Tag

Đầu tư, tạo động lực mới để Thủ đô Hà Nội phát triển

Thời sự 12/06/2020 16:03
aa
TTTĐ - Sáng 12/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù với Thủ đô Hà Nội. Đa số ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, đầu tư cho Hà Nội cần mang tính toàn diện, cơ chế, chính sách thực sự tạo được đột phá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Đầu tư, tạo động lực mới để Thủ đô Hà Nội phát triển

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, trong số các cơ chế được đề xuất cho Hà Nội đã có 7 cơ chế Quốc hội đã thông qua cho TP HCM trước đây, chỉ 2 cơ chế khác biệt (Ảnh: Quochoi.vn)

Bài liên quan

Trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô Hà Nội

Hạn chế cấp phép cho ngành nghề sản xuất trong khu vực trung tâm đô thị

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, Hà Nội là địa phương duy nhất có luật, đó là Luật Thủ đô. Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Thủ đô. Qua 3 năm thực hiện Nghị định đã đạt kết quả bước đầu trong huy động nguồn lực phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô. Tuy nhiên, các quy định về cơ chế tài chính chính sách chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của Hà Nội.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, việc xem xét bổ sung cơ chế tài chính ngân sách cho phép Thủ đô huy động nguồn tài chính đầu tư phát triển theo hướng tăng tính chủ động là phù hợp với thực tế phát triển
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, việc xem xét bổ sung cơ chế tài chính ngân sách cho phép Thủ đô huy động nguồn tài chính đầu tư phát triển theo hướng tăng tính chủ động là phù hợp với thực tế phát triển

Theo đại biểu đoàn Ninh Thuận, trong quá trình xây dựng phát triển, Hà Nội đang đứng trước thách thức về mọi mặt như tăng trưởng kinh tế chưa thực sự ổn định, bền vững; Quá tải đối với hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị do gia tăng dân số cơ học, quy hoạch xây dựng quản lý đô thị chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Tình trạng ô nhiễm, ùn tắc, ngập úng chưa được giải quyết căn cơ trong khi quyền hạn, nguồn lực được giao chưa tương đồng với vai trò của Thủ đô. Do vậy, việc xem xét bổ sung cơ chế tài chính ngân sách cho phép Thủ đô huy động nguồn tài chính đầu tư phát triển theo hướng tăng tính chủ động về ngân sách cho thành phố là phù hợp với thực tế phát triển.

Bày tỏ sự ủng hộ việc ban hành Nghị quyết, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh: "Trong số các cơ chế được đề xuất cho Hà Nội có 7 cơ chế Quốc hội đã thông qua cho TP HCM trước đây, chỉ 2 cơ chế khác biệt. Đó là, Hà Nội xin sử dụng kinh phí chi thường xuyên còn dư để đầu tư cho công trình cấp bách, nghĩa là dùng tiền tiết kiệm chi thường xuyên cho chi đầu tư. Đây là chính sách đang khuyến khích thì không lý do gì chúng ta không đồng tình. Hai là cơ chế sử dụng ngân sách thành phố hỗ trợ địa phương khác trong điều kiện khó khăn, đây là tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, nên cũng không có gì để phản đối".

Theo đại biểu Cường, 7 cơ chế còn lại Quốc hội đã thông qua cho Thành phố Hồ Chí Minh và đang áp dụng tốt, như: Xin được tự quyết điều chỉnh phí, lệ phí hoặc thêm phí mới chưa có trong Luật Phí và lệ phí thì có thể tạo ra dịch vụ tốt hơn ở một số khu vực. Với cơ chế cho phép Hà Nội được hưởng tiền thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn thuộc các doanh nghiệp mà thành phố quản lý, thực chất tại Luật Ngân sách cũng quy định nguồn thu về vốn từ các doanh nghiệp mà địa phương quản lý thì thuộc ngân sách địa phương. Vì vậy, việc thông qua Nghị quyết là phù hợp và góp phần thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, khuyến khích để cổ phần hóa được giá trị nhiều hơn.

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (đoàn Hà Tĩnh) cũng cho rằng, cơ chế đặc thù sẽ mở ra điều kiện để Hà Nội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế này không chỉ giúp phát huy thế mạnh của địa bàn, tạo sự chủ động cho địa phương mà còn là cách tiếp cận mới. "Nhiều tỉnh năng động cũng muốn bung ra lắm nhưng mà luật chúng ta khép chặt. Khép chặt có cái đúng là để quản lý nhưng phải tạo cơ hội để khơi dậy, phát huy được tiềm năng nguồn lực của mỗi địa phương", đại biểu Sơn nói.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Hà Nội rà soát thêm và cần có đánh giá đầy đủ, sát thực tế vấn đề này, nhằm tạo đồng thuận từ người dân.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết một số cơ chế đặc thù cho Hà Nội để trình Quốc hội biểu quyết, thông qua vào ngày 19/6.

Đọc thêm

Xây dựng các mục tiêu, giải pháp phù hợp với thực tiễn Thủ đô Tin tức

Xây dựng các mục tiêu, giải pháp phù hợp với thực tiễn Thủ đô

TTTĐ - Chiều 22/5, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Tổ trưởng Tổ Biên tập tổng hợp và xây dựng Văn kiện Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố đã chủ trì cuộc họp Tổ Biên tập để cho ý kiến về việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo lần 3 báo cáo chính trị trình Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Năm 2025, quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế Tin tức

Năm 2025, quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế

TTTĐ - Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025.
Vì sao vẫn giữ thanh tra Công an, Quân đội, Ngân hàng? Tin tức

Vì sao vẫn giữ thanh tra Công an, Quân đội, Ngân hàng?

TTTĐ - Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, việc giữ Thanh tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ngân hàng Nhà nước là phù hợp với tính đặc thù, mô hình tổ chức ngành dọc của các ngành này.
Giải pháp đột phá từ tầm nhìn sáng tạo Tiêu điểm

Giải pháp đột phá từ tầm nhìn sáng tạo

TTTĐ - Nhiều trường học ở Yên Bái đã nhạy bén chính trị, có nhiều giải pháp tuyên truyền về vấn đề sáp nhập tỉnh nhằm trang bị kiến thức, bản lĩnh cho học sinh.
Thanh tra mà rầm rộ thông tin thì rất khó bắt quả tang Tin tức

Thanh tra mà rầm rộ thông tin thì rất khó bắt quả tang

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, sẽ rất khó để có thể bắt quả tang khi thanh tra có kế hoạch và rầm rộ thông tin trước đó...
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Quy định rõ việc cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở xã hội Tin tức

Quy định rõ việc cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở xã hội

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau sắp xếp được thực hiện quyền lợi mua nhà ở xã hội như các đối tượng hiện nay chúng ta đang áp dụng.
Đề xuất cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử Tin tức

Đề xuất cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử

TTTĐ - Ngày 21/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Triển khai chuyển tiếp nhiệm vụ khi thực hiện chính quyền 2 cấp Tin tức

Triển khai chuyển tiếp nhiệm vụ khi thực hiện chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ngày 21/5 ký ban hành Văn bản số 2088/UBND-KT về việc triển khai chuyển tiếp các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp.
Nâng cao chất lượng dân vận trong công tác quy hoạch Thời sự

Nâng cao chất lượng dân vận trong công tác quy hoạch

TTTĐ - Sáng 21/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 1/10/2021 đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước và Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 28/11/2024 đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP.
Xem thêm