Tag

Độc đáo lễ rước nước đền Rừng

Người Hà Nội 13/02/2025 09:00
aa
TTTĐ - Lễ rước nước tại đền Rừng (phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) diễn ra trong Lễ Thượng nguyên (ngày rằm tháng Giêng) với sự háo hức của hàng nghìn người dân và du khách thập phương. Đây là nghi thức nhằm tỏ lòng thành kính, cảm tạ trời đất đã phù hộ cho mưa thuận gió hòa, Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đặc sắc lễ cung nghinh thánh giá Thiên Hậu Thánh Mẫu tuần du Lễ hội đình Tường Phiêu được đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Gìn giữ giá trị truyền thống thông qua bảo tồn lễ hội, di tích

Đền Rừng (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) có tuổi đời hàng trăm năm, lại tọa lạc trên địa thế đẹp với mặt hướng ra sông Hồng đỏ nặng phù sa. Theo các bút tích ghi lại, đền được xây dựng từ những năm giữa thế kỉ XIX.

Lễ rước nước tại đền Rừng
Lễ rước nước tại đền Rừng

Ngôi đền được xây dựng trên chính quê hương của Thái Úy Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc.

Bên bờ sông Hồng này được coi là có vị thế đặc biệt, là khúc sông Hồng thoáng đãng, bình lặng, không khí mát mẻ. Vì thế, nơi đây quy tụ nhiều di tích như: Đền Rừng, đền Cửa Ông, đền Mẫu Thoải, đền Núi, tạo thành một quần thể tâm linh vô cùng nổi tiếng với du khách trong vùng và thập phương.

Hoạt động thu hút đông đảo người dân tham gia
Hoạt động thu hút đông đảo người dân tham gia

Vào dịp lễ Thượng nguyên - rằm tháng Giêng, Ban Quản lý đền Rừng đã tổ chức lễ rước nước linh thiêng và ý nghĩa. Được biết, đây là năm đầu tiên đền thực hiện nghi thức này nhưng truyền thống rước nước của làng Gia Thượng thì đã có từ lâu nhưng chỉ thực hiện 5 năm một lần.

Chính vì vậy, nghệ nhân Hoàng Xuân Mai - thủ nhang đền Rừng đã bày tỏ mong muốn thực hiện nghi lễ này hàng năm với quy mô lễ hội. Lễ rước nước thu hút hàng nghìn người tham dự, mang đến sự phấn khởi đầu xuân mới cho Nhân dân và du khách thập phương.

Nghệ nhân Hoàng Xuân Mai
Nghệ nhân Hoàng Xuân Mai

Chia sẻ về lễ rước nước của đền Rừng, nghệ nhân Hoàng Xuân Mai cho biết: “Theo quan niệm, nước không chỉ là nguồn sống mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn. Đây không chỉ là một nghi lễ mà còn là sợi dây kết nối con người với thiên nhiên, thần thánh được duy trì hàng nghìn năm qua của cư dân vùng Đồng bằng sông Hồng.

Lễ rước nước cũng là cách thể hiện lòng thành kính, biết ơn các vị Thần, Phật, Thánh Mẫu, qua đó gửi gắm ước vọng về một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người người mạnh khỏe, gia đình ấm no hạnh phúc”.

Theo nghệ nhân Hoàng Xuân Mai, đất và nước chính là cội nguồn của sự sống muôn loài nên trân trọng nguồn nước chính là văn hóa ngàn đời, thể hiện tư tưởng uống nước nhớ nguồn của cư dân đồng bằng Sông Hồng
Theo nghệ nhân Hoàng Xuân Mai, đất và nước chính là cội nguồn của sự sống muôn loài nên trân trọng nguồn nước chính là văn hóa ngàn đời, thể hiện tư tưởng uống nước nhớ nguồn của cư dân đồng bằng sông Hồng

Từ nhiều ngày trước khi lễ rước diễn ra, người dân đã chuẩn bị trang phục, kiệu rồng, cờ phướn... và luyện tập thuần thục các nghi thức để bảo đảm sự kiện diễn ra linh thiêng, an toàn nhất.

Sau lễ cúng thánh, cúng thần hà bá xin rước nước, đoàn lên thuyền xuôi theo dòng sông Hồng, đến đoạn ngã ba sông thì thực hiện nghi thức lấy nước cho vào chóe sứ lớn để rước về đền.

Theo Ban Quản lý đền, nước được rước phải là nước lấy ở giữa sông Hồng, đoạn ngã ba sông. Đội rước nước cũng được tuyển chọn từ các nam thanh nữ tú, chưa vợ chưa chồng trong làng để bảo đảm tính linh thiêng.

Các nam thanh nữ tú trong làng được tuyển chọn để rước kiệu và rước nước
Các nam thanh nữ tú trong làng được tuyển chọn để rước kiệu và rước nước

Khi rước nước về đến đền, đội tế cúng tiến hành làm lễ tại đền thượng, nơi thờ thần thành hoàng làng. Sau đó lọc thành nước tinh khiết làm nước lễ Thánh hàng năm, đồng thời cũng được ban lộc với mong cầu mang lại sức khỏe, thịnh vượng cho Nhân dân và du khách thập phương.

Được biết, công tác chuẩn bị cho lễ rước được thực hiện chỉ trong vòng 10 ngày. Dù khối lượng công việc chuẩn bị rất lớn nhưng với sự quyết tâm cao độ của Nhân dân và Ban Quản lý đền, lễ rước nước đã được diễn ra với quy mô hoành tráng, trang nghiêm, làm nức lòng Nhân dân và du khách thập phương đến đền chiêm bái.

Thực hiện nghi lễ sau khi rước nước về. Sau đó lọc thành nước tinh khiết làm nước lễ Thánh hàng năm
Sau khi thực hiện nghi lễ sau khi rước nước về, nước được lọc thành nước tinh khiết làm nước lễ Thánh hàng năm

Bà Trần Đức Thịnh (73 tuổi, trú tại làng Gia Thượng, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) phấn khởi cho biết: “Được tham gia nghi thức rước nước từ dòng sông Hồng để thờ thần, thờ thánh ngay những ngày đầu xuân năm mới này tôi cũng như mọi người rất phấn khởi. Chúng tôi được gửi gắm vào đây những ước nguyện về một năm ấm no, hạnh phúc, đủ đầy”.

Tham gia biểu diễn tại lễ Thượng nguyên, được chứng kiến lễ rước nước vô cùng ý nghĩa này, NSND Trọng Bình - Nhà hát Cải lương bày tỏ: “Đền Rừng có vị trí đắc địa với vị thế hướng ra sông Hồng nên lễ rước nước không chỉ là nghi thức tâm linh thể hiện lòng thành kính, tri ân chư phật, thần, thánh mà còn làm sâu sắc thêm văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc.

Những choé nước được rước về
Những chóe nước được rước về

Nông nghiệp Việt Nam gắn với nền văn minh lúa nước, đất và nước chính là cội nguồn của sự sống muôn loài nên trân trọng nguồn nước chính là văn hóa ngàn đời, thể hiện tư tưởng uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt.

Ngoài ra, nghi lễ còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, khi mà tài nguyên nước của nhân loại đang ngày càng cạn kiệt; tình trạng hạn hán, thiếu nước sạch diễn ra nhiều nơi nên qua đây, con người sẽ phải trân quý nguồn nước, cũng là trân trọng sự sống, bảo vệ nguồn nước nhiều hơn”.

Lễ hội là ngày vui của Nhân dân trong vùng và du khách thập phương
Lễ hội là ngày vui của Nhân dân trong vùng và du khách thập phương

Ngoài lễ rước nước, trong 2 ngày diễn ra lễ hội rằm tháng Giêng, đền Rừng cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật với sự tham gia của các nghệ sĩ, Nhà hát Cải lương, Nhà hát chèo Hà Nội… với các ca khúc ca ngợi quê hương đất nước.

Đọc thêm

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô Người Hà Nội

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô

TTTĐ - Trước thông tin về khả năng tăng giá vé tàu từ cảng cao cấp Ao Tiên đi các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng UBND huyện Cô Tô đã tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp vận tải hành khách để làm rõ vấn đề.
Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang Nhịp điệu cuộc sống

Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang

TTTĐ - Là người đặt nền móng và phát triển ấn phẩm từ bản tin nội bộ thành tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, nữ Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn vô cùng tâm huyết và dõi theo những hoạt động của báo. Nhân dịp 40 năm báo Tuổi trẻ Thủ đô xuất bản số đầu tiên, bà Khúc Nga hồ hởi dành cho chúng tôi - thế hệ phóng viên đi sau cuộc trò chuyện tâm tình đầy ắp những kỷ niệm vui buồn dưới “mái nhà” 19 Lý Thường Kiệt.
Xem thêm