Quy định rõ việc cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở xã hội
Đề nghị làm rõ nguồn thu, chi của Quỹ Nhà ở quốc gia Tránh cơ chế "xin - cho" khi chỉ định thầu nhà ở xã hội |
Thảo luận tại tổ ngày 21/5 về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) khẳng định, việc ban hành Nghị quyết này trong bối cảnh hiện nay nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, giảm bớt các thủ tục với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đồng thời sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội cho các tỉnh, thành.
Nhận định với điều kiện cũng như quy trình thủ tục thực hiện như hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội là vô cùng khó khăn, đại biểu Đặng Bích Ngọc đánh giá, trong khi thực tế người dân, đặc biệt những người có hoàn cảnh khó khăn, những người có thu nhập thấp, những cán bộ, công chức, người lao động theo diện tới đây phải thực hiện việc tinh gọn và sáp nhập các đơn vị hành chính, để có quỹ nhà ở xã hội tạo điều kiện cho lực lượng này là rất khó.
Vì vậy, theo đại biểu, việc chúng ta thông qua Nghị quyết này tại kỳ họp thứ 9 là rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
![]() |
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình). |
Đồng tình với quy định giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu tại Điều 5 của dự thảo, đại biểu Đặng Bích Ngọc nhấn mạnh, đây là một trong những quan điểm thông thoáng cũng như tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta thực hiện chỉ định thầu đối với các dự án nhà ở xã hội nếu như đã có mặt bằng sạch.
“Quy định như dự thảo Nghị quyết lần này góp phần giúp chúng ta thực hiện quy trình nhanh chóng và đảm bảo điều kiện cho các đơn vị, các chủ đầu tư cũng như các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để xây dựng nhà ở xã hội sớm cho các đối tượng”, đại biểu nêu quan điểm.
Liên quan đến điều kiện về nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, tại Điều 9 có quy định: “Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được sắp xếp lại căn cứ vào phạm vi đơn vị hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có dự án trước thời điểm sắp xếp lại để xác định điều kiện về nhà ở đối với đối tượng được mua thuê, mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở”.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị cần quy định rõ các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau sắp xếp được thực hiện quyền lợi mua nhà ở xã hội như các đối tượng hiện nay chúng ta đang áp dụng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng khi sang làm việc có điều kiện được thuê hoặc được mua với giá ưu đãi, với các điều kiện chúng ta lược giảm bớt một cách tối đa.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh người dân tiếp cận với nhà ở xã hội còn nhiều khó khăn, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, cần phải tạo được quỹ nhà ở xã hội rộng lớn, số lượng nhiều, đảm bảo theo đúng mục tiêu; cùng với đó, cần có những cơ chế đặc biệt, đặc thù giúp cho việc tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương thuận lợi và đảm bảo được mục tiêu cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
![]() |
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình). |
Đồng tình với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết, đại biểu Ngô Hoàng Ngân (đoàn Quảng Ninh) góp ý về đối tượng áp dụng. Trong dự thảo Nghị quyết có nêu việc Nghị quyết này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến phát triển, quản lý, sử dụng sở hữu nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và nhà ở cho lực lượng vũ trang.
Đại biểu Ngô Hoàng Ngân đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội liên quan đến các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nhưng không nằm trong khu công nghiệp.
“Quy định này rất cần, nhất là liên quan đến nhà ở xã hội đối với các đơn vị khi sử dụng nhiều lao động, số lao động ấy không thể tuyển ở các địa bàn lân cận ở các đơn vị mà phải tuyển lao động ở các địa bàn ở các tỉnh xa. Do vậy, lực lượng này rất cần nhà lưu trú và nhà xã hội”, đại biểu nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết cũng chưa đề cập đến nội dung này. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội hoặc nhà ở lưu trú mà các doanh nghiệp sử dụng lượng lao động lớn và được tuyển dụng ở nhiều địa phương để tham gia sản xuất.
Tin liên quan
Đọc thêm

Đề xuất cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử

Triển khai chuyển tiếp nhiệm vụ khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Nâng cao chất lượng dân vận trong công tác quy hoạch

Trình Quốc hội sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc

Quốc hội rút ngắn 3 tháng khóa XV, chốt ngày bầu cử khóa mới

Viên chức có thể được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Hôm nay chốt ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I

Đề nghị UNESCO hỗ trợ Hà Nội phục dựng Điện Kính Thiên
