Đề xuất Chủ tịch UBND, Trưởng Công an xã có quyền xử phạt như cấp huyện
Bổ sung nguồn nhân lực cho xã, phường đảm đương nhiệm vụ mới Cân nhắc quy định UBND cấp xã ban hành quyết định phân cấp |
Sáng 15/5, Chính phủ trình Quốc hội tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định bị tác động trực tiếp bởi việc sắp xếp, tổ chức bộ máy.
Dự thảo luật sửa đổi quy định về xác định các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp các chức danh đang có thẩm quyền xử phạt có sự thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng cho phép thẩm quyền xử phạt được tiếp tục thực hiện bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó tương ứng với từng lĩnh vực quản lý Nhà nước.
![]() |
Quang cảnh phiên họp. |
Đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng quy định chung cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là cấp trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, thay vì quy định các chức danh cụ thể như hiện nay.
Trong quy định điều khoản chuyển tiếp, dự thảo luật cho phép Trưởng Công an xã (mới) có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của Trưởng Công an cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã (mới) có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, kể từ khi luật được thông qua, trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung các chức danh có liên quan tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước.
Theo quy định hiện hành, Trưởng Công an cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã là các chức danh thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trực tiếp, có thể phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm hành chính ở cơ sở, có mức tiền phạt rất thấp (Chủ tịch UBND cấp xã hiện nay chỉ có thẩm quyền phạt tiền tối đa đến 5 triệu đồng, trưởng công an cấp xã là 2,5 triệu đồng) và không được áp dụng đầy đủ các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, việc trao thẩm quyền cao hơn cho lực lượng ở cấp xã (mới) là giải pháp cần thiết, phù hợp với giai đoạn chuyển tiếp, khi các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước chưa kịp sửa đổi, bổ sung theo quy định của dự thảo Luật.
Các quy định trên cũng thể hiện rõ chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong xử lý vi phạm hành chính, từ đó trao quyền và gắn với trách nhiệm cho chính quyền, lực lượng chức năng ở cấp cơ sở thường xuyên phát hiện, tiếp xúc, xử lý các hành vi vi phạm phát sinh trên địa bàn.
Nêu quan điểm thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính với các lý do như nêu trong tờ trình của Chính phủ.
Hồ sơ dự án luật đầy đủ, đúng quy định; nội dung dự thảo luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, cơ bản bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Biểu dương 100 "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

Công nhân giỏi Thủ đô vào Lăng viếng Bác

Xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng đường, trông giữ xe trái phép

Gìn giữ "bờ xôi ruộng mật" giữa thực trạng dự án bủa vây

Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào

Hà Nội bố trí quỹ đất để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cần chú trọng tăng tính hấp dẫn đối với mỗi sản phẩm xuất bản

Công chức, viên chức có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

S&P ấn tượng với Nghị quyết 68-NQ/TW và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy của Việt Nam
