Tag

“Mũi giáp công thép” trong chiến dịch giải phóng miền Nam

Xã hội 29/04/2025 09:00
aa
TTTĐ - Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Sư đoàn 7 được ví như “mũi giáp công thép” trên hướng Đông Nam - nơi cửa ngõ quyết định vận mệnh Sài Gòn. Với khí thế thần tốc, táo bạo, bất ngờ, các chiến sĩ Sư đoàn 7 đã lập nên chiến công vang dội, góp phần tạo nên thắng lợi trọn vẹn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, khép lại trang sử hào hùng 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất Ấn tượng bộ tem kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới

Mũi giáp công chủ lực

Khi nói về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, trong hồi ức của mình, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 cho biết, trong khoảng thời gian Trung đoàn 141 được chọn đánh trận then chốt giải phóng Đồng Xoài, bắt sống Chi khu trưởng, ông đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy, cùng đồng đội lập nên nhiều chiến công lẫy lừng khắp mặt trận miền Đông.

Giờ đây, khi chiến tranh đã lùi xa nhưng mỗi khi nhớ lại khoảnh khắc lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất, tướng Doanh không khỏi bùi ngùi, hạnh phúc.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 lật lại những trang ký ức khi chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 lật lại những trang ký ức khi chia sẻ với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô

Trở lại dòng lịch sử, sau khi quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam (tháng 3/1965), để xây dựng lực lượng chủ lực nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương và Trung ương Cục miền Nam, các sư đoàn chủ lực ở chiến trường Nam Bộ lần lượt được thành lập.

Ngày 13/6/1966, thực hiện quyết định của Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Chỉ huy Miền, Sư đoàn Bộ binh 7 được thành lập gồm 3 trung đoàn (Trung đoàn 52, Trung đoàn 141, Trung đoàn 165).

Ngay từ khi thành lập, Sư đoàn 7 đã được xác định là đơn vị chủ lực chiến lược của Quân khu miền Đông Nam Bộ, tham gia nhiều trận đánh và giành thắng lợi vẻ vang.

Có thể kể đến như: Góp chiến công vào cuộc Tổng tiến công Xuân 1968, thắng lớn ở các cứ điểm Sở Gà, Phú Hưng, Sở Hội, Đồng Chàm, Bình Mỹ... Sư đoàn cùng quân và dân ta đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ; tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ, góp phần đánh bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; tham gia đánh bại hoạt động phá hoại Hiệp định Paris của địch.

Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 1974 đến ngày 30/4/1975, Sư đoàn 7 là một trong những lực lượng chủ lực tham gia Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó, Sư đoàn là lực lượng chủ yếu trong chiến dịch đường 14 - Phước Long; tiến công tiêu diệt địch trên trục đường 20, mở rộng hành lang chiến lược và là lực lượng chủ yếu cùng địa phương giải phóng Xuân Lộc, Đồng Nai.

Đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, mở đường tiến vào Sài Gòn (Ảnh tư liệu)
Đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, mở đường tiến vào Sài Gòn (Ảnh tư liệu)

Trong cuốn “Lịch sử Sư đoàn bộ binh 7”, xuất bản năm 2016 có mô tả: “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Xuân Lộc là chuỗi các trận đánh ác liệt nhất, cũng là một trong những thử thách oanh liệt nhất của Sư đoàn 7 nói riêng và Quân đoàn 4 nói chung”.

Suốt 12 ngày liên tục chiến đấu, Sư đoàn 7 đã cùng các đơn vị của Quân đoàn 4 và lực lượng vũ trang địa phương đập tan một trong những khu vực phòng thủ mạnh nhất trên tuyến phòng thủ Sài Gòn của địch; tiêu hao và tiêu diệt một lực lượng lớn gồm những đơn vị mạnh nhất của quân ngụy như: Sư đoàn 18, Trung đoàn 5, Lữ đoàn Thiết giáp 3 và Lữ dù 1.

Với thắng lợi ở trận Xuân Lộc, Sư đoàn 7 đã góp phần tạo nên một thế trận mới rất có lợi, mở rộng cánh cửa phía Đông Bắc để các lực lượng của ta cùng các hướng khác tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Khi tuyến “tử thủ” Xuân Lộc bị đập tan, Bộ Chính trị hạ quyết tâm: “Tập trung lực lượng với ưu thế tuyệt đối hơn hẳn địch để đánh trận cuối cùng, giải phóng Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh còn lại…”. Trận đánh lịch sử này được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” với 5 cánh quân trên 5 hướng tiến vào Sài Gòn.

Trong đó, Quân đoàn 4 được Bộ Chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ nhanh chóng tiêu diệt địch, đánh chiếm Hố Nai, Tam Hiệp, Biên Hòa, cầu Ghềnh, cầu Mới; phát triển tiến công đánh chiếm, giữ vững chốt đầu cầu ở hữu ngạn sông Đồng Nai, mở đường tiến về Sài Gòn. Tiếp đó, đơn vị đột kích vào nội đô tiêu diệt địch, đánh chiếm Quận 1, nhằm vào các mục tiêu chủ yếu là Dinh Độc Lập, Đài Phát thanh...

Sư đoàn 7 lúc này được lệnh đưa Trung đoàn 209 tăng cường cho Sư đoàn 6 (thuộc Quân khu 7) tăng cường cho đội xe tăng T59, 50 xe vận tải. Sau khi lực lượng Quân đoàn 4 đập vỡ tuyến phòng thủ Biên Hòa thì đảm nhiệm thọc sâu bằng cơ giới, đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu ở khu Đông nội đô; đồng thời, sẵn sàng nếu Sư đoàn 6 gặp khó khăn thì tham gia đột kích chiếm cầu Đồng Nai, mở đường tiến vào Sài Gòn.

Sư đoàn 7 mở màn Chiến dịch Nguyễn Huệ, tiêu diệt chốt Cầu Lê, Lộc Ninh (Ảnh tư liệu lịch sử Sư đoàn 7)
Sư đoàn 7 mở màn Chiến dịch Nguyễn Huệ, tiêu diệt chốt Cầu Lê, Lộc Ninh (Ảnh tư liệu lịch sử Sư đoàn 7)

Trải qua nhiều trận đánh ác liệt trên tuyến Biên Hòa - Thủ Đức - cầu Sài Gòn, các cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7 đã anh dũng vượt qua hệ thống phòng thủ kiên cố của địch, phá tan các tuyến phòng ngự, tạo điều kiện cho toàn Quân đoàn 4 thọc sâu vào trung tâm thành phố, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài suốt 21 năm.

Những ngày đầu làm nhiệm vụ quân quản

Sau ngày toàn thắng, đất nước vừa bước ra khỏi khói lửa chiến tranh, tình hình xã hội tại Sài Gòn - Gia Định rất phức tạp. Trong điều kiện lịch sử mới, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng do Đảng đề ra là: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, Sư đoàn 7 nằm trong đội hình Quân đoàn 4 trở về vị trí dự bị cơ động chiến lược của Bộ tại vùng lãnh thổ phía Nam của Tổ quốc, với nhiệm vụ trước mắt là tham gia quân quản Sài Gòn - Gia Định.

Đây được coi là giai đoạn vô cùng quan trọng nhằm ổn định tình hình an ninh - chính trị, thiết lập chính quyền cách mạng và giữ gìn trật tự xã hội. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào và chiến sĩ cả nước đã hăng hái cống hiến sức lực, trí tuệ, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước bước sang một kỷ nguyên mới.

Trong suốt thời gian thực hiện quân quản, Sư đoàn 7 luôn giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, giúp dân khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần to lớn vào việc ổn định đời sống Nhân dân và củng cố niềm tin của quần chúng vào chính quyền mới.

Hiện vật Xe tăng M48 đang được trưng bày Bảo tàng Chiến dịch đường 14 - Phước Long (Ảnh Hùng Minh)
Hiện vật Xe tăng M48 đang được trưng bày Bảo tàng Chiến dịch đường 14 - Phước Long (Ảnh Hùng Minh)

Chia sẻ về ký ức năm xưa, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh cho biết: “Sau khi tiến về Sài Gòn, Sư đoàn 7 là 1 trong 3 sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 tham gia làm nhiệm vụ quân quản, Trung đoàn 141 của chú được giao quản lý các địa bàn Quận 1, Bình Thạnh và Thủ Đức.

Sau hơn 4 tháng làm nhiệm vụ, đó là khoảng thời gian đầy thử thách khi liên tục diễn ra các cuộc đấu trí căng thẳng, nhất là những thông tin tuyên truyền không đúng sự thật của chế độ cũ về cộng sản làm trở ngại rất lớn để ta tiếp xúc với Nhân dân Sài Gòn”.

Cũng theo tướng Doanh, chính câu nói và cũng là mệnh lệnh từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà hát lớn Sài Gòn sau ngày miền Nam giải phóng: “Vào thành vững như thành, các đồng chí đã chiến thắng được gian khổ, súng đạn chiến trường rồi thì không được lung lay ý chí”, đã giúp ông vượt qua thử thách trong suốt cuộc đời binh nghiệp.

Dấu ấn còn mãi trong lòng dân

Chiến công của Sư đoàn 7 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh và trong những ngày đầu đất nước hòa bình đã trở thành một phần không thể thiếu trong trang sử hào hùng của dân tộc. Những người lính năm xưa, nay dù đã rời xa chiến trường nhưng hình ảnh của họ vẫn sống mãi trong lòng Nhân dân.

Dàn đại bác khai hỏa trong buổi tổng duyệt diễu binh trước thềm Đại Lễ 30/4
Dàn đại bác khai hỏa trong buổi tổng duyệt diễu binh trước thềm Đại Lễ 30/4

Nửa thế kỷ đã trôi qua, tinh thần chiến đấu kiên cường, tinh thần trách nhiệm cao cả và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Nhân dân của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7 vẫn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Với những chiến công hiển hách đó, mang theo truyền thống “Đoàn kết - Anh hùng - Thắng quân xâm lược”, suốt những năm qua, Sư đoàn 7 đã vinh dự được Đảng và Nhà nước 2 lần tuyên dương danh hiệu đơn vị “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân” (1975, 1979); 1 Huân chương Hồ Chí Minh; 3 Huân chương Quân công; 1 Huy chương Ăng co do Nhà nước Campuchia trao tặng, cùng nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ Quốc phòng trao tặng…

Ngoài ra, trong Sư đoàn 7 có 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn và 7 đại đội, 12 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”.

Trong chặng đường đó, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 7 đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Đọc thêm

Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà gia đình người có công Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà gia đình người có công

TTTĐ - Ngày 29/4, HĐND TP Hà Nội đã thông qua quy định chế độ tặng quà đối với đối tượng hưởng chính sách người có công nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của TP Hà Nội.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
"Địa chỉ đỏ" rộn ràng mừng ngày giải phóng Nhịp sống phương Nam

"Địa chỉ đỏ" rộn ràng mừng ngày giải phóng

TTTĐ - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, di tích Dinh Độc Lập (Quận 1) trở thành điểm thu hút nhất của người dân và du khách khi đến với TP Hồ Chí Minh. Càng gần đến giờ phút trọng đại, dòng người tìm về đây càng thêm náo nhiệt, cùng nhau tham quan và trân trọng những khoảnh khắc đáng nhớ.
TP Hồ Chí Minh dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã đến viếng và dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng liệt sĩ.
30/4 – Đất nước trọn niềm vui Xã hội

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nhuộm đỏ rực những con phố, những bản làng, thôn xóm. Giữa tiếng nhạc rộn rã, tiếng hò reo náo động là những khuôn mặt rạng rỡ xen lẫn ánh mắt rưng rưng niềm xúc động. Một lần nữa, ký ức và khát vọng của dân tộc Việt Nam cùng trào dâng, như dòng sông cuộn chảy. Ngày 30/4 không chỉ là ngày đất nước liền một dải, mà hơn thế nữa, đó là ngày lòng người Việt Nam cùng thống nhất trong tự hào, trong yêu thương và khát vọng dựng xây một tương lai tươi sáng – ngày Đất nước trọn niềm vui.
Hà Nội nâng mức phạt vi phạm về môi trường và đất đai Môi trường

Hà Nội nâng mức phạt vi phạm về môi trường và đất đai

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, HĐND TP Hà Nội đã thông qua quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn TP (thực hiện khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô) và quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô).
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Doanh nghiệp tiếp sức tinh thần cho lực lượng diễu binh Muôn mặt cuộc sống

Doanh nghiệp tiếp sức tinh thần cho lực lượng diễu binh

TTTĐ - Trong không khí khẩn trương chuẩn bị cho Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Yến Helen Khánh Hòa đã có hoạt động ý nghĩa, đến thăm hỏi, tặng quà và cổ vũ tinh thần các chiến sĩ Quân chủng Phòng không – Không quân tại Căn cứ không quân Biên Hòa và Binh chủng Tăng - Thiết giáp, Binh chủng Đặc công tại thao trường Quân khu 7 (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Đổi thay bên dòng Vàm Cỏ Nhịp sống phương Nam

Đổi thay bên dòng Vàm Cỏ

TTTĐ - Long An, vùng đất nằm ở cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đã gắn liền với hai dòng sông Vàm Cỏ - Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Hai con sông này không chỉ là những tuyến đường thủy tự nhiên mà còn là biểu tượng lịch sử, văn hóa và thể hiện sức mạnh của người dân trung dũng, kiên cường qua những năm tháng gian khó. Tròn nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, những đổi thay và thành tựu rất đỗi tự hào đã cho thấy sự kiên định, mạnh mẽ trong xây dựng, kiến thiết quê hương, quyết tâm xây dựng một Long An phát triển giàu mạnh, thịnh vượng
Xem thêm