lúc đầu ở bãi giữa sống gọi là Trung Hà, sau định cư bên bờ Bắc gọi là Bắc Biên.

Mạn trên của Bắc Biên là vùng đất cao thoáng, đất đai màu mỡ và người dân di cư lên khai hoang, lập làng và dần hình thành làng Gia Thượng - vùng đất mặt trên tốt lành. Đoạn tiếp đầu giữa Bắc Biên và Gia Thượng là một doi đất. Doi đất này có quá trình kiến tạo tự nhiên và sự điều chỉnh dòng sông Đuống. Phần đầu doi đất là ngã ba sông Hồng và sông Đuống.

Phần cuối là nơi hội tụ những linh khí tốt lành, nơi ghềnh cao hơn so với xung quanh. Đó là vị trí đắc địa nhưng thoáng đáng, phía trước có dòng chảy, phía sau có gò cao (người dân lập đền gọi là đền Núi). Xưa kia, bãi sông Hồng cuối làng Gia Thượng bạt ngàn lau sậy. Người dân trong làng dựng đình thờ đức Linh Lang đại vương để cầu tiêu thoát nước và nơi đây dần hình thành đền thờ chúa Thượng Ngàn để cầu phúc hiện hữu đến ngày nay.

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng
Đền Rừng linh thiêng thuộc địa phận Gia Thượng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội

Theo truyền thuyết, ông Lê Văn Năm (còn gọi là ông Năm Cua - không rõ năm sinh) là người làng Gia Thượng, chuyên đi mò cua, bắt ốc ở ven sông. Ông Năm kết duyên cùng với bà Phạm Thị Gái, sinh ngày 8/2/1887, mất ngày 11/1/1947, người xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

Bà Gái là con một gia đình buôn bán giàu có nhưng khi lấy chồng đã chuyển về Gia Thượng sinh sống và dần quen với nếp nhà chồng. Ông Năm vẫn làm nghề chài lưới, những hôm được mẻ cá lớn đều mang lên khu đò học bán cho thương lái. Bà Gái tần tảo trồng dâu nuôi tắm nhưng bà hay ốm yếu. Những khi nhàn rỗi, bà thường ra khu bãi ghềnh cao cắt lau sậy về làm củi.

Một hôm, vào giữa trưa mùa Thu mát mẻ, bà ra bãi cắt cỏ lau, tự nhiên thấy trời đất xoay vần và ngủ thiếp đi. Trong cơn mơ, bà lạc vào chồn vùng cao ngút ngàn cây trái, chim hót líu lo. Xa xa có thác nước chảy, suối reo thật là thơ mộng. Thấp thoáng trong sương mờ là những tòa điện mái đao cong, những cô gái sơn cước đùa vui hòa trong tiếng đàn, tiếng sáo. Đang mải ngắm cảnh thần tiên, bỗng có một bà lão mặc trang phục màu xanh lá cây, mặt hồng phấn, tay cầm phất trần đến hỏi “Con là ai? Mà sao con đến chốn này”. Bà bèn kể lại gia cảnh cho bà lão nghe.

Nghe xong, bà lão nói: “Nơi đây là chốn thượng ngàn linh thiêng! Nơi con sống là viễn cảnh, cũng là chốn ghềnh thiêng ta thường du ngự. Ta thấy con có duyên căn với tiên cảnh Thượng Ngàn. Con hãy về cùng với dân làng dựng đền vọng thờ chúa Thượng. Ta sẽ phù hộ, độ trì cho dân làng phúc nghiệp và con sẽ bệnh tật tiêu trừ”.

Nói xong, bà phất cây hồng trần, đóa mây trắng nâng bà lên trời cao, trong tiếng cười vang vọng. Bà tỉnh dậy mới hay đó là một giấc mơ. Về nhà, bà Gái kể lại cho chồng nghe. Lúc đầu, ông bảo đó chỉ là một giấc mơ chứ đâu có thật. Sau đó, mỗi đêm, hai ông bà đều được ứng mộng với cảnh tượng như bà đã gặp trong giấc mơ.

Cuối cùng, hai ông bà đã kể lại cho dân làng nghe, mọi người đều đồng thuận chọn vị trí trung tâm của ghềnh cao dựng đền thờ chúa Thượng Ngàn và đặt tên là đền Rừng.

Ngôi đền hướng ra sông Hồng, phía trước là bãi lau sậy với không gian tự nhiên thoáng đãng, phía sau có gò núi làm chỗ dựa tạo thành “Tiền án hậu chẩm”. Sau khi dựng đền, ông bà cùng với dân làng đã tôn tượng chúa Thượng Ngàn để thờ phụng, đồng thời cử bà Gái làm chủ nhang, chăm nom hương khói phụng thờ. Từ đó, bà Gái khỏe mạnh, bệnh tật ốm đau đều hết, lòng trở nên thanh tịnh. Một hôm, bà lại mơ thấy chúa Thượng Ngàn giáng xuống và truyền rặn cho địa phương tô thêm pho tượng chúa Thượng Thiên.

Từ đó, trong cung đền có hai bức tượng chúa Thượng Ngàn và chúa Thượng Thiên để nhân dân lễ bái. Về sau, nhân dân công đức thêm các pho tượng Tam tòa Thánh Mẫu làm nền tảng cho việc thờ Mẫu và bổ sung các pho tượng Chầu Bà, Quan Lớn, các ông Hoàng, lầu Cô, lầu Cậu...

Hàng năm, Xuân Thu nhị kỳ và các tiết lễ, dân làng Gia Thượng đều tổ chức lễ cầu phúc, cầu mùa hoặc khi có dịch bệnh, thiên tại, dân làng cầu đảo rất ứng nghiệm.

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng
Ngôi đền có vị trí đắc địa, hướng mặt ra sông Hồng

Nhiều hiện vật có giá trị khoa học, lịch sử

Hiện nay, đền Rừng thuộc địa bàn làng Gia Thượng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên quản lý. Một trong những điều tạo nên sức hấp dẫn của đền Rừng là di tích này có vị trí “đắc địa”, mặt đền hướng ra dòng sông Hồng phù sa đỏ, quanh năm là những thửa ruộng xanh tốt. Cảnh quan và không gian di tích thoáng đãng, linh thiêng, thu hút du khách và những người tìm kiếm sự tĩnh lặng, muốn kết nối với thiên nhiên.

Trải qua năm tháng và 2 lần tu tạo, hiện di tích này hoàn thiện các hạng mục công trình kiến trúc độc đáo: Đền chính, cung Sơn Trang, cung Quan Đệ Tam, Ban Mẫu bán thiên, nhà Tổ, nhà khách, công trình phụ trợ, sân vườn.

Một điểm đặc sắc nữa ở đền Rừng, mang giá trị lịch sử, khoa học, đó là nơi đây bảo lưu được 91 hiện vật, tiêu biểu như bát hương gốm Thổ Hà, tượng 2 vị chúa bà bằng đồng; tượng Linh Lang Đại Vương…

Bài 1. Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng
Với những giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa, đền Rừng mới đây đã được xếp hạng di tích cấp thành phố

Trên thực tế, tín ngưỡng thờ Mẫu đóng vai trò quan trọng trong đời sống người Việt. Từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng trở thành một sinh hoạt văn hóa phổ biến trong đời sống và tâm thức của người dân. Cùng với đó, nhiều di tích được xây dựng để phụng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và duy trì hoạt động tín ngưỡng dân gian.

Sự hiện hữu của đền Rừng ở vùng đất Gia Thượng cho thấy niềm tin của Nhân dân địa phương và du khách thập phương cũng như sức lan tỏa của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Với những giá trị về lịch sử, kiến trúc, khoa học, đền Rừng đã đáp ứng được các tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa. Theo Quyết định số 1168/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 28/2/2025, di tích đền Rừng được xếp hạng cấp thành phố.

Lan tỏa di sản văn hóa

Nghệ nhân Hoàng Xuân Mai, thủ nhang đền Rừng cho biết, nhiều năm nay, ngôi đền này duy trì các hoạt động tâm linh và văn hóa, tạo không gian linh thiêng cho du khách và người dân địa phương.

Mỗi ngày, đền đón hàng trăm du khách tới dâng hương, cầu an, vãn cảnh. Du khách tới đây có cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa dân gian qua các hoạt động như múa lân, hát Văn, trình diễn trò chơi dân gian vào mỗi dịp lễ hội truyền thống hàng năm.

Đặc biệt, tại di tích đền Rừng, Ban quản lý thường tổ chức những buổi giao lưu thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Tại đây, các đồng đền, thủ nhang, thanh đồng, đạo quán và các nghệ nhân hát Văn có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng thực hành nghi lễ, đạo cụ, lời ca, âm nhạc…

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng
Tại đền Rừng thường xuyên có những buổi giao lưu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nhằm bảo tồn và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Để phát huy hiệu quả giá trị của di tích đền Rừng, vừa là chốn văn hóa tâm linh, vừa lan tỏa giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, quận Long Biên đã triển khai các kế hoạch trước mắt và lâu dài.

Tại Hội nghị trao bằng di tích cấp thành phố cho các di tích do Sở văn hóa, Thể thao Hà Nội tổ chức mới đây, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương chia sẻ, việc trao bằng xếp hạng cấp thành phố cho di tích đền Rừng và các di tích khác thể hiện sự trân trọng đối với truyền thống lịch sử, với những tài nguyên văn hóa của Thủ đô, từ đó nâng cao ý thức trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích, di sản trong cộng đồng.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đánh giá cao tình cảm, tâm huyết và sư chung tay của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc chăm lo, quản lý di tích, để di tích trở thành điểm đến hấp dẫn, và quan trọng là để người dân “tín” mà không “mê”; đồng thời khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để lan tỏa, quảng bá di tích.

Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”. Trong đó, du lịch văn hóa được coi là mũi nhọn. Nếu có một chiến lược “dài hơi” và bài bản, cùng sự chung tay của các cấp chính quyền, ban quản lý và người dân địa phương, đền Rừng sẽ trở thành điểm đến văn hóa tâm linh hấp dẫn của du khách, phát huy hiệu quả giá trị của di tích, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô Người Hà Nội

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô

TTTĐ - Trước thông tin về khả năng tăng giá vé tàu từ cảng cao cấp Ao Tiên đi các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng UBND huyện Cô Tô đã tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp vận tải hành khách để làm rõ vấn đề.
Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang Nhịp điệu cuộc sống

Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang

TTTĐ - Là người đặt nền móng và phát triển ấn phẩm từ bản tin nội bộ thành tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, nữ Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn vô cùng tâm huyết và dõi theo những hoạt động của báo. Nhân dịp 40 năm báo Tuổi trẻ Thủ đô xuất bản số đầu tiên, bà Khúc Nga hồ hởi dành cho chúng tôi - thế hệ phóng viên đi sau cuộc trò chuyện tâm tình đầy ắp những kỷ niệm vui buồn dưới “mái nhà” 19 Lý Thường Kiệt.
Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn Người Hà Nội

Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn

TTTĐ - Trong suốt 40 năm qua, bên cạnh việc phát triển nội dung, thương hiệu, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, báo Tuổi trẻ Thủ đô còn miệt mài, tích cực với các hoạt động an sinh xã hội rộng khắp trên các tỉnh, thành cả nước. Từ Tây Bắc, Tây Nguyên đến Tây Nam Bộ… nơi nào khó khăn cũng có dấu ấn của những người làm báo đến từ Thủ đô - trái tim thiêng liêng của cả nước. Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, đan chặt những cánh tay để khối đại đoàn kết dân tộc được thêm vững chắc, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, những giá trị tốt đẹp của Việt Nam vì thế được cùng nhân lên và tỏa sáng.
Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ Người Hà Nội

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

TTTĐ - Cái rét cắt da ở lại trong năm cũ, cái nắng cháy bỏng của mùa hè còn nấp sau những áng mây dày nặng hơi nước, tháng ba là lúc mùa xuân chín, dần đi qua ngõ, dần trôi đi với bao kỉ niệm đẹp đẽ chúng ta đã có thêm trong đời…
Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình Người Hà Nội

Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình

TTTĐ - Với vai trò, trách nhiệm là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ và chính quyền TP, cùng với báo chí Thủ đô, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội luôn tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội Người Hà Nội

Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội

TTTĐ - Các bài viết, phóng sự, chương trình truyền hình về văn hóa ứng xử, lối sống thanh lịch đã trở thành kênh thông tin hữu ích, giúp người dân hiểu rõ hơn về giá trị của sự thanh lịch, văn minh trong đời sống hiện đại.
Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô Người Hà Nội

Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô

TTTĐ - Chiều 24/3, Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Đây là dịp để các cơ quan báo chí, truyền thông cũng như các địa phương tại Hà Nội khẳng định vai trò của những người cầm bút cũng như đưa ra các ý kiến tham góp, hiến kế nhằm "gạn đục khơi trong" với tâm huyết và trách nhiệm giúp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao hiệu quả của truyền thông, mang lại những giá trị tích cực của Thủ đô trong thời đại mới.
Xem thêm