Thanh tra mà rầm rộ thông tin thì rất khó bắt quả tang
Cuộc cách mạng lớn trong hoạt động thanh tra Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh |
Ngày 22/5, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội cho rằng cần xem xét lại quy định kéo dài thời hạn thanh tra, đồng thời có cơ chế kiểm soát chồng chéo giữa thanh tra với kiểm tra.
Thanh tra đi đến đâu là hàng hóa được giấu hết
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM) cho biết thanh tra ở cơ sở hầu như chưa có lực lượng thanh tra chuyên ngành, vẫn chủ yếu dựa trên liên ngành. Thời gian tới, sau khi xây dựng tổ chức thanh tra 2 cấp chính phủ và tỉnh, thành thì có thể dẫn đến việc “sếp nhiều, lính ít”.
Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về việc dự thảo luật chưa có giải pháp nâng cao hiệu quả, sức mạnh của lực lượng thanh tra cũng như các giải pháp tháo gỡ việc thanh tra bị “trói chân, trói tay”, như việc quy định thông thoáng hơn để thực hiện thanh tra đột xuất nhiều hơn thanh tra kế hoạch.
Cũng theo nữ đại biểu, thanh tra kế hoạch hầu như không hiệu quả do danh sách phải công khai ít nhất từ đầu năm với sự phê duyệt của cấp trên. Trước khi đi thanh tra thì lại phải thông báo cho đơn vị, tổ chức để chuẩn bị nội dung này nội dung kia.
![]() |
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM) |
“Thanh tra đi đến đâu là hàng hóa được giấu hết. Các nhà thuốc đều nói là không bán thực phẩm chức năng,… rất khó để bắt quả tang khi thanh tra có kế hoạch và rầm rộ thông tin trước đó”, bà Phạm Khánh Phong Lan nói.
Băn khoăn kéo dài thời gian thanh tra
Góp ý về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) bày tỏ đồng tình khi dự thảo luật quy định “thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.
![]() |
Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa). |
Mặc dù vậy, theo ông Hải, Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Vì vậy, cần có quy định để làm sao xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thanh tra và ủy ban kiểm tra các cấp, khi một vụ việc có dấu hiệu vi phạm, cơ quan nào tiến hành trước, cơ quan nào tiến hành sau.
Đại biểu cũng đề nghị không quy định “ngày làm việc” mà chỉ quy định “ngày” về thời hạn thanh tra.
Ngoài ra, dự thảo luật quy định, cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày làm việc; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày làm việc; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày làm việc.
Như vậy, tổng thời gian có thể lên tới 120 ngày làm việc. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng thời hạn thanh tra kéo dài quá mức cần thiết, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
“Một cuộc thanh tra, đặc biệt là thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thì chúng ta kiểm tra, xác minh, kết luận giải quyết càng nhanh càng tốt, không nên để kéo dài”, ông Hải chia sẻ và góp ý nên quy định thời hạn thanh tra như luật hiện hành.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Quy định rõ việc cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở xã hội

Đề xuất cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử

Triển khai chuyển tiếp nhiệm vụ khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Nâng cao chất lượng dân vận trong công tác quy hoạch

Trình Quốc hội sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc

Quốc hội rút ngắn 3 tháng khóa XV, chốt ngày bầu cử khóa mới

Viên chức có thể được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Hôm nay chốt ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI
