Đề xuất cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử
Rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND Hôm nay chốt ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI Quốc hội rút ngắn 3 tháng khóa XV, chốt ngày bầu cử khóa mới |
Theo đại biểu Hoàng Ngọc Định (đoàn Hà Giang), việc phê chuẩn khu vực bỏ phiếu là nội dung quan trọng và trước đây đã giao cho cấp trên phê chuẩn là UBND cấp huyện. Tới đây, với quy mô cấp xã lớn hơn sau sáp nhập và điều kiện địa lý khó khăn ở một số địa bàn, việc cấp tỉnh điều chỉnh khi cần thiết có thể không đủ sát sao và khó khăn trong quá trình thực hiện.
“Tôi đề nghị giao cho cấp xã quyết định là phù hợp với chủ trương phân cấp, phân quyền, UBND cấp tỉnh nên tập trung vào ban hành hướng dẫn chung, kiểm tra, giám sát thay vì phê duyệt cụ thể để bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả cao quy trình hiệp thương”, đại biểu Hoàng Ngọc Định nêu quan điểm.
Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, việc cấp huyện không còn nữa, quyền này sẽ giao cho cấp xã.
Đại biểu phân tích, mặc dù nhiều xã nhập lại với nhau nhưng với kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ cấp xã trước đây thực hiện nhiệm vụ bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu, họ có đầy đủ kinh nghiệm về việc thành lập khu vực bỏ phiếu, khu vực bầu cử hoặc thành lập tổ bầu cử. Vì vậy, việc giao UBND cấp xã quyết định việc xác định khu vực bỏ phiếu là phù hợp.
![]() |
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp). |
Về nội dung này, đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) cho rằng, việc xác định khu vực bỏ phiếu là nội dung rất quan trọng, bảo đảm sự thuận lợi cho người dân trong khu vực thực hiện quyền bầu cử và việc này phải được kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ, nếu không có thể dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc sắp xếp số lượng cử tri đi bầu để xác định khu vực bỏ phiếu và dễ dẫn đến sai sót, vi phạm trong bầu cử.
Việc giao UBND cấp xã xác định khu vực bỏ phiếu để tăng tính chủ động cho cấp xã trong công tác bầu cử và trách nhiệm UBND cấp tỉnh trong bối cảnh tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, để bảo đảm quy định được cụ thể, chi tiết và chặt chẽ, đại biểu Nguyễn Văn Huy đề nghị luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc giám sát, kiểm tra các khu vực bỏ phiếu.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình). |
Cụ thể, đại biểu Nguyễn Văn Huy đề xuất sửa quy định thành 'Việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và báo cáo UBND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh kiểm tra, kiểm soát, giám sát, trường hợp cần thiết thì điều chỉnh việc xác định khu vực bỏ phiếu".
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, dự thảo chưa làm rõ tiêu chí cần thiết để Ủy ban Nhân dân tỉnh điều chỉnh. Đây là một khái niệm mở, dẫn đến việc áp dụng tùy tiện.
Vì vậy, đại biểu kiến nghị bổ sung quy định UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo UBND cấp tỉnh về phương án xác định khu vực bỏ phiếu. Trường hợp cần thiết theo đề nghị của UBND cấp xã hoặc do yêu cầu đảm bảo thống nhất trên địa bàn tỉnh thì UBND cấp tỉnh có thể điều chỉnh.
Đồng tình với việc giao nhiệm vụ cho UBND xã quyết định thành lập khu vực bỏ phiếu nhưng đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, không nhất thiết phải quy định trường hợp cần thiết, UBND tỉnh quyết định điều chỉnh khu vực bỏ phiếu.
Theo đại biểu, chúng ta đã xác định thẩm quyền này là thẩm quyền của UBND cấp xã và UBND cấp xã hoàn toàn có thể làm được điều này nên những trường hợp cần thiết phải thay đổi thì UBND tỉnh chỉ đạo và vẫn giao quyền cho UBND cấp xã quyết định việc điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tiễn ở các đơn vị.
“Tôi nghĩ như vậy sẽ đỡ mất công về mặt thủ tục hành chính, nếu UBND tỉnh điều chỉnh thì thủ tục lại từ UBND xã đề xuất lên, rất mất thời gian và sinh ra những thủ tục không cần thiết, nên tôi đề nghị những trường hợp cần thiết thì UBND tỉnh chỉ đạo để cho UBND xã điều chỉnh khu vực bỏ phiếu”, đại biểu Mai Văn Hải nhấn mạnh.
Trong khi đó, đại biểu Lã Thanh Tân (đoàn Hải Phòng) lại cho rằng, không cần thiết quy định “trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh điều chỉnh việc xác định khu vực bỏ phiếu”, bởi sẽ khó thực hiện do không xác định được trường hợp nào là cần thiết. Do đó, đại biểu cho rằng, chỉ nên quy định, việc xác định khu vực bỏ phiếu do UBND cấp xã quyết định là đủ.
Trao đổi lại với một số đại biểu Quốc hội trước đó, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) cho rằng, về cơ bản, thẩm quyền và mức độ đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Bầu cử cấp xã khi xác định khu vực bầu cử là đầy đủ. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, sẽ xảy ra các trường hợp khu vực miền núi, các khu vực, địa bàn rộng lớn.
“Sẽ xảy ra các trường hợp khu vực dân cư này ở xã này nhưng đi đến trung tâm của xã khác để thực hiện hoạt động bầu cử mất rất nhiều thời gian. Trong khi đó lại gần với một trung tâm của đơn vị hành chính xã bên cạnh nên nếu chúng ta điều chỉnh khu vực dân cư đó về tổ bầu cử ở một xã bên cạnh là phù hợp và thuận lợi hơn trong công tác bầu cử.
Vì vậy, dự thảo quy định trong trường hợp cần thiết để Ủy ban bầu cử cấp tỉnh điều chỉnh, tôi cho rằng cũng phù hợp, chúng ta nên để một điểm mở như thế để xử lý được trong các trường hợp thực tiễn”, đại biểu Nguyễn Lâm Thành nêu rõ.
Giải trình làm rõ vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu theo hướng trung gian. Đó là việc xác định khu vực bỏ phiếu do UBND cấp xã quyết định, còn trường hợp cần thiết thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh xác định khu vực bỏ phiếu.
“Tuy nhiên, chúng tôi sẽ bổ sung thế nào là trường hợp cần thiết để đảm bảo việc áp dụng đúng và không bị khác biệt giữa các đơn vị bầu cử với nhau và giữa các tỉnh, thành phố với nhau”, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu rõ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Triển khai chuyển tiếp nhiệm vụ khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Nâng cao chất lượng dân vận trong công tác quy hoạch

Trình Quốc hội sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc

Viên chức có thể được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I

Đề nghị UNESCO hỗ trợ Hà Nội phục dựng Điện Kính Thiên

Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Chủ động phối hợp thực hiện đồng bộ mô hình chính quyền 2 cấp

Định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND sau sắp xếp xã, phường
