Tag
"Chìa khóa" để khơi thông nguồn lực, phát huy giá trị di tích đền Rừng

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

Người Hà Nội 28/03/2025 09:00
aa
TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng

TTTĐ - Nằm ven sông Hồng, ngôi đền Rừng hướng ra sông Hồng quanh năm mát mẻ và rộn ràng câu hát Văn. Theo lời ...

“Bắt kịp” xu hướng, số hóa di tích

Đến đền Rừng, bước qua cổng đền, du khách sẽ nhìn thấy tấm biển Quy tắc ứng xử tại di tích với những hướng dẫn khá chi tiết về trang phục, giữ gìn vệ sinh không gian chung để bảo đảm sự tôn nghiêm của di tích.

Trong không gian linh thiêng, thoảng mùi hương trầm, thủ nhang Hoàng Xuân Mai chia sẻ: “Đền Rừng không chỉ là nơi thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, mà còn thờ Linh Lang Đại Vương. Do vậy, cảnh quan nơi thờ tự phải sạch đẹp. Bảng, biển Quy tắc ứng xử nơi công cộng được niêm yết rõ ràng, chi tiết ở vị trí dễ nhìn, giúp khách tham quan chấp hành quy định, từ đó, góp phần hình thành những chuẩn mực văn hoá khi tham quan di tích”.

Chị Tân Thúy Nga (Gia Lâm, Hà Nội) thường xuyên đến di tích này vào những ngày rằm, mùng Một. Chia sẻ với phóng viên, chị Nga nói: “Phải thừa nhận, mấy năm gần đây, đền Rừng mang một diện mạo mới. Cảnh quan thoáng đãng, sạch sẽ, trang trọng và linh thiêng. Từng có thời gian, nơi thờ tự chưa được bố trí phù hợp, việc trông coi cũng không chặt chẽ, dẫn đến cả tình trạng mất tiền công đức. Giờ đây, ngôi đền này thực sự có một diện mạo mới”.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Không gian di tích đền Rừng luôn đảm bảo sự trang nghiêm, sạch sẽ

Bên cạnh sự tích cực trong quản lý di tích này, đền Rừng còn gây ấn tượng cho du khách khi trở thành một trong những di tích tiên phong số hóa, kết hợp công nghệ hiện đại VR360 để quảng bá, mang đến trải nghiệm cho du khách.

Chỉ cần một cú click chuột vào địa chỉ: https://denrung.vn/, người xem có thể tìm hiểu về lịch sử đền Rừng, cũng như cảnh quan và các hoạt động văn hóa, nghi lễ hầu đồng, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận… liên tục được cập nhật.

Việc kết hợp công nghệ hiện đại VR360 không chỉ là sự thích nghi với xu thế mà còn là cách để truyền tải thông điệp sâu sắc về lòng tôn kính cội nguồn, giữ gìn tinh hoa dân tộc trong một thế giới đang biến đổi không ngừng.

Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Khi kết hợp công nghệ, những giá trị tâm linh truyền thống, di sản phi vật thể ấy được “thổi hồn” và dễ dàng lan tỏa trong đời sống đương đại”, nghệ nhân Hoàng Xuân Mai nói.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Công nghệ VR360 tại trang web https://denrung.vn/, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách

Người thủ nhang “khoác áo mới” cho đền Rừng

Đền Rừng giờ đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách và những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Để có được thành quả này, ông Mai cho biết, phải kể đến vai trò của những thủ nhang tiền nhiệm và sự quan tâm của các cấp chính quyền, người dân địa phương. Nói về mình, ông Mai khá kiệm lời.

Theo Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Câu lạc bộ Bảo tồn Văn hóa Thờ Mẫu và Hát Văn Hà Nội, ông Hoàng Xuân Mai có đóng góp rất lớn trong việc gìn giữ và lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu - một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc, đưa đền Rừng trở thành điểm đến hấp dẫn của giới trẻ và khách quốc tế.

“Những nỗ lực không ngừng của nghệ nhân Hoàng Xuân Mai, những đóng góp về tịnh tài và tịnh vật của ông không chỉ thể hiện tâm huyết cá nhân trong việc tôn tạo di tích đền Rừng mà còn góp phần quan trọng vào duy trì hoạt động của Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội và Câu lạc bộ Bảo tồn Văn hóa Thờ Mẫu và Hát Văn Hà Nội”, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng nhận xét.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Nghệ nhân Hoàng Xuân Mai, thủ nhang đền Rừng chia sẻ với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô

Sinh ra từ vùng quê Ba Vì, nơi thờ vị Thánh Tản Viên, vùng đất thấm đẫm văn hóa này như một mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn nghệ nhân Hoàng Xuân Mai. Ông luôn hướng về những giá trị cội nguồn, truyền thống. Trưởng thành và lập nghiệp ở mảnh đất Ngọc Thụy, lại được được bà con Nhân dân trong vùng, các thanh đồng, nghệ nhân tín nhiệm bầu làm thủ nhang đền Rừng, ông Mai coi đó là căn duyên.

“Ngọc Thụy là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, nơi thờ Thái úy Lý Thường Kiệt, người anh hùng của dân tộc. Nơi đây như quê hương thứ 2 của tôi. Vì thế, tôi mang ơn con người và mảnh đất này”, ông Mai tâm sự.

Ông Mai cùng Ban Quản lý di tích đền Rừng luôn trăn trở trước việc làm sao để đền Rừng trở thành điểm tham quan và tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu của giới trẻ. Ông Mai nhấn mạnh: “Tôi tin rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về sự gắn kết, lòng biết ơn và tinh thần nhân văn. Do đó, những giá trị này cần được lan tỏa hơn nữa trong các bạn trẻ theo đúng giá trị thật, nguyên bản”.

Trăn trở với điều này, ông Mai đã đưa ra sáng kiến dùng mã tranh trong các giá đồng. Theo đó, với mỗi giá đồng, các thanh đồng có thể dùng mã tranh được thiết kế 3D để thay cho vàng mã, ngựa, mũ áo bằng giấy.

“Thông thường, một giá đồng tối thiểu cũng chừng 20 triệu đồng nhưng khi dùng mã tranh trong nghi thức hầu đồng, người hầu chỉ tốn 1,2 triệu đồng, tiết kiệm rất nhiều chi phí. Thực tế, việc dùng mã tranh trong thờ cúng có từ thời xa xưa. Tới nay, đền Rừng là nơi tiên phong dùng mã tranh. Dù ban đầu vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhưng bên cạnh đó, rất nhiều người ủng hộ. Từ lâu, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã khuyến khích không dùng vàng mã trong thờ cúng, vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường. Tôi vững tin rằng, những giá trị thực, những gì xuất phát từ tâm sẽ được lan tỏa và bền vững”, ông Mai bày tỏ.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Sáng kiến dùng mã tranh được thiết kế 3D của thủ nhang Hoàng Xuân Mai để thay cho vàng mã, ngựa, mũ áo.... bằng giấy được nhiều thanh đồng, nghệ nhân hưởng ứng vì tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường

Trăn trở đưa di sản vươn xa

Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ, ông Mai là một trong số ít thủ nhang dùng fanpage, Tiktok để quảng bá, lan tỏa di tích và tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống. Mỗi buổi giao lưu, thực hành nghi lễ hầu đồng, ông Mai đều trở thành Tiktoker chính hiệu.

Ông Mai nói: “Giới trẻ tiếp cận công nghệ và lan tỏa nhanh chóng nếu ta bắt đúng nhịp. Tôi mong muốn những việc làm của mình sẽ mang đến cho các bạn trẻ cái nhìn đúng đắn về nghi lễ hầu đồng, để họ “tín” mà không “mê”.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Những buổi giao lưu về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Rừng giúp các bạn trẻ hiểu hơn về nguồn cội và di sản văn hóa đặc sắc của cha ông để lại

Bên cạnh sự tâm huyết, trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, ông Mai còn là điển hình về lối sống vì cộng đồng. Hiện nay, ông Mai hỗ trợ tiền học hàng tháng, mỗi tháng 2 triệu đồng cho 27 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại phường Ngọc Thụy; đồng thời cung cấp thực phẩm để thực hiện các bữa ăn từ thiện cho bệnh nhân ở Bệnh viện Ba Vì. Trong công tác tôn tạo đền Rừng, riêng năm 2024, ông Mai đã đóng góp 3 tỷ đồng để cùng chính quyền tu bổ di tích.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Là thành viên CLB thờ Mẫu và Hát Văn Hà Nội, ông Hoàng Xuân Mai có đóng góp lớn trong việc bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu và loại hình nghệ thuật hát văn truyền thống

Ông Mai đã vinh dự được nhận nhiều chứng nhận, bằng khen, trong đó có danh hiệu “Người tốt việc tốt” năm 2022, 2023 do UBND Thành phố, UBND phường Ngọc Thụy công nhận; Chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về nghệ nhân trình diễn xuất sắc tại Liên hoa Hát Văn, hát Chầu Văn toàn quốc năm 2021; giấy khen của Sở văn hóa và thể thao Hà Nội; UBND quận Long Biên, Hội Di sản Văn hóa - Thăng Long với những thành tích trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, diễn xướng nghi lễ Chầu Văn của người Việt…

Sự ghi nhận của các cấp chính quyền, nhân nhân địa phương đã cho thấy tâm huyết, trách nhiệm và lòng trắc ẩn của thủ nhang đền Rừng. Chia sẻ với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Mai cho biết, niềm vinh dự đó càng khiến ông phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa những giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu và di tích lịch sử đền Rừng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bài ca đẹp về lòng sùng đạo, vị tha và yêu chuộng hòa bình Người Hà Nội

Bài ca đẹp về lòng sùng đạo, vị tha và yêu chuộng hòa bình

TTTĐ - Những ngày Nhân dân và Phật tử được cung rước, chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại Hà Nội thực sự là một sự kiện quan trọng, quý hiếm. Dưới ánh sáng của Phật pháp từ bi, mọi người đến chùa Quán Sứ không chỉ thể hiện lòng sùng đạo mà còn viết nên bài ca đẹp về lòng vị tha, yêu chuộng hòa bình, hướng đến tình đoàn kết và an lạc cho khắp pháp giới chúng sinh.
Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện Người Hà Nội

Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện

TTTĐ - Những ngày Nhân dân, Phật tử Hà Nội và các vùng đổ về chùa Quán Sứ để chiêm bái và đỉnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, những tình nguyện viên, đặc biệt là các bạn trẻ đã thể hiện vai trò, sức trẻ thông qua việc phát tâm tình nguyện làm công quả. Những việc làm của họ giúp cho cái nắng hè dịu mát hơn, dòng người lễ bái được trật tự và thông suốt hơn...
Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật Người Hà Nội

Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật

TTTĐ - Chiều 13/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chính thức đến Hà Nội trong lễ cung nghinh long trọng, thành kính. Nhân dân Thủ đô cung kính chờ đón xá lợi Phật để chiêm bái, đỉnh lễ.
Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện Người Hà Nội

Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện

TTTĐ - Từ ngày 13 - 16/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Đây là dịp để Nhân dân Thủ đô và các vùng được cùng chiêm báo, đỉnh lễ và hướng về Phật pháp với lòng thành kính, mong điều thiện, điều lành ngập tràn thế gian, mọi người đều được sống an lành, vui vẻ.
Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn... Người Hà Nội

Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn...

TTTĐ - "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", câu nói của người xưa vẫn rất quý giá và cần thiết với đời sống đô thị hiện đại. Nhất là tại nơi đa phần mọi người đều từ nhiều miền Tổ quốc về sinh sống, lập nghiệp như Hà Nội, mối quan hệ xóm giềng trở thành một phần và ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của mỗi người dân. Ứng xử sao cho hài hòa với hàng xóm là chúng ta vừa tạo dựng môi trường sống thoải mái cho bản thân vừa góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội.
Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Nhịp điệu cuộc sống

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

TTTĐ - Mỗi tháng 5 về, cả nước tưng bừng kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Thời gian có thể qua đi nhưng âm hưởng về Điện Biên vẫn còn sống mãi trong kí ức người Việt qua những bài ca đi cùng năm tháng.
Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Xem thêm