Tag

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Tiêu điểm 19/05/2025 08:04
aa
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp nối tư tưởng của Người, Việt Nam đang bước những bước vững chắc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh Loạt hoạt động về nguồn của thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nghệ thuật thư họa Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân Động lực hiện thực hóa khát vọng Việt Nam từ “Người là Hồ Chí Minh”

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp nối tư tưởng của Người, Việt Nam đang bước những bước vững chắc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, ngày 5/5/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là một dấu mốc quan trọng, khẳng định quyết tâm đổi mới thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị quốc gia.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền mang đậm tính dân chủ, nhân văn, khoa học và cách mạng. Đó là hệ thống quan điểm nhất quán, xuyên suốt từ nhận thức lý luận đến hành động thực tiễn, thể hiện trong suốt quá trình Người lãnh đạo cách mạng Việt Nam và sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước pháp quyền kiểu mới đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Ngay từ ngày 2/9/1945, trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền tảng tư tưởng về quyền con người, quyền công dân và pháp quyền: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được…”. (1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Thiêng liêng Tổ quốc” nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối 2/9/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trước khi có Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng để xử lý các vấn đề cấp thiết của đất nước, như: bãi bỏ thuế thân, lập bình dân học vụ, chuẩn bị tổ chức Tổng tuyển cử, thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp (Sắc lệnh số 34-SL ngày 20/9/1945)... Tư duy pháp quyền được Người thể hiện rõ nét qua hành động, thể hiện thống nhất quan điểm: quản trị quốc gia phải bằng pháp luật, không áp đặt chủ quan, mục tiêu là để phục vụ nhân dân.

Không chỉ là người đặt nền móng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp lãnh đạo công cuộc lập pháp. Người hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp (năm 1946 và 1959); trực tiếp ký, công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và hàng trăm văn bản dưới luật trong thời gian giữ cương vị Chủ tịch nước. Những văn bản này đã xây dựng nên một nền pháp lý khởi nguyên cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam, một nhà nước lấy “thượng tôn pháp luật” làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

Đặc biệt, Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, là một văn kiện mang giá trị pháp lý, chính trị và tư tưởng vượt thời đại. Trong đó, tư tưởng “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” được khẳng định rất rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”; “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra cho Nhân dân phúc quyết”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Trong các bài viết, bài nói của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần nhấn mạnh: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là Nhân dân làm chủ” (2). Do đó, các cơ quan nhà nước, từ trung ương đến địa phương “đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh…”. (3)

Để xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chính quy, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ quản lý hành chính ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 197 thành lập Ban Pháp lý học tại Trường Đại học Việt Nam; năm 1950, Người ký Sắc lệnh số 76 ban hành “Quy chế công chức” để bảo đảm công bằng trong thi tuyển, bổ nhiệm vào ngạch bậc hành chính. Người yêu cầu tổ chức thi tuyển công chức phải dựa trên hiểu biết về chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử, ngoại ngữ… để xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, phục vụ hiệu quả.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, chiều 15/5/2025

Bên cạnh việc tập trung xây dựng thể chế quản lý đất nước thông qua pháp luật, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đức, có tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chú ý đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ giác ngộ và chấp hành pháp luật của Nhân dân, đồng thời nhấn mạnh sự nêu gương của đội ngũ thực thi pháp luật. Trong thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc (tháng 1/1948), Người căn dặn: “Các bạn là những người thi hành pháp luật, lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao tấm gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho Nhân dân noi theo”. (4)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là tấm gương mẫu mực trong việc thực hành thượng tôn pháp luật. Một ví dụ tiêu biểu là năm 1946, dù là nguyên thủ quốc gia, Người vẫn tự tay viết đơn xin Quốc hội cho phép vắng mặt trong một kỳ họp để đi công tác nước ngoài. Đây là hành động thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật ở mức cao nhất. Ngoài ra, trong công việc hằng ngày, Người luôn căn dặn cán bộ phải dựa vào pháp luật mà làm việc, không được làm trái luật, không được lợi dụng quyền hạn để vi phạm pháp luật, xem đó là điều kiện cốt lõi để xây dựng một chính quyền trong sạch, vững mạnh

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân tiếp tục là nền tảng lý luận cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Bí thư về việc triển khai lấy ý kiến nhân dân, các ngành, cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, chiều 13/5/2025

Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kể từ khi đất nước thống nhất đến nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành 3 bản Hiến pháp (1980, 1992 và 2013). Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ nguyên tắc “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ…” (Điều 2). Đồng thời làm rõ nguyên lý tổ chức quyền lực nhà nước: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” (Điều 8).

Cùng với đó, ý thức về vai trò quan trọng của luật pháp đối với sự phát triển của đất nước, ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Sau 20 năm thực hiện, hệ thống pháp luật nước ta đã có bước chuyển quan trọng sang hệ thống pháp luật của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Việc ban hành nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh đã tạo khuôn khổ pháp lý để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống đất nước và đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Công an tỉnh Điện Biên và thành phố Cần Thơ hướng dẫn cán bộ, viên chức góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua VNeID trên điện thoại thông minh cá nhân

Đặc biệt, ngày 30/4/2025, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”. Trong đó mục tiêu chính của Nghị quyết là tạo ra một xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, an toàn, minh bạch; Nhân dân thực sự làm chủ; quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước; quản lý, quản trị xã hội hiện đại, kiến tạo sự phát triển; nâng cao đời sống mọi mặt cho Nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mới đây, trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền, tại Kỳ họp thứ 9 ngày 5/5/2025, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 194/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cùng ngày, Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết số 195/2025/QH15, thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, gồm 15 thành viên do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch. Thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết bắt đầu từ ngày 6/5 đến 5/6/2025.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Hoàn thiện thể chế, pháp luật nhằm giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, tận dụng mọi cơ hội phát triển.

Việc sửa đổi Hiến pháp lần này không chỉ đáp ứng yêu cầu hội nhập và quản trị quốc gia trong bối cảnh mới, mà còn là sự hiện thực hóa mạnh mẽ tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước đặt dưới pháp luật, vì lợi ích tối cao của Nhân dân.

Trong bài viết "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã khẳng định, để hiện thực hóa khát vọng vươn mình của dân tộc, “một nhiệm vụ rất trọng tâm là phải tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, pháp luật để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, tận dụng mọi cơ hội phát triển”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Người dân cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận sâu sắc và toàn diện cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ bước đi đầu tiên của Người trong việc kiến thiết pháp luật đến những bước đổi mới thể chế ngày nay đều cho thấy sự nhất quán trong việc xây dựng một nhà nước thượng tôn pháp luật, phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của dân tộc. Đây chính là con đường bền vững để Việt Nam giữ vững ổn định chính trị, công bằng xã hội, hiện đại hóa đất nước, thực hiện khát vọng “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong muốn.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2011, t. 4, tr. 1
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t. 13, tr. 83
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t. 4, tr. 64-65
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t. 5, tr. 473

Đọc thêm

Thắp lửa đổi mới - Khơi dậy khát vọng - Hành động vì một Việt Nam hùng cường* Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thắp lửa đổi mới - Khơi dậy khát vọng - Hành động vì một Việt Nam hùng cường*

TTTĐ - Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự hội nghị. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chỉ đạo toàn diện, sâu sắc, khẳng định quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng trong việc kiến tạo nền tảng thể chế, thúc đẩy cải cách mạnh mẽ, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước nhanh, bền vững. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này đến bạn đọc.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Khu Di tích Kim Liên Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Khu Di tích Kim Liên

TTTĐ - Chiều 15/5, trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu Trung ương và tỉnh Nghệ An đã về Khu Di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn - quê hương của Bác Hồ kính yêu - để thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Nghệ An Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Nghệ An

Sáng 15/5, tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng nền giáo dục toàn diện, ngang tầm thế giới, mang bản sắc văn hóa Việt Nam Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng nền giáo dục toàn diện, ngang tầm thế giới, mang bản sắc văn hóa Việt Nam

TTTĐ - Chiều 14/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới thăm, động viên ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, nói chuyện với thầy trò các Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường THCS Cầu Giấy và trao tặng Phòng thực hành giáo dục STEM; trồng cây lưu niệm tại các trường.
Động lực mới cho phát triển kinh tế Tiêu điểm

Động lực mới cho phát triển kinh tế

TTTĐ - Khẳng định vai trò then chốt của sản xuất vật chất và năng suất lao động trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phát triển kinh tế tư nhân là sự lựa chọn chiến lược, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế quốc dân. Nghị quyết 68-NQ/TW ra đời mở ra bước ngoặt mạnh mẽ về tư duy, thể chế, chính sách để khu vực tư nhân thật sự trở thành trụ cột vững chắc của nền kinh tế Việt Nam. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam - Liên bang Nga: Từ tình hữu nghị lịch sử vĩ đại đến tương lai thịnh vượng bền vững Tiêu điểm

Việt Nam - Liên bang Nga: Từ tình hữu nghị lịch sử vĩ đại đến tương lai thịnh vượng bền vững

TTTĐ - Sáng 10/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có buổi gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (RANEPA). Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Moskva Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Moskva

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều tối 10/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (Quảng trường Hồ Chí Minh) và dâng hoa tại bia kỷ niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (Quảng trường Lê Duẩn), ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga.
60 năm ngày Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc: Kim chỉ Nam soi đường cho toàn Đảng, toàn dân Tiêu điểm

60 năm ngày Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc: Kim chỉ Nam soi đường cho toàn Đảng, toàn dân

Ngày 10/5/1965, trong lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh miền Bắc, giữa muôn trùng lo toan vì nước, vì dân, cảm thấy mình "không được khỏe như mấy năm trước," Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc thiêng liêng.
Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân Tiêu điểm

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Trong hành trình cách mạng vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm sâu nặng và sự quan tâm đặc biệt đến các lực lượng vũ trang Nhân dân, trong đó có Hải quân Nhân dân Việt Nam - lực lượng góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình Tiêu điểm

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình".
Xem thêm