Tag

Cỏ Mỹ, hiểm hoạ ma tuý mới: Cơ quan chức năng bó tay, phụ huynh lo lắng

Phóng sự 08/04/2016 05:20
aa
Cỏ Mỹ - thảo dược gây nghiện, tẩm hương vị, được xem là loại “ma túy” mới, đã du nhập vào Việt Nam. Không chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, cỏ Mỹ đã len lỏi về tận các vùng quê tỉnh lẻ, đầu độc giới trẻ Việt. Trớ trêu, các quy định pháp luật đối với loại “ma túy” mới này còn kẽ hở, khiến hiểm họa này bắt đầu lan tràn khắp nơi mà cơ quan chức năng chưa có giải pháp xử lý được...

Cỏ Mỹ, hiểm hoạ ma tuý mới: Cơ quan chức năng bó tay, phụ huynh lo lắng

Cỏ Mỹ - thảo dược gây nghiện, tẩm hương vị, được xem là loại “ma túy” mới, đã du nhập vào Việt Nam. Không chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, cỏ Mỹ đã len lỏi về tận các vùng quê tỉnh lẻ, đầu độc giới trẻ Việt. Trớ trêu, các quy định pháp luật đối với loại “ma túy” mới này còn kẽ hở, khiến hiểm họa này bắt đầu lan tràn khắp nơi mà cơ quan chức năng chưa có giải pháp xử lý được...

Thay vì hút bồ đà, sử dụng ma túy vì có nguy cơ bị bắt, tại Quảng Nam, nhiều thanh thiếu niên chuyển sang sử dụng cỏ Mỹ. Dùng loại “ma túy” mới này, người dùng cũng bị ảo giác mạnh, bị kích động, hoang tưởng, có tư tưởng cực đoan... chẳng khác gì dùng ma túy đá. Những người trẻ dùng cỏ Mỹ - thực trạng nhức nhối với cả chính quyền sở tại và gây hoang mang lo lắng cho các bậc làm cha, mẹ...

Dân chơi dùng cỏ Mỹ...

Chúng tôi được một dân chơi cho đi cùng để mục sở thị tại một căn nhà hoang nằm ở khu vực giáp ranh giữa phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn và TP.Hội An (Quảng Nam), và được “chung chiếu” để chứng kiến 5 dân chơi tụ tập ăn nhậu, trong đó có 3 người sử dụng loại cỏ Mỹ. Quy trình đơn giản, dân chơi rút ruột một điếu thuốc lá, sau đó trộn lẫn thuốc cỏ Mỹ, rồi hút. Theo như các dân chơi, tùy vào “đô” mỗi người dùng quen hay chưa quen sẽ có cách quấn cỏ khác nhau, chủ yếu nhắm vào hàm lượng thuốc cỏ.

Tại đây, sau khi hút thuốc, việc ăn nhậu tạm hoãn lại vì do “phê thuốc”. Sau những hơi rít đê mê, các dân chơi có nhiều biểu hiện khác thường. Có kẻ cười rất to và rất lâu, có thằng thì khát, miệng liên tục kêu nước và có đứa đói lả phải đi tìm cái gì ăn. Một dân chơi khác vì quá “liều “ đã phải nằm vật ra nền nhà ngủ ngất. “Phê” được 30 phút các dân chơi bắt đầu tỉnh thuốc và tiếp tục ăn nhậu. Nhưng cuộc chè chén gần 30 phút này có vẻ không hấp dẫn, nên các dân chơi thống nhất phương án lên “tiên “ lần 2 bằng một “khẩu” mới.

Một dân chơi tên D đề nghị: “Chơi thế này phải có nhạc mới vui, đề nghị anh em mở nhạc. Như hôm bữa chơi ở đám cưới hay quán cà phê có nhạc DJ đó”. Đáp ứng yêu cầu của bạn một cách thiện chí, một dân chơi khác đã mở nhạc thật to với những bản nhạc sàn cực mạnh. Những “khẩu” thuốc cỏ mới tiếp tục chuyền tay nhau nối dài những làn khói trắng, mờ mịt...

Thủ đoạn thâm hiểm của tay buôn

Để lách luật, thu lời bất chính, từ khi ma túy đá được liệt kê vào danh mục chất cấm, các tay buôn bắt đầu du nhập cỏ Mỹ, cỏ Canada vào Việt Nam. Đằng sau câu chuyện đưa cỏ Mỹ về Việt Nam là bộ mặt thâm hiểm của các tay buôn. Theo thượng úy Nguyễn Tấn Mạnh - Phó đội trưởng đội Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và ma túy (Công an thị xã Điện Bàn): “Các loại cỏ này du nhập vào địa bàn từ đầu 2015 đến nay. Chúng tôi đã phát hiện và bắt giữ 5 vụ. Thế nhưng, vì không phải có hành lang pháp lý xử phạt, chúng tôi cũng chẳng thể làm gì hơn”.

Cũng theo thượng úy Mạnh, ngay sau khi bắt giữ các vụ, công an thị xã lập tức lên đường ra Phân viện khoa học hình sự - Bộ Công an (đóng tại Đà Nẵng) để trao đổi vấn đề. Tuy nhiên, họ nhận được trả lời, vì cỏ Mỹ chưa được liệt kê vào danh mục chất cấm, nên cũng chẳng có chế tài nào xử lý, răn đe.

Cỏ Mỹ, hiểm hoạ ma tuý mới: Cơ quan chức năng bó tay, phụ huynh lo lắng

Mặc khác, việc du nhập các loại cỏ này là mới, chưa được thông tin rộng rãi, cảnh báo trên truyền thông, khiến người dân chủ quan, lơ là và sử dụng... Lý giải nguyên nhân vì sao loại cỏ này du nhập vào địa bàn nói riêng và khu vực miền Trung nói chung, Thượng úy Mạnh chia sẽ, từ ma túy đá đến các loại cỏ này, có thể thấy được các tay buôn đã tính toán rất kỹ với dân chơi khu vực này: Giá cả rẻ, chỉ cần 200 ngàn đồng là mua được 1 tép. Chưa hết, so với ma túy đá, loại cỏ này được sử dụng đơn giản như một điếu thuốc lá thông thường, còn sử dụng ma túy đá thì vất vả hơn vì phải cần nhiều dụng cụ cồng kềnh như nõ, bình chai nhựa…

Ngoài ra, vì khu vực miền Trung không nhiều người nghiện heroin như Sài Gòn và Hà Nội, nên loại ma túy đá và cỏ này du nhập vào đây, đánh trúng tâm lý của các dân chơi. Cũng theo thượng úy Mạnh, việc bắt giữ các đối tượng ma túy đá, thử test dễ vì tính từ khi sử dụng ma túy đá, trong một tuần sau đó thử test vẫn phát hiện được. Còn cỏ Mỹ, công an vẫn chưa xác định sau khi sử dụng bao lâu thì test được kết quả.

Công an “bó tay”...

Thống kê từ công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), từ đầu năm 2015 đến nay, công an đã khởi tố 9 vụ án với 13 bị can liên quan đến việc mua bán, chiết xuất ma túy, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Công an cũng lập hồ sơ với hơn 145 đối tượng sử dụng ma túy, chưa kể đến hồ sơ lưu trữ quản lý riêng của công an các xã, phường. Có nhiều trường hợp dưới 18 tuổi, thậm chí có người chỉ từ 13 - 14 tuổi, con số thực tế bên ngoài thì chưa rõ. Nguy hiểm hơn, công an thị xã còn xác định có 4 học sinh phổ thông tại địa bàn sử dụng ma túy đá.

Theo trung tá Nguyễn Phước Pháp - Đội trưởng Đội cảnh sát kinh tế ma túy Công an thị xã Điện Bàn: “Việc phát hiện các đối tượng dùng ma túy đá đã khó, trong khi đó để quản lý, đưa đối tượng này đi cai nghiện còn khó hơn. Thậm chí còn phức tạp hơn cả việc giải quyết một án hình sự”.

Tại địa bàn không có bác sĩ nào đủ thầm quyền xác nhận các đối tượng bị bắt giữ khi dùng ma túy đá là nghiện, nên chẳng thể nào khẳng định được các đối tượng đó có nghiện hay không. Dùng ma túy đá thì có dùng, nhưng khẳng định đối tượng nghiện hay không là không thể. Không thể khẳng định đối tượng đó nghiện, nên khó củng cố được hồ sơ để đưa đi cai nghiện, nên các trường hợp bị phát hiện cũng chỉ cho trở về địa phương. Nay lại thêm vấn nạn xài cỏ Mỹ của lớp trẻ tràn lan, việc xử lý còn phứt tạp hơn nhiều. Công an cũng đã phát hiện 5 trường hợp sử dụng cỏ Mỹ, nhưng hầu hết được cho về nhà.

Thượng úy Nguyễn Tấn Mạnh, chia sẻ: “Cơ quan công an rất lo lắng cho thực trạng này, chúng tôi đã báo cáo sự việc lên cấp trên và chờ chỉ đạo. Thông tin từ đồng nghiệp cùng là công an tại huyện Đại Lộc, loại cỏ này cũng đã du nhập đến miền núi này”. Việc những người trẻ sử dụng ma túy đá và cỏ Mỹ vô tội vạ khiến cho các bậc phụ huynh hoang mang lo lắng. Bởi việc sử dụng cỏ Mỹ giống như hút thuốc lá thông thường, rất khó kiểm soát, xử lý.

“Nạn nhân” hay “ bệnh nhân”?

Theo Thượng úy Nguyễn Tấn Mạnh: “Chúng tôi tha thiết mong các bộ, ngành Trung ương sớm kiểm tra và đưa loại chất mới này liệt vào chất cấm. Thông tin tôi được biết, loại cỏ này cũng đã được đưa vào chất cấm ở một số quốc gia trên thế giới”. Trong khi đó, thượng tá Phạm Viết Tiến - Phó trưởng công an thị xã Điện Bàn, cho biết: “Trong quá trình chờ thống nhất để đưa các loại cỏ này vào chất cấm, rất cần đến truyền thông đưa tin cảnh báo cho người dân trong xã hội biết về những tác hại của loại cỏ này. Đó cũng là cách để bảo vệ quyền lợi của người dân và giúp người dân chủ động hơn với bất kỳ chất lạ nào vừa xuất hiện trong xã hội”.

Là người trực tiếp điều tra các vụ án về ma túy tại địa bàn, thượng úy Mạnh chia sẻ, các thanh - thiếu niên sử dụng các loại cỏ này là nguy hiểm, từng có người rất to khỏe nhưng hút vào là bật ngay ra giữa nền nhà. Trong khi đó, việc sử dụng và mua bán các loại cỏ này đã và đang lan rộng. Đối chiếu với ma túy đá, nếu có hành vi buôn bán thì chỉ cần một lượng rất ít cũng đã đủ yếu tố cấu thành để khởi tố. Chưa hết, ma túy đá quy định rất rõ, tàng trữ một lượng lớn, dù không có hành vi mua - bán cũng sẽ bị xử lý và khởi tố, còn cỏ Mỹ thì không. Không cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn kịp thời, loại “ma túy” mới này sẽ nhanh chóng biến nhiều người dân lương thiện thành con nghiện, nạn nhân của một thảm họa ma túy.

PV

Theo Lao động

Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm