Tag

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

Phóng sự 30/04/2024 10:00
aa
TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Thời khắc giải phóng Thủ đô qua hồi ức của một vị tướng Hồi ức không quên trong chiến thắng mùa Xuân 1975 Hồi ức lịch sử khi nghe tin miền Nam đã giải phóng: Hạnh phúc vỡ oà

Cận kề sinh tử

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh (sinh năm 1939) gia nhập quân đội khi đã 24 tuổi, với sức vóc gầy yếu, chiều cao khiêm tốn 1m55, cùng cân nặng 42kg. Những con số trên dường như quá bất lợi để trở thành người lính chiến đấu thực thụ.

Tuy nhiên, cuộc đời binh nghiệp của ông lại gắn liền với chiến trường miền Đông Nam Bộ oanh liệt, với nhiều trận đánh lớn, nhỏ, từ giải phóng Chi khu Đồng Xoài, Phước Long, Chi khu Định Quán, Lâm Đồng, Xuân Lộc, Long Khánh… cho đến những trận đánh trên đường 13, chiến dịch Nguyễn Huệ, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử...

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh

Ông bồi hồi nhớ lại thời điểm ngày 10/8/1966, trận đánh đầu tiên diễn ra tại đường 10 - Vĩnh Thiện (nay là huyện Bù Đăng, Bình Phước) của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Ngọc Doanh chỉ huy đã chiến đấu quyết liệt với tiểu đội biệt kích.

Không may trong lúc giao chiến, 2 đồng đội của ông đã hy sinh, còn bản thân ông bị bắn thẳng mặt, vỡ xương hàm, chân bị bắn rách toác cơ đùi. Trên đường lui về cùng đồng đội còn phải chịu thêm thương tích do bom của địch gây ra.

Do mất nhiều máu và thương tích nặng nên đồng đội tưởng ông đã chết. Tuy nhiên, phép màu đã xảy ra, trong lúc đang an táng cho ông thì đồng đội vô cùng sửng sốt khi thấy chân ông còn ấm nên đã ngừng việc chôn lấp, thay vào đó ông được chở thẳng đi cấp cứu.

Lằn ranh giữa sống và chết lại đến với tướng Doanh vào tháng 3/1969, trong vai trò Chính trị viên Tiểu đoàn 1, ông cùng đồng đội đánh trận Dầu Tiếng (Tây Ninh).

Khi ấy, kỵ binh thiết giáp của chính quyền Sài Gòn điều vào, chúng dùng bom Napan thả khiến anh em bị thương rất nhiều, các tài liệu, sổ sách ghi chép bị cháy hết.

Trên đường cơ động về, bị địch đánh chặn đường, Chính trị viên Nguyễn Ngọc Doanh lại bị miếng bom văng vào đầu, chấn thương sọ não. Ông bị ngất, đồng đội khiêng về cấp cứu, mổ sống lấy mảnh bom ra.

Hai tháng sau, ông quay lại đơn vị tham gia đánh trận Tà Tê (Bù Đăng, Bình Phước). Chốt Tà Tê bị Mỹ đánh B52, dùng máy ủi san bằng, dựng lô cốt, quân ta đánh ba lần mới đập tan được lô cốt này.

Trong trận đánh đó, ông tiếp tục bị thương vào đầu gối. Do không được điều trị kịp thời khiến cơ chân bị teo, di chứng lên tận thần kinh sọ não. Hiện nay, tướng Doanh vẫn đang sống khi mang trong mình tỷ lệ thương tật 78%.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Doanh chụp lưu niệm trước dinh Tỉnh trưởng Phước Long ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975 (ảnh: NVCC)
Đồng chí Nguyễn Ngọc Doanh chụp ảnh lưu niệm trước Dinh Tỉnh trưởng Phước Long (thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay) trong ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975

Trận chiến khốc liệt và niềm trăn trở

Trong dòng hồi tưởng của mình, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh tiếp tục nhớ lại quãng thời gian Trung đoàn 141 được chọn đánh trận then chốt giải phóng Đồng Xoài, bắt sống Chi khu trưởng.

Vượt lên mọi khốc liệt của chiến trường, ông đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy một cách anh dũng, cùng đồng đội lập nên nhiều chiến công lẫy lừng khắp mặt trận miền Đông.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh chia sẻ album ảnh kỷ niệm thời chiến của ông với phóng viên
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh chia sẻ ảnh kỷ niệm thời chiến với phóng viên

Ngày 6/1/1975, đơn vị của ông đã đánh thắng và cắm cờ tại dinh Tỉnh trưởng Phước Long. Trong chiến dịch tổng tiến công đêm 29, rạng sáng 30/4, Trung đoàn 141 do ông làm Trung đoàn trưởng đã phối hợp mở toang “Cánh cửa thép Xuân Lộc”, để các cánh quân của bộ đội ta cùng tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Nói về trận Xuân Lộc, tướng Danh cho biết đây cũng là trận đấu khốc liệt và khó khăn nhất của ông. Ông nhớ lại, khi đó địch ở trên nhà thờ bắn xuống, dưới thì cho xe tăng ẩn nấp dưới hào bắn lên, quân ta thiệt hại mất 1 chiếc xe tăng.

Lúc này ta phải dùng pháo 85mm mới bắn hạ được địch trên tháp chuông, lần đó có khoảng 80 người của phía địch đầu hàng.

Dù chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng dường như trong lòng vị tướng này vẫn luôn mang trong mình nỗi trăn trở về những người đồng đội cũ.

Ông đau xót khi nghĩ về việc họ đã hy sinh ở đâu đó trên đất nước này nhưng tới nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt để mang họ về với quê hương, với gia đình…

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm